Dự báo của Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm thứ 2 trong 3 thập niên
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc đã “hạ nhiệt nhanh chóng” và sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm tới.
Ngân hàng này cho biết hôm 22/12 rằng họ dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã điều chỉnh lạm phát của Trung Quốc cho năm 2021 sẽ tăng ở mức 8%, thấp hơn mức dự đoán 8.5% vào tháng Sáu. Ngân hàng này tiếp tục cắt giảm dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cho năm tới từ 5.4% xuống 5.1%.
Dự báo này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng yếu nhất của [kinh tế] Trung Quốc kể từ năm 1990, ngoại trừ năm đại dịch.
Các biện pháp hạn chế COVID-19 khắc nghiệt, một năm kìm hãm trên diện rộng đối với khu vực tư nhân và áp lực giảm sử dụng than trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đã đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Từng một thời là trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, lĩnh vực địa ốc đang bị chững lại,khiến triển vọng tăng trưởng của nước này càng trở nên tồi tệ hơn.
Ngân hàng Thế giới từng cho biết trong một tuyên bố: “Sách lược truyền thống thúc đẩy tăng trưởng thông qua cơ sở hạ tầng và đầu tư địa ốc đã đi đúng hướng.”
Dữ liệu chính thức của Trung Quốc từ hôm 15/12 cho thấy giá nhà và doanh số bán nhà đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm vào tháng 11, với giá nhà mới giảm ở 64 thành phố trong năm nay.
Hai nhà phát triển địa ốc lớn của Trung Quốc, Evergrande Group và Kaisha, đã vỡ nợ trước các khoản thanh toán trái phiếu của họ vào đầu tháng sau nhiều tháng đồn đoán. Trong khi nhiều chuyên gia ngần ngại tuyên bố sự kiện này là “Khoảnh khắc Lehman”, một số người tin rằng đó là một dấu hiệu cảnh báo về sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn trong tương lai.
Ngân hàng Thế giới đã khuyến nghị chính phủ Trung Quốc nới lỏng các quy định cho vay đối với các nhà phát triển nhà ở và thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Một số chuyên gia nhận định, một sự thay đổi như vậy có thể không dễ dàng, vì sẽ đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thay đổi khỏi phần lớn các chính sách hiện tại của mình.
Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, các ngân hàng Trung Quốc gần đây đã giảm chi phí đi vay lần đầu tiên sau 20 tháng.
Tham nhũng ở cấp địa phương cũng là một vấn đề tồn tại từ lâu. Hôm 01/12, các cơ quan kỷ luật của Trung Quốc đã đổ lỗi cho ba quan chức địa phương từ Giang Tô, một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, vì đã làm gia tăng nợ chính quyền địa phương.
Bà Eva Fu là một nhà văn ở New York cho The Epoch Times tập trung vào các mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, tự do tôn giáo và nhân quyền.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: