Doanh số bán lẻ tháng 12 giảm 1.9% do lạm phát tấn công người tiêu dùng Mỹ
Theo báo cáo của Bộ Thương mại ngày 14/01, doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ giảm mạnh 1.9% trong tháng 12 do lạm phát và các vấn đề cung ứng ảnh hưởng đến giá cả.
Kết quả đáng thất vọng này còn tồi tệ hơn so với ước tính của Dow Jones, vốn trước đó đã dự đoán mức giảm 0.1% [đối với doanh số bán lẻ].
Sự gia tăng mới trong các ca lây nhiễm Omicron đang được cho là một yếu tố gây ra sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, cũng như giá cả tăng cao.
Tin xấu này đã chấm dứt một năm mà nếu không đã được coi là một năm khá tốt, trong đó doanh số bán hàng sau đại dịch năm 2020 đã phục hồi với mức tăng 16.9%.
Doanh số bán lẻ trực tuyến yếu trong kỳ nghỉ lễ là nguyên nhân dẫn đến phần lớn sự trượt dốc, chứng kiến sự sụt giảm 8.7% doanh số bán hàng trong tháng.
Cũng có sự sụt giảm trong chi tiêu cho ăn uống ngoài trời, lĩnh vực trước đó đã đạt mức tăng 41.3% hàng năm trong năm.
Trong tháng trước (11/2021), chi tiêu tiêu dùng giảm mạnh sau khi đạt mức tăng kỷ lục 1.8% trong tháng Mười (2021) so với tháng 9.
Doanh số bán lẻ không bao gồm mua xe giảm 2.3%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 0.3% được dự đoán.
Giá bán buôn tăng 9.7%, là mức kỷ lục tăng cao nhất trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ năm 2010.
Doanh số bán đồ trang trí nội thất gia đình giảm 5.5%, trong khi các mặt hàng thể thao, âm nhạc và mua sắm tại các cửa hàng sách giảm 4.3%.
Giá cả tăng vọt sau hàng ngàn tỷ USD chi tiêu kích thích của chính phủ Hoa Kỳ, vốn đã bơm tiền mặt vào nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch.
Có một số tin tức tích cực trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế Hoa Kỳ trong tháng trước.
Các thương gia cửa hàng giảm giá và người bán vật liệu xây dựng và dụng cụ làm vườn đã chứng kiến mức tăng giá lần lượt 1.8% và 0.9%, do khách hàng bắt đầu tự nuôi trồng thực phẩm để tránh tình trạng thiếu hàng thực phẩm và giá cả tăng cao.
Một báo cáo mới hôm 14/01 từ Bộ Lao động cho thấy giá nhập cảng giảm 0.2% trong tháng, lần đầu tiên kể từ tháng Tám, trái ngược với mức dự đoán tăng 0.2%.
Giá nhập cảng giảm chủ yếu do giá dầu toàn cầu giảm 6.5%.
Giá xăng đã giảm 0.5% vào tháng trước để khép lại một năm khi giá tại trạm xăng tăng vọt lên 49.6% so với mùa đông năm trước.
Theo Cục Dự trữ Liên bang, sản lượng sản xuất của Hoa Kỳ giảm 0.3%, mức giảm đầu tiên kể từ tháng Chín, do các vấn đề chuỗi cung ứng tiếp tục ảnh hưởng đến sản lượng.
Sản lượng công nghiệp giảm 0.1% trong tháng 12 (2021), sau khi tăng 0.7% trong tháng 11 (2021), trong khi công suất công nghiệp giảm xuống 76.5% trong tháng trước (11/2021) từ mức 76.6% trong tháng 10.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0.5% trong tháng 12/2021, tăng 7% so với năm 2020, mức tăng giá cao nhất kể từ tháng 6/1982.
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn lạm phát, với nhiều nhà hoạch định chính sách cho biết họ dự kiến lãi suất sẽ tăng ngay sau tháng Ba.
Ông Christopher Waller, một thành viên hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang, cho biết hôm 12/01 rằng Fed có thể thực hiện 3 đến 5 lần tăng lãi suất trong năm nay để giải quyết tình trạng lạm phát tồi tệ hơn đã thấy trong 40 năm.
Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden lại đổ lỗi nhiều cho việc giá cả tăng do nhu cầu hàng hóa cao của người tiêu dùng, thay vì các vấn đề về dịch vụ và chuỗi cung ứng.
Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: