Dự luật nhằm phá vỡ các tập đoàn lớn của TNS Hawley nhận được cả khen ngợi và chỉ trích từ cánh hữu
Một cải cách lập pháp do Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Cộng Hòa-Missouri) đề xuất nhằm “ngăn chặn các vụ sáp nhập và mua lại thực hiện bởi các siêu tập đoàn và tăng cường thực thi chống độc quyền” đang thu hút những đánh giá khác nhau từ phía các nhà nhà phân tích phái bảo tồn truyền thống và các chiến lược gia vận động tranh cử của Đảng Cộng Hòa.
“Một nhóm nhỏ các siêu tập đoàn “thức tỉnh” kiểm soát các sản phẩm mà người dân Hoa Kỳ có thể mua, thông tin mà người dân Hoa Kỳ có thể nhận được, và tham luận mà người dân Hoa Kỳ có thể tham dự vào,” ông Hawley cho biết trong một tuyên bố thông báo về đề xuất dự luật này.
“Các thế lực độc quyền này kiểm soát ngôn luận của chúng ta, nền kinh tế của chúng ta, đất nước của chúng ta, và sự kiểm soát của họ chỉ tăng lên do Hoa Thịnh Đốn đã hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc truy tìm quyền lực không có hồi kết của họ.”
“Trong khi Công nghệ Lớn, Các Ngân hàng Lớn, Viễn thông Lớn, cùng Dược phẩm Lớn ngốn lấy nhiều công ty hơn và nhiều thị phần hơn, thì họ [cũng] nuốt chửng quyền tự do và cạnh tranh của chúng ta.”
“Người tiêu dùng và người lao động Hoa Kỳ đã phải trả giá. Các tập đoàn “thức tỉnh” muốn điều hành đất nước này và Hoa Thịnh Đốn vui vẻ để họ làm vậy. Đã đến lúc phải phá vỡ chúng và khôi phục lại tính cạnh tranh.”
Theo tuyên bố đó, “Đạo Luật Phá vỡ Độc quyền cho Thế kỷ 21” của ông Hawley bao gồm các điều khoản sau:
- Cấm mọi hoạt động mua lại và sáp nhập đối với các công ty có giá trị vốn hóa thị trường vượt quá 100 tỷ USD. Điều khoản này có thể ngăn cản việc mua ứng dụng du lịch Waze gần đây của Google mà về sau nó đã được tích hợp vào ứng dụng Bản đồ của gã khổng lồ công nghệ này.
- Trao quyền cho Ủy ban Thương mại Liên bang chỉ định ra “các công ty kỹ thuật số thống trị” đang thực hiện quyền lực thống trị thị trường trong các thị trường internet cụ thể, các công ty này sẽ bị cấm mua lại các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Điều khoản này sẽ cấm Facebook mua các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số mà có thể trở thành các đối thủ truyền thông xã hội.
- Các công ty kỹ thuật số thống trị sẽ không được trao quyền ưu tiên trong các kết quả tìm kiếm cho các trang web được thiên vị mà không công bố thông lệ rõ ràng. Do đó, Google sẽ phải công bố ra rằng công ty này ưu tiên các kết quả tìm kiếm theo các đánh giá của chính họ hơn là các đánh giá của Yelp.
- Cải cách Luật Sherman và luật Clayton để cho phép các quan chức hành pháp sử dụng bằng chứng trực tiếp về hành vi chống cạnh tranh để hỗ trợ cho một khiếu nại chống độc quyền. Bằng cách này sẽ cho phép những người thực thi theo đuổi hiệu quả hơn việc phá vỡ các công ty thống trị và ngăn các tình huống chống độc quyền trở thành những cuộc chiến giữa các nhà kinh tế.
- Thay thế tiêu chuẩn lỗi thời tập trung vào số lượng để đánh giá các trường hợp chống độc quyền, mà vốn cho phép các tập đoàn khổng lồ thoát khỏi sự giám sát bằng cách tập trung vào các đánh giá ngắn hạn, với một tiêu chuẩn nhấn mạnh đến việc bảo vệ cạnh tranh ở Hoa Kỳ.
- Làm rõ rằng sáp nhập “dọc” không được miễn trừ khỏi việc giám sát chống độc quyền.
- Gia tăng mạnh các hình phạt chống độc quyền bằng cách yêu cầu các công ty thua các vụ kiện chống độc quyền liên bang phải bị thu hồi toàn bộ lợi nhuận do hành vi độc quyền gây ra.
Khen ngợi
Đề xuất dự luật của ông Hawley đã nhận được lời khen ngợi từ Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Mike Davis của Internet Accountability Project (IAP) .
“Đạo luật Phá vỡ Độc quyền cho Thế kỷ 21’’ của Thượng nghị sĩ Hawley là kiểu lãnh đạo mạnh mẽ và lập pháp thông minh mà đất nước này rất cần,” ông Davis nói trong một tuyên bố.
“Dự luật dễ hiểu của Thượng nghị sĩ Hawley đưa ra việc tái thiết lập cứng rắn mà Quốc hội phải ban hành để cứu thị trường tự do khỏi các hãng độc quyền Công nghệ Lớn hàng nghìn tỷ USD lừa lọc và các tập đoàn thức tỉnh khổng lồ khác đang cố gắng sử dụng quyền lực quá mức và kiểm soát đối với cuộc sống của chúng ta.
“Đã quá lâu rồi, thông qua ân xá chống độc quyền và quyền miễn trừ theo Mục 230, Google được phép sử dụng quá nhiều sự ảnh hưởng thông qua việc kiểm soát trên internet. Cùng với Amazon, Facebook, và Twitter, họ tiếp tục kiểm duyệt những người theo truyền thống, vi phạm quyền riêng tư của chúng ta và đè bẹp các bên cạnh tranh với họ bằng mọi giá mà không phải chịu hậu quả gì.”
Ông Davis là cựu cố vấn trưởng của Thượng nghị sĩ Charles Grassley (Cộng Hòa-Iowa) khi ông Grassley còn là chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Ông cũng là cựu trợ lý cho Chủ tịch Hạ viện đương thời Newt Gingrich (Cộng Hòa-Gieorgia), và là thư ký luật của Thẩm phán Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, khi ông Gorsuch phụng sự tại Tòa phúc thẩm Khu vực thứ 10.
Chủ tịch Rick Manning của Americans for Limited Government đã đồng tình, khi nói: “Thượng nghị sĩ Hawley đúng 100 phần trăm. Bất kỳ sự tín nhiệm nào mà Công nghệ Lớn đã có cũng chẳng kém hơn gì so với một tập đoàn cuối cùng đi đến việc thông đồng giữa Amazon, Apple và Google để hủy hoại khả năng tồn tại của nền tảng Parler.”
Ông đang đề cập đến các hành động phối hợp của ba gã khổng lồ kỹ thuật số vào hồi tháng 12 năm ngoái đã buộc công ty khởi nghiệp truyền thông xã hội Parler phải ngừng tham gia vào internet trong gần hai tháng.
“Ba công ty lớn này đã không thể cho phép một nền tảng mà họ không kiểm soát tồn tại, một nền tảng cho phép tự do biểu đạt quan điểm,” ông nói.
Sự e dè
Nhưng những người khác được The Epoch Times phỏng vấn đã bày tỏ sự dè dặt về việc tăng quyền lực cho chính phủ liên bang đối với các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân.
“Tôi đồng ý với sự khó thấu hiểu của Thượng nghị sĩ Hawley trước nhiều quyết định trong số những quyết định kinh doanh của Google, Facebook, và Twitter, nhưng tôi tin rằng việc phá vỡ các công ty này sẽ công khai chống đối chủ nghĩa bảo tồn thị trường tự do truyền thống,” ông Brian Darling cho biết.
Ông Darling, cựu cố vấn cao cấp của Thượng nghị sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) và cựu liên lạc viên Thượng viện cho viện Heritage Foundation, là người sáng lập kiêm chủ tịch của Liberty Government Affairs.
“Tôi nghĩ việc phá vỡ các công ty [đang] thành công gây tổn hại đến sức khỏe lâu dài của nền kinh tế Hoa Kỳ, làm tổn hại biên độ cạnh tranh về công nghệ của chúng ta với Trung Quốc, và vi phạm quyền tự do giao ước,” ông nói.
Ông Paul Larkin, chuyên gia pháp lý cao cấp tại Viện nghiên cứu Chính phủ Lập hiến (Institute for Constitutional Government) của The Heritage Foundation và là cựu trợ lý của Tổng biện lý sự vụ, nói với The Epoch Times rằng dự luật này có một số vấn đề nghiêm trọng về soạn thảo.
“Định nghĩa mà ông ấy đưa ra cho Phần Hai là không mạch lạc nội tại bởi vì chỗ này nói rằng, ‘Nếu bạn chứng minh X, thì sau đó bạn không cần phải chứng minh X,’” ông Larkin nói, đề cập đến phần của đề xuất dự luật chỉ rõ một nguyên đơn liên quan đến một hành vi vi phạm quy chế chống độc quyền, cần “không xác định phạm vi của một thị trường liên quan, mà cũng không thiết lập thị phần của một thị trường do bị đơn kiểm soát.”
“Và danh sách các yếu tố để xác định ‘sự thống trị thị trường’ của ông ấy tạo điều kiện cho các cơ quan và các tòa án thêm thắt khi họ tiến hành,” ông Larkin nói. Thành viên của Viện Heritage này đã tranh luận 27 vụ kiện tụng trước Tòa án Tối cao trong suốt sự nghiệp của mình.
Tương tự, ông David Williams, chủ tịch của Liên minh Bảo vệ Người đóng thuế (Taxpayers Protection Alliance), tuyên bố đề xuất dự luật của ông Hawley sẽ gây hại cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh.
“Dự luật này, giống như hầu hết các chính sách dân túy, sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Khả năng để cho các công ty hợp nhất, mua lại, và đầu tư kích thích động lực và cạnh tranh kinh tế. Phương pháp tiếp cận của Thượng nghị sĩ Hawley là sai lầm và chiêu mời thêm quy định của chính phủ một cách kỳ quặc,” ông Williams nói với The Epoch Times.
“Chính phủ càng điều tiết công nghệ thì chúng ta càng có ít sáng kiến hơn. Các quy định của chính phủ và tự do là không song hành với nhau. Chính phủ không cần phải quá lớn và quá quyền lực đến mức có thể phá hủy các doanh nghiệp.”
Do Mark Tapscott thực hiện
Lý Bình biên dịch
Xem thêm: