Dương Uy: Những “bí mật” tiết lộ khi Ủy Ban thường vụ Bộ Chính trị động viên học sử đảng
Vào ngày 20/2, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Cộng đã xuất hiện đồng loạt lần đầu tiên sau kỳ nghỉ năm mới và tham gia Hội nghị Vận động Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung Cộng, để thể hiện sự nhất trí và chú trọng việc nghiên cứu lịch sử đảng. Quy mô của hội nghị trên điện thoại và truyền hình này không hề nhỏ, bao gồm lãnh đạo các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, các thành viên lãnh đạo tương đương cấp phó tỉnh và thành phố, các cơ quan chính quyền trung ương, các đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước, trường đại học và lãnh đạo quân đội v.v. Các phương tiện truyền thông của Trung Cộng cũng đưa ra một chuyên mục nghiên cứu lịch sử đảng hàng ngày, nhưng nội dung học tập lịch sử đảng vào 20/2 và một ngày trước đó đã tiết lộ “bí mật của Trung Cộng.”
Trong bài diễn văn, ông Tập Cận Bình nói rằng ông muốn “học sử tăng tín tâm.” Nhưng trong tình thế khó khăn trước mắt, dựa vào học lịch sử đảng thì có thể tăng cường lòng tin và có thể tìm ra biện pháp không? Ông Tập nói lịch sử một trăm năm của Trung Cộng chính là “lịch sử không ngừng Trung quốc hóa chủ nghĩa Mác… lịch sử không ngừng thúc đẩy đổi mới lý luận, không ngừng tiến hành sáng tạo lý luận.”
Như vậy thực tế là nói, Trung Cộng không ngừng mang cái gọi là chủ nghĩa Mác đùa giỡn trên miệng, chỉ cần là nó có thể lừa dối cho qua và có thể tồn tại, Trung Cộng có thể tùy ý cắt xén, giải thích nó theo ý muốn. Nội dung của buổi học lịch sử đảng hôm đó không chỉ là những giải thích hoàn hảo, mà còn tiết lộ nhiều điều bí mật.
Tân Hoa xã nêu rõ: “20/2/1940, Mao Trạch Đông phát biểu tại cuộc họp xúc tiến thành lập chính phủ hợp hiến các cấp tại Diên An… Chống Nhật và dân chủ hiện là hai ưu tiên hàng đầu ở Trung Quốc.”
Lịch sử đảng thời kỳ này, rất đáng để mọi người học hỏi. 81 năm trước, Trung Cộng vẫn còn là một lực lượng lẻ tẻ có vũ trang địa phương, hoặc là một trong những “đội quân” không tuân theo quy chế của chính quyền trung ương mà sẵn sàng cướp chính quyền. Trung Cộng còn đưa ra cờ hiệu “chính phủ hợp hiến,” thực tế là sao chép từ Quốc dân đảng thôi.
Khi còn sống, Tôn Trung Sơn đã lên kế hoạch cho ba giai đoạn “quân chính, huấn chính và hiến chính,” đã luôn được Quốc dân đảng tuân theo và do Tưởng Kinh Quốc lãnh đạo bước vào giai đoạn lập hiến cuối cùng, đến chính quyền của Lý Đăng Huy thì hoàn thành, cho nên Đài Loan hiện nay đang bắt đầu một xã hội dân chủ tương đối trọn vẹn. Nhưng tại Trung Quốc đại lục, thì không được phép tùy ý thảo luận về “chính quyền hợp hiến.”
Ông Mao còn nói, “hiện tại, Trung Quốc thiếu hai thứ: một là độc lập và hai là dân chủ. Nếu thiếu 1 trong 2 thứ này, thì nhiệm vụ của Trung Quốc sẽ không thể làm tốt được.”
81 năm trước, Trung Cộng cao giọng đề cao “dân chủ”; 81 năm sau, Trung Cộng tuyên bố “dân chủ” không phù hợp với Trung Quốc, và quá trình dân chủ của Hồng Kông cũng bị Trung Cộng bóp chết. Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Cộng đề xướng học tập lịch sử đảng, nhưng lịch sử đảng như thế liệu có đáng học tập?
Hồi đó, Trung Cộng đã nói dối về “dân chủ” và mục đích thực sự của nó là đoạt quyền. Ông Mao còn nói: “Những điều quan trọng mà nhân dân cả nước muốn là độc lập và dân chủ. Vì vậy, chúng ta phải tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc, tiêu diệt chủ nghĩa phong kiến. Chỉ có kiên quyết và triệt để tiêu diệt những thứ này thì…, không có dân chủ, kháng Nhật sẽ thất bại.”
“Nền dân chủ” của Mao vào thời điểm đó là một khẩu hiệu, do Trung Cộng mong muốn phá hủy thể hệ xã hội lúc bấy giờ để nhanh chóng đoạt được chính quyền. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc đã trở thành cái phao cứu mạng của Trung Cộng. Trung Cộng dùng 1 phần sức để chống Nhật, 2 phần để ứng phó, 7 phần để phát triển, sau đó, mới có thực lực để phát động một cuộc nội chiến. Sau khi Trung Cộng giành chính quyền, Mao đã công khai cảm ơn các chính trị gia và nhân sỹ xã hội Nhật Bản tới thăm Trung Quốc ít nhất sáu lần, nói rằng “Nhật Bản đã giúp đỡ Trung Quốc chúng tôi rất nhiều.” “Nếu không thì… bây giờ chúng tôi vẫn đang ở trên núi, không thể đến Bắc Kinh để xem kinh kịch… Tôi phải cảm ơn quân đội Nhật Bản.”
Nếu khi đó không phải là “chủ nghĩa đế quốc Mỹ” mà Trung Cộng chửi rủa đã giúp đỡ rất nhiều, thì cuộc kháng chiến của Trung Quốc khó có thể giành được thắng lợi. Trung Cộng là kẻ bán nước lớn nhất, nhưng lại nói dối đã lãnh đạo kháng Nhật. Lịch sử đảng kiểu này cũng đáng học hỏi?
Ông Tập nói: “Trước sau luôn vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác để phân tích và nắm chắc xu thế lịch sử, giải quyết chính xác mối bang giao giữa Trung Quốc và thế giới, giỏi nắm bắt và tận dụng tốt các thời cơ lịch sử khác nhau,” “đề nghị sách lược chiến lược tương ứng,” và không ngừng đề cao “khả năng ứng phó rủi ro,” “khả năng biến nguy thành an.”
Giới lãnh đạo cao tầng của Trung Cộng cũng muốn tùy ý giải thích chủ nghĩa Mác theo nhu cầu của mình, nhưng rõ ràng họ đã mắc phải những sai lầm lớn và bị mắc kẹt trong khó khăn về đối nội và đối ngoại, đến nay chưa thoát ra được. Hôm 19/2, nội dung học tập lịch sử đảng của Tân Hoa Xã cũng đưa ra một chú thích rất hay.
Tân Hoa xã cho rằng “Ngày 19/2/1997, Đặng Tiểu Bình qua đời… tài sản quý giá nhất ông để lại cho chúng ta, chính là đã sáng tạo ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc… Đây là lần đầu tiên Trung Quốc trả lời một cách sơ bộ tương đối hệ thống về một loại vấn đề cơ bản như một quốc gia tương đối lạc hậu về kinh tế văn hóa như vậy thì xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào, củng cố và phát triển chủ nghĩa xã hội như thế nào.”
Đặng Tiểu Bình thực tế đã phủ nhận lý luận của Mao. Ở nông thôn, ông Đặng hủy bỏ ‘Công xã nhân dân’ của Mao và đổi thành ‘khoán sản lượng đầu ra cho từng hộ.’ Ở thành phố, Đặng Tiểu Bình nới lỏng các hộ cá thể, nhưng cũng chỉ là “mò đá qua sông,” “để một số người giàu lên trước,” và khuyến khích giao dịch quyền tiền (dùng tiền để gây ảnh hưởng đến quan chức, mưu đoạt lợi ích). Kinh tế Trung Quốc thật sự phát triển, thực tế là do thay đổi toàn bộ, đường lối đối ngoại mềm dẻo, hữu hảo hơn, mời gọi vốn đầu tư, kỹ thuật, và được nhập vào chuỗi cung ứng của thị trường tư bản Mỹ và châu Âu. Khi Trung Cộng mới củng cố quyền lực chính trị của mình, thì giới quyền quý của Trung Cộng đã trở thành những nhà tư bản lớn nhất, hoàn toàn lật đổ các lý luận của Marx.
Trong vài năm qua, giới lãnh đạo cấp cao Trung Cộng đã lật ngược chiến lược “ẩn mình giấu nghề” của ông Đặng, không tự lượng sức mình mà cao giọng đòi làm bá chủ toàn cầu. Lịch sử 100 năm lừa dối của Trung Cộng đã gần kết thúc. Các nhà tư bản quyền quý của Trung Cộng có thể vẫn muốn soạn ra một dạng lý luận mới, nhưng họ không thể ngăn chặn được sự kết thúc của lịch sử Trung Cộng; thậm chí còn làm ra nhiều hơn những việc đi ngược xu thế, thì sẽ chỉ khiến Trung Cộng nhanh chóng rơi ra khỏi vũ đài lịch sử.
Do Gao Yi thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: