Điều gì sẽ xảy ra nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 đạt mức 5%?
Khi Trung Quốc chuẩn bị cho những ngày Tết Nguyên Đán im ắng do Omicron, thì quốc gia này phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về tăng trưởng kinh tế.
Với năm 2022 là một năm đến phiên bầu cử của ĐCSTQ — thời điểm mà tăng trưởng kinh tế thường được thúc đẩy và tín dụng được nới lỏng — thì Trung Quốc phải đối mặt với một số thách thức sâu sắc nhất về tăng trưởng kinh tế mà quốc gia này đã phải đối mặt trong một số thời gian. Với dự báo tăng trưởng năm 2021 đạt khoảng 5%, có những câu hỏi nghiêm trọng về việc làm thế nào Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng đó trong một môi trường đang nhiều thách thức.
Bất chấp các bàn luận công khai về việc chuyển đổi Trung Quốc sang nền kinh tế dựa vào người tiêu dùng, những người mua sắm dường như không muốn nghe theo lắm. Đã nặng gánh với mức nợ đang tăng nhanh so với thu nhập của các gia đình, mà hiện đã vượt qua Hoa Kỳ và hầu hết các nước phát triển khác, người tiêu dùng đơn giản là không có khả năng tăng chi tiêu như Bắc Kinh mong muốn. Sau khi tính toán tác động căn bản từ việc giảm chi tiêu bán lẻ do đại dịch gây ra vào đầu năm 2020, chi tiêu tiêu dùng tháng 11/2021 đã tăng ở mức thấp 3.9%. Với khả năng tài chính eo hẹp của gia đình chuyển tiếp sang năm 2022, phía người tiêu dùng dường như không thể là một nguồn tạo tăng trưởng.
Trung Quốc (cũng) dường như không thể tìm thấy đủ nhu cầu từ bên ngoài để tạo lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Do nhu cầu lớn từ ngoại quốc, Trung Quốc có khả năng đưa cán cân thương mại vào năm 2021 vượt quá 600 tỷ USD—tức có khả năng tăng hơn 25% trong cả năm. Khả năng này làm cho việc dựa vào cán cân thương mại đang phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 trở nên mong manh. [Bởi vì], ngay cả khi cán cân thương mại có khả năng tăng hơn 25% cho cả năm 2021, thì mức tăng này [cũng chỉ] đóng góp được ít hơn 0,8% tổng mức tăng trưởng kinh tế chính thức. Trong khi khá có khả năng là tốc độ tăng trưởng cán cân thương mại này khó có thể lặp lại vào năm 2022, và với GDP chính thức lại mở rộng chóng, thì thặng dư cán cân thương mại này sẽ đóng góp ít hơn vào mức tăng trưởng kinh tế thực tế.
Các nhân tố căn bản của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2022 là rất yếu. Các nghiên cứu thường xuyên cho thấy tăng trưởng năng suất dù là dương nhưng vẫn ở mức thấp với một nền kinh tế được cho là đang phát triển nhanh chóng. Các áp lực về nhân khẩu học trong lực lượng lao động đang làm giảm tốc độ tăng trưởng cùng [tác động] của việc gia tăng già hoá [dân số] tự nhiên đối với tăng trưởng, Trung Quốc sẽ quay lại với việc tăng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, có những rủi ro và khó khăn đáng kể ở đây.
Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, Trung Quốc đã là một quốc gia có nợ cao — ngay cả khi so sánh với các nền kinh tế phát triển. Khi so sánh với các quốc gia thuộc diện thu nhập trung bình khác với mức GDP bình quân đầu người tương tự, thì mức nợ của Trung Quốc là một mức cao hơn rất nhiều ngay cả khi được chia ra theo khu vực công, tư, và gia đình.
Trung Quốc đối mặt với một năm 2022 ảm đạm. Lĩnh vực địa ốc của nước này đang ngấp nghé trên bờ vực, các nhà phát triển dự án đang vỡ nợ và các chính quyền địa phương đang kiệt quệ do thiếu nguồn thu từ bán đất — một lĩnh vực chiếm tới khoảng 30% trong nền kinh tế. Để chống lại sự giảm tốc của lĩnh vực địa ốc và xây dựng sẽ đòi hỏi phải tăng đáng kể nợ, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP, biện pháp sẽ làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ nần vốn sẵn có của Trung Quốc.
Mặc dù số lượng bất động sản bán tăng mạnh trong gần suốt cả năm 2021, tới hơn 23% trong năm tính đến tháng 07/2021, doanh số bán hàng đã sụt giảm do các lo lắng về công ty Evergrande lan rộng và hoạt động cho vay chậm lại. Cho đến tháng 11/2021, tổng mức tăng trưởng theo năm chỉ là 3.8% cho thấy doanh số bán hàng giảm trong nửa cuối năm, với triển vọng yếu kém khi bước sang năm 2022.
Để đối phó với những khó khăn kinh tế, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch tăng tốc phát hành trái phiếu và cho các nhà phát triển địa ốc thuộc sở hữu nhà nước vay để mua lại các dự án từ các công ty yếu hơn. Đây không hẳn là một giải pháp trong việc thúc đẩy tăng trưởng, nhưng nó giữ cho mọi hoạt động tiếp tục được duy trì.
Để đạt được mốc tăng trưởng kinh tế 5% ấy, có khả năng cần phải có mức tăng trưởng (địa ốc) lên tới 10%. Không có hiệu quả căn bản nào từ năm đại dịch có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải hỗ trợ các công ty và gia đình vốn đang mắc nợ bằng cách tăng thêm nợ. Thép, than, và các nhà phát triển địa ốc sẽ được cấp nhiều vốn tài trợ hơn để xây dựng nhiều hơn nữa vào năm 2022 để có được bất kỳ hy vọng nào đạt được mục tiêu tăng trưởng. Tuy việc cấp thêm nhiêu vốn tài trợ này có thể hữu ích với mục tiêu ngắn hạn; nhưng lại không làm được gì khác ngoài việc khiến cho hoạt động điều chỉnh không thể tránh khỏi trở nên đau đớn hơn nhiều.
Những nhà quan sát thị trường Trung Quốc có đầy ắp những sáo ngữ cũ rích để mô tả quốc gia này. Một trong những sáo ngữ phổ biến nhất là các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào dài hạn và vào tốc độ thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế lại tầm thường hơn nhiều. Cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc chỉ thay đổi một chút, bởi vì việc thực hiện các cải tổ nhằm mục tiêu lành mạnh và ổn định lâu dài hơn sẽ đòi hỏi sự chậm lại đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và tổn thất trong ngắn hạn. Bắc Kinh không sẵn sàng thực hiện những thay đổi đó —vì vậy nền kinh tế Trung Quốc càng thay đổi, thì lại càng giữ nguyên như cũ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Christopher Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Đại học Bắc Kinh. Ông chuyên về kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính và công nghệ. Là thành viên cao cấp của Hội Henry Jackson, ông sống ở Trung Quốc và Việt Nam hơn một thập niên trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.
Lưu Đức biên dịch tài liệu
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: