Dự luật cấm trợ giúp và tiếp tay cho cưỡng bức mổ cướp nội tạng của Anh Quốc thông qua lần thứ hai
Hôm 16/07, một dự luật ngăn cản công dân Anh Quốc nhận cấy ghép tạng ở hải ngoại mà không có sự đồng ý thích hợp từ người hiến tặng đã được thông qua lần thứ hai.
Dự luật này cũng tìm cách cấm trưng bày các thi thể nhập cảng không đáp ứng yêu cầu đồng ý tương tự như các thi thể có nguồn gốc ở Anh Quốc.
Dự luật Du lịch và Khai thác nội tạng để trưng bày, được giới thiệu bởi Ngài Philip Hunt của Kings Heath, nhằm ngăn chặn các công dân Anh Quốc thông đồng trong vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và những người khác.
Ông Hunt nói với Viện nguyên lão (House of Lords) rằng, “Hiến tặng nội tạng là một hành động quý giá để cứu một mạng người, nhưng cưỡng bức mổ cướp nội tạng là hành vi sát nhân được thương mại hóa và không nghi ngờ gì nữa, là một trong những tội ác độc ác nhất.”
Theo thống kê của Dịch vụ Y tế Quốc gia (National Health Service – NHS), từ năm 2010 đến tháng 07/2020, 29 bệnh nhân người Anh được phát hiện đã được cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc.
Dự luật của ông Hunt sẽ cấm một công dân Anh Quốc ra ngoại quốc và nhận bất kỳ [bộ phận] thân thể nào được kiểm soát cho mục đích cấy ghép nội tạng khi người hiến tạng hoặc người thân của người hiến tặng không cung cấp sự đồng ý miễn phí, thông báo và cụ thể, và khi một người hiến tặng còn sống hoặc bên thứ ba nhận được lợi ích tài chính hoặc lợi ích tương đương, hoặc, nếu từ một người hiến tặng đã qua đời, bên thứ ba sẽ nhận được lợi ích tài chính hoặc lợi ích tương đương.
Dự luật cũng cấm các giao dịch thương mại đối với bộ phận thân thể người cho [mục đích] cấy ghép diễn ra bên ngoài Anh Quốc nếu người đó có mối liên hệ chặt chẽ với Anh Quốc.
Dự luật sẽ cung cấp các quy định về hồ sơ nhận dạng bệnh nhân và báo cáo hàng năm về các trường hợp công dân Anh Quốc nhận các thủ tục cấy ghép bên ngoài Anh Quốc.
Các thi thể người nhập cảng để trưng bày cũng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về sự đồng ý tương tự như các cơ thể có nguồn gốc từ Anh Quốc.
Nam tước Ilora Finlay, ủng hộ dự luật, nói rằng triển lãm “Real Bodies” (Những Thi thể người Thật) khiến bà nhớ đến Burke và Hare, hai kẻ giết người hàng loạt người Scotland vào thế kỷ 19 đã sát hại 16 người và bán thi thế của họ cho một nhà giải phẫu để mổ xẻ trong các bài giảng về giải phẫu học của ông ta.
Bà Finlay, cũng là một bác sĩ y khoa, cho biết rằng, “Triển lãm nhựa hóa thi thể người mang lại lợi ích thương mại, không có bằng chứng đồng ý cho việc sử dụng thi thể của những người này và không có bằng chứng nào về việc họ chết một cách tự nhiên.”
“Thật vậy, các email tiết lộ rằng một số [thi thể] đã được cung cấp để nhựa hóa ở Trung Quốc sau khi bị mổ lấy các nội tạng quan trọng, cho thấy thi thể của họ là phần còn lại của một vụ buôn bán diệt chủng đê hèn, mổ cướp nội tạng và cấy ghép thương mại ở Trung Quốc.”
Một Tòa án Nhân dân Độc lập, dưới sự chủ trì của thẩm phán người Anh đáng kính Ngài Geoffrey Nice QC, đã nhất trí kết luận hồi năm 2019 rằng các tù nhân lương tâm đã – và đang tiếp tục bị sát hại ở Trung Quốc để lấy nội tạng “trên quy mô đáng kể.”
Tòa án này cũng đã kết luận thêm rằng những học viên môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công là một trong những nguồn cung cấp nội tạng chính.
Một nhóm các chuyên gia nhân quyền trực thuộc Liên Hiệp Quốc vào tháng trước cho biết họ “vô cùng hoảng hốt trước các báo cáo về việc ‘mổ cướp nội tạng’ nhắm vào các nhóm thiểu số, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo, đang bị giam giữ ở Trung Quốc.”
Do Lily Zhou thực hiện
Với sự đóng góp của Cathy He và Tom Ozimek
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: