Đức ở ‘tuyến đầu’ chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng và Nga
Một viện chiến lược hàng đầu của Anh nói rằng Đức đang ở tuyến đầu trong cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” của phương Tây chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng và Nga.
Trong một báo cáo mới nhất, Viện Nghiên cứu Liên Hợp Hoàng gia (RUSI), một cơ quan cố vấn quốc phòng có trụ sở tại London, cho biết trong khi Nga đang cố gắng làm suy yếu niềm tin của công chúng vào các tổ chức dân chủ, thì Trung Cộng lại chủ yếu tập trung vào các tài sản kinh tế.
Báo cáo nêu rõ, sự phụ thuộc kinh tế của Đức vào Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại ngày càng tăng ở Berlin, và báo cáo về hành vi của chế độ Trung Cộng trong đại dịch virus Trung Cộng đang đẩy nhanh sự thay đổi trong nhận thức của người Đức về quan hệ song phương.
Báo cáo cho biết, cả Trung Cộng và Nga đều đang khai thác các sơ hở trong cấu trúc chính trị của Đức, thường xuyên đi vòng tránh qua Berlin để gây ảnh hưởng trực tiếp lên các chính quyền địa phương.
“Sự tham gia, và có thể là cả sự xâm nhập của Nga và Trung Cộng vào xã hội chính trị và kinh tế của Đức là mối đe dọa không chỉ đối với nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, mà còn đe dọa cả chính lục địa này và các thể chế dân chủ phương Tây khác”.
Thay đổi nhận thức
Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đức tiếp tục cực kỳ thận trọng khi chỉ trích chế độ Trung Cộng, nhưng mối quan hệ kinh tế Đức với Trung Cộng hiện đang được nhiều người trong giới kinh doanh và chính trị đánh giá lại.
Đặc biệt, một số công ty Trung Quốc chiếm lĩnh các công ty cỡ trung bình, như Kuka – nhà sản xuất robot Kuka, đã thay đổi lập trường và coi Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Báo cáo của RUSI đã tuyên bố: “Trong khi thị trường xuất khẩu vẫn mạnh, Trung Quốc ngày càng bắt đầu trở thành đối thủ chứ không phải là một cơ hội vô tận”.
Hành vi của chính quyền này trong cuộc khủng hoảng virus Trung Cộng cũng dấy lên nhiều nghi ngại.
Trung Cộng đã cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận Đức về nguồn gốc của virus, cố gắng gây áp lực cho các quan chức Đức phải công khai ca ngợi việc xử lý nạn dịch của Bắc Kinh.
Báo cáo cho biết, Trung Cộng đang ngày càng hung hăng, như những gì chúng ta thấy trong đại dịch, “đã khiến cho người Đức tập trung tâm trí vào những điều bất lợi hơn là những lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với Trung Cộng”.
Chia cắt Châu Âu
Báo cáo này được viết bởi ông John Kampfner – một nhân sự cao cấp tại RUSI, và là một phần trong hàng loạt các bài báo về các hoạt động của Nga và Trung Cộng ở Châu Âu.
Trong phần giới thiệu về chuỗi bài báo, Tổng giám đốc RUSI, bà Karin von Hippel đã phân tích mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.
Bà viết, Trung Cộng muốn bảo đảm rằng Châu Âu sẽ không cùng chung mục đích với Hoa Kỳ trong việc thu hẹp ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Cộng còn muốn thao túng và làm chệch hướng mọi chỉ trích của Châu Âu về sự vi phạm nhân quyền của họ.
Bà nói, sự chia rẽ ở Châu Âu đã cản trở phương Tây áp dụng một chiến lược và đáp trả thống nhất. Ví dụ, những người bạn Châu Âu gần gũi hơn với Trung Cộng, đặc biệt là Hy Lạp, Hungary và Bồ Đào Nha, đã nhiều lần chặn đứng chính sách của EU đối với Trung Cộng.
Theo bà, đại dịch đã “thúc đẩy sự nhận thức và củng cố mối quan ngại ngày càng tăng về Trung Quốc. Hiện tại, quá nhiều quốc gia nhận ra rằng họ đã phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đối với các hàng hóa quan trọng, thường là theo cách bất lợi cho họ”.
Cathy He cộng tác trong bản tin này.
Tác giả: Alexander Zhang