EU ưu ái cho Pfizer/BioNTech và công nghệ mới
Trong một lời chỉ trích gay gắt đối với công ty dược phẩm AstraZeneca hôm thứ Tư (05/05), Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch đàm phán gia hạn hợp đồng khổng lồ đối với vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech, nhấn mạnh rằng khối liên minh 27 quốc gia này phải đồng hành cùng với các công ty đã thể hiện giá trị của họ trong đại dịch.
Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng ta cần tập trung vào các công nghệ đã chứng minh được giá trị của chúng.” Bà cũng thông báo rằng liên hãng Pfizer của Hoa Kỳ và BioNTech của Đức sẽ cung cấp cho EU thêm 50 triệu liều trong quý II năm nay, bù đắp cho việc giao hàng của hãng AstraZeneca đang bị chững lại.
Bà Von der Leyen cho biết, “Trái ngược với công ty Anh-Thụy Điển (AstraZeneca) thường xuyên bị chỉ trích, Pfizer/BioNTech đã chứng tỏ mình là một đối tác đáng tin cậy. Họ đã thực hiện theo đúng cam kết và đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Điều này là vì lợi ích trước mắt của các công dân EU.”
Vấn đề đối với AstraZeneca càng trầm trọng hơn khi Đan Mạch hôm thứ Tư (05/05) đã quyết định sẽ không tiếp tục sử dụng loại vaccine này, sau khi tạm dừng nó hồi tháng trước sau các báo cáo về biến chứng đông máu hiếm gặp ở một số người được chích ngừa. Cho đến nay, vaccine Pfizer/BioNTech chiếm phần lớn các mũi chích ngừa ở quốc gia Scandinavia này.
Vaccine Johnson & Johnson sử dụng công nghệ cơ bản giống như AstraZeneca, đã gặp khó khăn trong tuần này khi các cơ quan quản lý Hoa Kỳ khuyến nghị “tạm dừng” chỉ định vaccine của Johnson & Johnson. Việc giao hàng ở EU cũng đã bị ngừng lại.
AstraZeneca từng được cho là lực lượng chủ chốt trong chiến dịch khai triển chích ngừa của Liên minh Châu Âu trong năm nay — vì là vaccine 1 liều, giá thuốc rẻ và dễ vận chuyển – nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch. Tuy nhiên, EU cho biết trong số 120 triệu liều được hứa hẹn cung cấp trong quý đầu tiên, chỉ có 30 triệu liều đã được giao, và trong quý hai, với 180 triệu liều dự kiến, hiện chỉ có 70 triệu liều đã được giao.
Do sự thiếu hụt đó, EU đã phải chịu áp lực lớn vì, mặc dù là nhà sản xuất và xuất khẩu vaccine chủ yếu, nhưng tỷ lệ chích vaccine của khối liên minh này thậm chí không thể bằng được tỷ lệ của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Trang web Our World in Data cho biết 47.5% người dân ở Anh quốc đã được chích ít nhất một liều vaccine COVID-19, so với 36.6% của Hoa Kỳ và 16.4% của EU.
Giờ đây, Pfizer/BioNTech có thể trở thành chìa khóa để đánh bại đại dịch trên lục địa này.
Với 200 triệu liều Pfizer/BioNTech đã được ký kết cho EU trong quý này, 50 triệu liều giao hàng bổ sung sẽ được các quốc gia EU đặc biệt hoan nghênh khi họ đang trong bối cảnh bị chậm nguồn cung và lo ngại về biến chứng đông máu hiếm gặp liên quan đến vaccine của Oxford/AstraZeneca.
Bà Von der Leyen cho biết EU sẽ bắt đầu đàm phán để mua 1.8 tỷ liều vaccine Pfizer/BioNTech đến hết năm 2023.
Bà Von der Leyen cho biết: “Điều này sẽ dẫn đến việc không chỉ sản xuất vaccine, mà còn là tất cả các thành phần thiết yếu, sẽ được đặt tại EU.”
Ủy ban châu Âu hiện có danh mục 2.3 tỷ liều từ nửa tá công ty và đang đàm phán thêm các hợp đồng.
Bà Von der Leyen bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn vào công nghệ được sử dụng cho vaccine Pfizer/BioNTech, khác với công nghệ của Oxford/AstraZeneca.
Thành phần hoạt chất trong mũi vaccine Pfizer/BioNTech là mRNA chứa các chỉ dẫn để tế bào người tạo ra một đoạn coronavirus vô hại được gọi là protein gai. Hệ thống miễn dịch của con người nhận ra protein gai này là ngoại lai, cho phép nó tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại virus khi bị nhiễm.
Vaccine của AstraZeneca được tạo ra từ một loại virus cảm lạnh xâm nhập vào gen protein gai. Đó là một hình thức sản xuất rất khác: Tế bào sống trong các lò phản ứng sinh học khổng lồ phát triển loại virus cảm lạnh đó, virus này sau đó được chiết xuất và làm sạch.
Bà Von der Leyen cho biết châu Âu cần phải có một công nghệ có thể gia tăng khả năng miễn dịch, đối phó với các biến thể mới và tạo ra các mũi vaccine một cách nhanh chóng và đại trà. Bà nói: “Vắc xin mRNA rõ ràng là một ví dụ như vậy.”
Bà Von der Leyen nói, “Các cuộc đàm phán theo kế hoạch với Pfizer đã bỏ dở những gì EU sẽ thực hiện đối với bất kỳ hợp đồng mới nào với AstraZeneca. “Các hợp đồng khác, với các công ty khác, có thể sẽ theo sau.”