Đồng tình với nhận định ‘virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm’, tình báo Anh bắt tay vào điều tra
Ngày 30 tháng 5, theo báo The Sunday Times đưa tin, cơ quan tình báo Vương quốc Anh cho rằng Covid 19 (virus Trung Cộng) đang hoành hành trên toàn thế giới “có khả năng” bắt nguồn từ rò rỉ trong phòng thí nghiệm của Trung Quốc. Hiện tại cơ quan đang phái nhân viên đi điều tra.
Theo báo cáo, cơ quan tình báo Anh hiện đang điều tra vụ rò rỉ có khả năng xảy ra ở Viện virus học Vũ Hán, và đang tìm kiếm thêm thông tin từ các trang web đen. Bước đi trên của Anh cho thấy, quan hệ giữa Anh và Bắc Kinh đang ngày một căng thẳng.
Người đưa tin cho tờ The Sunday Times nói rằng, mặc dù lúc đầu cơ quan tình báo Anh còn nghi ngờ nhận định virus Covid 19 rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán, nhưng hiện tại họ đã thực tự tin rằng, nhận định này hoàn toàn đúng. Họ đang cố gắng tìm kiếm thêm các thông tin và nhân chứng từ các trang web đen, vì trên các trang web đen, các nhân chứng có thể phát ngôn ẩn danh mà không sợ bị trả thù.
Virus Trung Cộng đã lây lan khắp thế giới, gây tử vong hơn 3 triệu người. Đây là đại dịch nghiêm trọng nhất trong nhiều thế hệ trở lại đây. Chính phủ Trung Cộng luôn phủ nhận mọi thông tin về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Nhưng theo những thông tin trong mấy tuần gần đây cho thấy, sự thực không hề giống với nhận định ban đầu của các nhà khoa học, rằng virus là phát triển từ tự nhiên.
Mới đây, tờ nhật báo Wall Street Journal đã đăng một tin tức gây rúng động toàn thế giới. Bài báo tiết lộ kết quả báo cáo tình báo của Hoa Kỳ, cụ thể là trước một tháng trước khi Trung Cộng tuyên bố bùng phát dịch Covid 19, tức là vào tháng 11 năm 2019, 3 chuyên gia nghiên cứu của Viện virus học Vũ Hán đồng thời đổ bệnh và phải nhập viện.
Vào ngày 15 tháng 1, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là ông Pompeo đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao, nói rằng chính phủ Hoa Kỳ có lý do để tin rằng, một số nhà nghiên cứu của Viện virus học Vũ Hán (WIV) đã mắc bệnh trước khi Trung Cộng chính thức công bố trường hợp đầu tiên của Covid 19. Các triệu chứng của các nhà nghiên cứu này giống với Covid 19 và bệnh cúm mùa. Điều này khiến mọi người không khỏi hoài nghi về mức độ đáng tin của bài phát biểu của Nhà khoa học hàng đầu Viện virus học Vũ Hán, bà Thạch Chính Lệ. Bà Thạch Chính Lệ từng công khai tuyên bố rằng các nhân viên và sinh viên của Viện WIV “không hề bị lây nhiễm” SARS-CoV-2 hay các virus liên quan đến SARS. SARS-CoV-2 cũng chính là virus Corona gây ra đại dịch Covid 19.
Ông Pompeo cũng thúc giục nhóm chuyên gia của WHO đã đến Vũ Hán, Trung Quốc, điều tra kỹ lưỡng nguồn gốc của virus, nhanh chóng đưa ra đáp án cho các vấn đề nêu trên.
Ngày 30/3, WHO đã công bố báo cáo khảo sát về nguồn gốc của virus. Theo đó, khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là “cực kỳ khó xảy ra”. Điều này lại tiếp tục khiến ngoại giới dấy lên nhiều nghi ngờ. Bởi, trước khi WHO công bố báo cáo điều tra, tờ Wall Street Journal đã trích dẫn phát ngôn của nhân viên điều tra thuộc WHO, rằng Trung Cộng đã từ chối cung cấp cho họ các dữ liệu về nguồn gốc, thông tin cá nhân của 174 trường hợp mắc bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019.
Ngoài ra, ông Dominic Dwyer, thành viên nhóm điều tra của WHO và là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm ở Australia, cũng xác nhận với Reuters rằng Trung Cộng từ chối cung cấp các dữ liệu ban đầu.
Ông nói rằng, việc thu thập dữ liệu ban đầu là đặc biệt quan trọng, vì trong số 174 ca mắc bệnh, chỉ có một nửa là từng tiếp xúc với Chợ Hải sản Hoa Nam Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện virus ở Vũ Hán.
Trước những nghi ngờ về độ chính xác của báo cáo được công bố, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng giải thích với các nước thành viên trong WHO rằng, sau khi ông cùng tổ điều tra của WHO thảo luận thì mới biết, họ đã gặp khó khăn khi thu thập thông tin, và nguồn gốc của virus còn cần được điều tra thêm. Ông cũng lần đầu tiên công khai thừa nhận trong bài phát biểu của mình rằng, không bài trừ khả năng virus đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Tedros cũng thừa nhận rằng, nhóm điều tra của WHO đã không phân tích kỹ lưỡng khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Vẫn cần điều tra thêm và có thể sẽ cử bổ sung một nhóm điều tra trở lại Trung Quốc để điều tra thêm.
Vào ngày 26 tháng 5, Tổng thống Biden đã ra lệnh, trong vòng 90 ngày, cơ quan tình báo Hoa Kỳ cần tiến hành xem xét cẩn thận hơn hai nhận định về nguồn gốc của đại dịch virus Trung Cộng. Một là bị lây nhiễm do tiếp xúc với động vật mang bệnh, nhận định còn lại là do sự cố rò rỉ trong phòng thí nghiệm.
Trương Đình, Lý Duyên/ Epoch Times tiếng Trung
Minh Phương biên dịch
Xem thêm: