Đồng USD sẽ phá vỡ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát cơ bản, hay chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng +5,3% trong 12 tháng qua vào tháng Tám khi tỷ lệ thay đổi theo năm trong chỉ số dường như đang đạt đỉnh.
Các nhà đầu tư và người tiêu dùng tin rằng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa, giống như những năm 1970. Ít ai nhận ra rằng đồng USD đang dần mạnh lên và sẽ làm chậm tốc độ lạm phát, có lẽ là đáng kể, như nó đã làm trong cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính.
Một phần lý do khiến các nhà đầu tư tin rằng lạm phát sẽ tăng cao là do chỉ số giá của nhà sản xuất tăng nhanh, là chỉ số đo lường sự thay đổi trung bình theo thời gian của giá bán [nguyên liệu đầu vào] mà các nhà sản xuất trong nước nhận được để [sản xuất] sản phẩm đầu ra của họ. Chỉ số giá sản xuất cực kỳ nhạy cảm với giá cả hàng hóa, nó ảnh hưởng đến chi phí đầu vào mà nhà sản xuất phải trả.
Niềm tin rộng rãi là giá của nhà sản xuất cao hơn sẽ dẫn đến giá tiêu dùng cao hơn. ể từ tháng 01/1941, khi cả chỉ số giá của nhà sản xuất và giá tiêu dùng tồn tại cùng nhau, không có mối quan hệ trực tiếp nào giữa giá cả của người sản xuất và giá người tiêu dùng.
Trong khi có những thời điểm cả giá của nhà sản xuất và giá tiêu dùng đều tăng với tốc độ như nhau, có nhiều trường hợp giá của nhà sản xuất tăng với tốc độ nhanh hơn giá tiêu dùng. Thông thường, khi giá của nhà sản xuất tăng nhanh hơn giá tiêu dùng, thì một cuộc suy thoái sắp xảy ra.
Cách dễ nhất để xem giá của nhà sản xuất cao hơn dẫn đến suy thoái như thế nào là lấy giá tiêu dùng trừ giá của nhà sản xuất. Ở dạng biểu đồ, có thể dễ dàng nhận thấy rằng khi giá của nhà sản xuất tăng quá nhanh và giá tiêu dùng không thể giữ được tốc độ, thì một cuộc suy thoái sẽ sớm xảy ra.
Lời giải thích cho cuộc suy thoái tiếp theo khá đơn giản, vì các nhà sản xuất không thể chuyển chi phí gia tăng của họ cho người tiêu dùng. Nếu không có mức tăng lương tương đương để hấp thụ mức giá cao hơn, người tiêu dùng từ chối mức giá cao hơn bằng cách buộc phải tiêu dùng ít hơn.
Theo thời gian, hàng tồn kho bắt đầu tăng lên khi hàng hóa bắt đầu bám bụi trên các kệ hàng. Các nhà bán lẻ, những người có hóa đơn thanh toán, bắt đầu giảm giá, và gây áp lực buộc các nhà bán buôn và bán lẻ phải giảm biên lợi nhuận của họ để di chuyển hàng tồn kho đang ứ đọng. Khi hàng tồn kho tăng lên, toàn bộ chuỗi cung ứng chậm lại do các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng và nhân viên. Tác động kiểu thác đổ này thông qua chuỗi cung ứng dẫn đến tiêu thụ thậm chí ít hơn và cuối cùng khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Hiện tại, giá của nhà sản xuất đang tăng với tốc độ nhanh nhất so với giá tiêu dùng kể từ cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính. Trong khi giá của nhà sản xuất tăng không phải là chất xúc tác cho cuộc khủng hoảng lớn trước đây, giá tiêu dùng sẽ tăng cao hơn đã trở thành một kết luận bị bỏ qua.
Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng người tiêu dùng sẽ có thể mua được [hàng hoá với] những mức giá cao hơn đó. Chi phí lao động đơn vị cho tất cả những người có việc làm, hoặc số tiền doanh nghiệp trả cho công nhân để sản xuất một đơn vị sản lượng, hiện ở mức [tăng] 1.3% trong 12 tháng qua tính đến quý thứ hai, trong khi chỉ số giá tiêu dùng trong 12 tháng đến tháng Tám là 5.3%.
Rõ ràng là tiền lương không tăng đủ nhanh để hỗ trợ giá cao hơn, điều kiện cần thiết để chứng minh [dẫn đến] giá tiêu dùng cao hơn. Trong lịch sử, khi giá tiêu dùng tăng và chi phí lao động đơn vị giảm, giá tiêu dùng cao hơn sẽ bị từ chối và dẫn đến một thời kỳ giảm phát và có khả năng giảm phát cho đến khi tiền lương tăng đủ để chi trả cho những mức giá cao hơn đó.
Yếu tố lớn nhất và không lường trước được sẽ phá vỡ lạm phát là đồng USD. Bất chấp giá tiêu dùng và giá của nhà sản xuất tiếp tục tăng, đồng USD đang dần mạnh lên kể từ đầu năm 2021. Giá trị của đồng USD có tác động trực tiếp đến giá hàng hóa và đến lượt giá của nhà sản xuất vốn rất nhạy cảm với những thay đổi của giá [hàng] đầu vào.
Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị của đồng USD và sự loại trừ giá của nhà sản xuất khỏi giá tiêu dùng. Rõ ràng là đồng USD tăng nhanh có khả năng là chất xúc tác để phá vỡ lạm phát, điều thường xảy ra trong thời kỳ suy thoái, vì đồng USD tăng nhanh làm chậm tốc độ tăng giá của nhà sản xuất so với tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Đồng USD vẫn là yếu tố quan trọng nhất để xác định xem lạm phát sẽ tiếp tục hay nó sẽ giảm xuống như đã xảy ra trong cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính. Khi đồng USD tiếp tục mạnh lên, khả năng lạm phát dai dẳng sẽ giảm xuống.
Có nhiều khả năng chúng ta đang ở phía trước sự tái diễn của cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính, trong đó, theo một cách tương tự, giá của các nhà sản xuất tăng nhanh còn giá tiêu dùng thì không, vì lúc đó người tiêu dùng không thể mua được giá cao hơn như bây giờ. Đồng USD tăng đã phá vỡ lạm phát trong cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính và có khả năng làm điều tương tự một lần nữa nếu nó tiếp tục tăng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Steven Van Meter, CFP, thiết kế và quản lý các chiến lược đầu tư độc đáo. Ông Steven có một chương trình YouTube nơi người hâm mộ trên toàn cầu theo dõi để nghe những suy nghĩ của ông Steven về nền kinh tế toàn cầu, chính sách tiền tệ và thị trường.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: