Đồng dollar đạt mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng Euro
Đồng dollar tăng so với các cặp tiền tệ chủ yếu hôm thứ Hai (09/08), nhanh chóng chạm mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng euro, khi các nhà đầu tư được khuyến khích bởi báo cáo về việc làm [hồi phục] mạnh mẽ trong tuần trước đã đưa ra dự báo thu hẹp kích thích chi tiêu sớm hơn của Cục Dự trữ Liên bang.
Đồng bạc xanh tăng mạnh lên mức 1.1742 USD so với [1] đồng euro, mở rộng mức tăng 0.6% kể từ hôm thứ Sáu (06/08), khi báo cáo việc làm của Bộ Lao động tạo ra niềm tin rằng Fed có thể bắt đầu cắt giảm các chương trình mua tài sản trong năm nay và tăng lãi suất sớm nhất vào đầu năm 2023.
Đồng dollar cũng leo lên mức cao bằng 110.37 yên Nhật [so với 1 USD], sau khi tăng 0.4% vào cuối tuần trước, trong khi chỉ số dollar (DXY), theo dõi đồng tiền của Hoa Kỳ so với sáu đồng tiền khác, giảm nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức gần mức cao của 4 tháng.
Ông Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty môi giới Pepperstone ở Melbourne, Úc, đã viết trong một bản lưu ý ngày 09/08/2021 cho khách hàng rằng, “các số liệu tiền lương của Hoa Kỳ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi.”
Vào tháng Bảy (2021), các nhà tuyển dụng tư nhân của Hoa Kỳ đã bổ sung thêm 943,000 việc làm—một thước đo cho những người mới tuyển dụng—trong một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã có một đợt tăng trưởng việc làm vững chắc.
Ông Weston cho biết trong bản lưu ý “các số liệu này rất có ảnh hưởng”, đề cập đến báo cáo được gọi là bảng lương lĩnh vực phi nông nghiệp của Bộ Lao động, trong báo cáo này, bên cạnh chữ viết hoa của đề mục 943,000 việc làm, cũng đã ghi nhận áp lực tiền lương tăng 4%, tỷ lệ tham gia lao động đã được cải thiện, và tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Ông Weston viết rằng, “Đây là sự tiến bộ và nền kinh tế Hoa Kỳ không còn cần mức hỗ trợ như trước đây nữa”, đồng thời cho biết thêm rằng dữ liệu thị trường hôm thứ Hai (09/08) đã củng cố kỳ vọng của thị trường về một đợt thu lại các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong khủng hoảng của Fed sớm hơn dự đoán trước đó.
Ông Weston cho biết, “Các bài diễn văn hơi hiếu chiến của Hội đồng thống đốc Fed, ông Waller và ông Clarida vào tuần trước đã được chứng thực.”
Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richard Clarida, chỉ huy thứ hai của Fed, cho biết trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổ chức rằng các điều kiện kinh tế để tăng lãi suất có thể đạt được vào cuối năm 2022, mở đường cho việc nâng lãi suất chuẩn của Fed từ mức hiện tại gần bằng không.
Ông Clarida nói rằng, ngân hàng trung ương ước tính rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức tăng trưởng theo xu hướng dài hạn được dự báo đến năm 2023, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3.8% vào cuối năm 2022.
Ông Clarida cho biết: “Kỳ vọng hôm nay của tôi là thị trường lao động vào cuối năm 2022 sẽ đạt được mức đánh giá của tôi về mức việc làm tối đa,” và thêm rằng, nếu kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì “ổn định vững” ở mục tiêu dài hạn hơn 2% của Fed, “[thì] việc bắt đầu bình thường hóa chính sách (tiền tệ) vào năm 2023, trong những điều kiện này, sẽ hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ lạm phát mục tiêu trung bình linh hoạt mới của chúng tôi.”
Các quan chức của Fed đã xác định việc phục hồi của thị trường việc làm là điều kiện để có chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, mặc dù có vẻ như rõ ràng rằng mốc chuẩn để tăng lãi suất đã được đáp ứng trên mặt trận [chống] lạm phát, nơi mà sự gia tăng chi tiêu sau đại dịch và tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng đã giúp thúc đẩy tốc độ tăng giá cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed là khoảng 2%.
Bộ Thương mại cho biết hôm 30/07/2021 rằng, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE), loại trừ các danh mục thực phẩm và năng lượng có giá dễ biến động là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã tăng 3.5% trong 12 tháng tính đến tháng Sáu (2021). Lần cuối cùng thước đo lạm phát PCE cốt lõi cho thấy một mức đột biến tương tự so với cùng kỳ năm trước là vào tháng 07/1991.
Ông Weston dự đoán rằng nếu chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi tiếp theo (CPI), một thước đo lạm phát thay thế, giống như PCE cốt lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng nóng hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế, thì sẽ có nhiều lực mua hơn đối với đồng bạc xanh, phần lớn là do tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tăng cao hơn.
Ông nói thêm rằng, “Cuộc tranh luận về độ dài của lạm phát ‘tạm thời’ vẫn là một trong những cuộc tranh luận gay gắt của cộng đồng vĩ mô.”
Một số nhà kinh tế bày tỏ lo ngại rằng nếu giá cả tăng quá nhanh và ở mức cao trong thời gian quá dài, kỳ vọng tăng giá tiếp theo có thể bắt rễ, thúc đẩy nhu cầu về tiền lương và có khả năng gây ra loại vòng xoáy giá cả tiền lương đã gây ra cho nền kinh tế trong những năm 1970.
Các quan chức Fed, cũng như các thành viên chủ chốt của Chính phủ của Tổng thống Biden, đã khẳng định lạm phát chỉ là tạm thời và áp lực giá cả tăng sẽ giảm bớt khi sự bất ổn của chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch dịu đi.
Do Tom Ozimek thực hiện
Với sự đóng góp của Reuters
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: