Dòng tiền rút ra khỏi quỹ cổ phiếu toàn cầu – dấu hiệu suy thoái kinh tế trong tương lai
Một số quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu đang chứng kiến sự gia tăng dòng tiền rút ra trong tuần kết thúc hôm 11/05, khi các nhà đầu tư lo sợ trước tin tức về khả năng suy giảm kinh tế do Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt [tiền tệ] hơn nữa để chống lạm phát.
Theo Refinitiv, nhiều nhà đầu tư cho đến nay đã rút 10.53 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư toàn cầu sau khi thanh lý cổ phiếu của họ trong tuần thứ năm liên tiếp bán ra, so với mức 1.65 tỷ USD bán ròng trong tuần trước.
Theo các chiến lược gia tại Bank of America, hầu hết mọi loại tài sản đều đang phải đối mặt với thua lỗ do một cuộc khủng hoảng đang hình thành khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các chứng khoán lớn, bao gồm cả cổ phiếu Apple.
Chỉ số chứng khoán thế giới của MSCI đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1.5 năm là 607.4 trong tuần này, khi nhiều tin tức về lạm phát tăng quá cao làm gia tăng lo ngại về một cú hạ cánh khó khăn của nền kinh tế trong năm nay.
Cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, và kim loại quý đều chứng kiến dòng tiền rút ra, trong đó cổ phiếu công nghệ bị lỗ lớn nhất cho đến nay là 1.1 tỷ USD, chỉ sau cổ phiếu tài chính, mất 2.6 tỷ USD.
Các nhà phân tích tin rằng sự suy thoái về tiền mã kim (cryptocurrency) và đầu cơ quá mức vào cổ phiếu công nghệ có vẻ như là đối thủ của sự sụp đổ bong bóng dot-com vào cuối những năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.
Chỉ số Nasdaq 100 chuyên về công nghệ đã chứng kiến tuần giảm thứ sáu liên tiếp trong tuần này, kết thúc chuỗi ngày dài nhất kể từ tháng 11/2012, khi nhiều đợt tăng lãi suất của Fed, đồng thời với lạm phát cao, làm dấy lên lo ngại về suy thoái.
Apple nằm trong số những cổ phiếu hàng đầu ở Wall Street đã mất 10% trong tuần này, sau khi đạt mức cao mới sau đại dịch năm 2020.
Đại công ty điện tử, cùng với các công ty công nghệ khác như Meta và Netflix, gần đây đã rời khỏi hai mức cao vào sáu tuần trước.
Hồ sơ cho thấy dòng tiền rút ra khỏi cổ phiếu lên tới 6.2 tỷ USD, với tổng số trái phiếu bị mất 11.4 tỷ USD, tiền mặt mất 19.7 tỷ USD, và vàng mất 1.8 tỷ USD.
Trong tuần thứ hai liên tiếp, các nhà đầu tư đã rút 1.73 tỷ USD ra khỏi quỹ thị trường tiền tệ, trong khi doanh số bán ròng của các quỹ kim loại quý trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng là 1.54 tỷ USD, khi giá vàng giảm xuống dưới mức trung bình động của 200 ngày.
Dòng tiền rời khỏi Âu Châu và các thị trường mới nổi lấn át một dòng tiền nhỏ đổ vào chứng khoán Hoa Kỳ, với dòng tiền rút khỏi các quỹ từng mua các khoản đầu tư chuẩn, dưới chuẩn, hoặc nợ thị trường mới nổi đạt 19.3 tỷ USD, đợt di chuyển tài sản lớn nhất kể từ tháng Tư năm 2020.
Các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ mất ròng 8.46 tỷ USD, các quỹ Âu Châu bán ra 4.33 tỷ USD, nhưng trong khi đó, các nhà đầu tư đã mua vào các quỹ Á Châu trị giá 2.23 tỷ USD.
Các quỹ trái phiếu cao cấp dẫn đầu các dòng tiền rút ra với 11.6 tỷ USD tài sản bị rút ra, nhưng trái phiếu kho bạc an toàn của Hoa Kỳ đã ghi nhận dòng tiền đổ vào lớn nhất kể từ tháng Ba năm 2020.
Các quỹ đầu tư vào các tổ chức tài chính dẫn đầu tuần thứ sáu tiếp theo về dòng tiền rút ra trong số các quỹ đầu tư theo ngành, lên tới 1.71 tỷ USD, trong đó lĩnh vực khai thác và công nghiệp mất 0.7 tỷ USD mỗi quỹ.
Các quỹ trái phiếu toàn cầu đã chứng kiến dòng tiền rút ra 13.23 tỷ USD trong tuần bán ròng thứ sáu liên tiếp, trong đó trái phiếu ngắn hạn và trung hạn bị mất đi 8.14 tỷ USD.
Trong khi đó, các quỹ trái phiếu chính phủ đã nhận được dòng vốn vào tuần thứ ba, ở mức 3.38 tỷ USD.
Dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư đã bán các quỹ trái phiếu và cổ phiếu lần lượt là 2.49 tỷ USD và 2.65 tỷ USD tại các thị trường mới nổi, đánh dấu tuần thứ 5 liên tiếp rút vốn ở cả hai phân khúc.
Tuy nhiên, các chiến lược gia cho rằng thị trường giá xuống có thể sẽ sớm phục hồi nhưng vẫn chưa chạm đến đáy.
Anh Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Anh tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ the Epoch Times
Xem thêm: