Diễn giả Cơ đốc giáo thành lập ngân hàng nhằm ứng phó với Văn hóa Xóa sổ trong khu vực tư nhân
Nick Vujicic, một diễn giả truyền động lực đã đi khắp thế giới thông qua tổ chức của mình để nói chuyện với hàng triệu người về đức tin Cơ đốc của anh, đã trở thành đồng sáng lập của một ngân hàng ủng hộ sự sống sau khi anh bị khai trừ khỏi ngân hàng của mình, một bài báo sai sự thật đã được đăng tải nói về anh, và một quả lựu đạn đã được ném vào nhà của anh.
Anh Vujicic, nhà sáng lập, chủ tịch và là giám đốc điều hành của tổ chức bất vụ lợi Life Without Limbs (Cuộc sống Không có Chân tay), đã gặp gỡ hội đồng quản trị của tổ chức của mình và được đề nghị diễn thuyết vì mục tiêu ủng hộ sự sống. Anh Vujicic đồng ý, nhưng trước khi anh ấy bắt đầu bài nói chuyện, anh đã phải đối mặt với đủ loại can nhiễu.
“Tôi bị loại khỏi một ngân hàng mà không có cảnh báo trước, họ đóng băng thẻ tín dụng của tôi, đóng băng thẻ ghi nợ của tôi … họ đã đánh giá tôi như một khách hàng và họ không muốn làm gì với tôi,” anh Vujicic nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình “Crossroads” (Giao Lộ Thông Tin) của EpochTV.
Anh Vujicic đã học được từ nhà đồng sáng lập ngân hàng ủng hộ sự sống của mình rằng “hầu hết các ngân hàng đều đóng góp từ thiện dưới dạng trách nhiệm xã hội để cống hiến cho những mục đích phục vụ cung cấp [cho] các phòng khám phá thai lớn nhất ở Mỹ.”
Anh Vujicic nói rằng ngân hàng mới của anh, Pro-life Bank, sẽ là một tổ chức tôn giáo vì lợi nhuận và sẽ không tài trợ cho việc phá thai.
“Nhưng chúng tôi thực sự sẽ tài trợ 50% lợi nhuận ròng cho các tổ chức bất vụ lợi thuộc dòng Judeo-Cơ đốc giáo, những tổ chức phù hợp với Kinh thánh và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, theo hệ thống niềm tin của chúng tôi.”
Chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan
Anh Vujicic cho rằng việc các ngành công nghiệp tư nhân từ chối cung cấp dịch vụ cho một số cá nhân nhất định là do các tiêu chuẩn mới trong quản lý kinh doanh được gọi là Cân nhắc về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). Anh Vujicic cho biết một người có thể được đánh giá dựa trên việc người đó tuân theo các mục tiêu bất vụ lợi của doanh nghiệp hay là thân thiện với môi trường.
“Nếu tôi sở hữu một chiếc [xe hơi] tăng áp kép V12, thì tôi thực sự đang làm hại môi trường. Tôi được xếp vào loại công dân hạng hai. Điều này sẽ được gọi là tín chỉ carbon. Và chúng ta sẽ được phân loại [về] mức độ gây hại của ông Nick đối với môi trường, về mặt xã hội dựa trên những gì ông này tin tưởng và những gì ông ấy cho đi, những gì ông ấy không cho đi.”
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các cân nhắc về ESG là “thước đo cho chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan” và sẽ rất cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. (“stakeholder capitalism”: “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, theo đó nghĩa vụ chính của doanh nghiệp là hướng đến bản thân doanh nghiệp và các bên liên quan thay vì chỉ chú trọng đến lợi ích của cổ đông.)
Ông Klaus Schwab, nhà sáng lập và là chủ tịch điều hành của WEF, đã đề nghị khái niệm Tái lập vĩ đại để chuyển đổi nền kinh tế thế giới từ “chủ nghĩa tư bản cổ đông” (“shareholder capitalism”) sang “chủ nghĩa tư bản các bên liên quan” (“stakeholder capitalism”).
Các bên liên quan “bao gồm chủ sở hữu và cổ đông của doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, cộng tác viên dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như chính phủ và xã hội, bao gồm các cộng đồng mà công ty hoạt động hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi công ty đó theo bất kỳ cách nào,” theo một báo cáo của WEF (pdf).
WEF đã đềnghị một bộ thước đo sẽ được sử dụng để xếp hạng các công ty dựa trên các tiêu chuẩn của ESG nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư. Viện Tài chính Doanh nghiệp lưu ý rằng các chiến lược đầu tư dựa trên ESG đã trở nên phổ biến trong thế hệ Y (millennials, những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000).
Các chỉ số môi trường “có thể tập trung vào tác động của một công ty đối với môi trường—ví dụ, việc sử dụng năng lượng hay sản lượng ô nhiễm, … [cũng như] về các rủi ro và cơ hội liên quan đến những tác động của biến đổi khí hậu,” theo bản tin của US Securities và Ủy ban Giao dịch (SEC).
Các chỉ số xã hội “có thể tập trung vào mối quan hệ của công ty với con người và xã hội—ví dụ: các vấn đề ảnh hưởng đến sự đa dạng và hòa nhập, nhân quyền, các vấn đề cụ thể dựa trên đức tin, sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, khách hàng và người tiêu dùng tại địa phương và/hoặc trên toàn cầu.”
Các chỉ số quản trị “có thể tập trung vào các vấn đề như cách thức điều hành công ty—chẳng hạn như, tính minh bạch và việc báo cáo, đạo đức, sự tuân thủ, quyền cổ đông, thành phần và vai trò của hội đồng quản trị.”
Tháng 09/2020, WEF đã cung cấp hướng dẫn (pdf) cho các chỉ số về chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan dựa trên ESG sẽ đánh giá thành phần của cơ quan quản lý của công ty dựa trên các yếu tố như giới tính, sự tham gia của các bên liên quan và tỷ lệ “các nhóm xã hội ít được đại diện.”
Trong số các thước đo khác được WEF khuyến nghị liên quan đến môi trường là lượng phát thải khí nhà kính, diện tích đất sử dụng, lượng nước tiêu thụ, không khí và ô nhiễm nước.
Báo cáo của WEF cũng đưa ra các thước đo khác nhau liên quan đến các yếu tố xã hội như tỷ lệ phần trăm nhân viên theo độ tuổi, giới tính, dân tộc, tỷ lệ bình đẳng trả lương so với phụ nữ và nam giới, các nhóm dân tộc thiểu số, chênh lệch trả lương dựa trên giới tính và các loại đa dạng khác, số lượng các vụ phân biệt đối xử và các vụ quấy rối, số lượng nhà cung cấp sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, sự tham gia của nhân viên vào các chương trình sức khỏe và hạnh phúc, và đầu tư cộng đồng.
Công ty Willis Towers Watson đã phỏng vấn 170 thành viên hội đồng quản trị tại hơn 20 quốc gia và phát hiện ra rằng lương vốn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều giám đốc hội đồng quản trị ở Âu Châu và Bắc Mỹ, ông Shai Ganu và ông Kenneth Kuk, giám đốc tại Willis Towers Watson viết.
“Một giám đốc người Âu Châu chia sẻ rằng hội đồng quản trị của công ty ông ấy đã thúc giục ban lãnh đạo giới hạn tỷ suất lợi nhuận của mình ở một mức nhất định—và bằng cách đó, đã khuyến khích ban lãnh đạo đầu tư vào ESG và các ưu tiên bền vững, do đó làm tăng giá trị lâu dài của công ty,” các ông Ganu và Kuk đã viết cho WEF.
Các giám đốc này cho biết những công ty có hồ sơ ESG tốt hơn có thể được hưởng lợi từ chi phí nợ ưu đãi và thấp hơn do các công ty dịch vụ tài chính mang lại, cũng như từ dòng vốn đầu tư bền vững.
Nasdaq đã đề nghị các quy tắc đa dạng hội đồng quản trị (pdf) sẽ áp đặt hạn ngạch trên cơ sở giới tính, khuynh hướng tình dục, sắc tộc và dân tộc.
Ông David Burton, Thành viên cao cấp về Chính sách Kinh tế tại Heritage Foundation, khẳng định rằng “Việc Nasdaq áp dụng ‘phong trào công bằng xã hội’ và chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan nếu được áp dụng rộng rãi, sẽ có những tác động bất lợi đối với người Mỹ bằng việc giảm tiền lương, thu nhập và công ăn việc làm.”
Hai nhà nghiên cứu của Viện Mises, là Hunter Hastings và Peter G. Klein, coi ESG cũng như các yêu cầu về tính đa dạng, công bằng và hòa nhập là “các hình thức của chủ nghĩa thân hữu, chuyển hướng các hoạt động kinh doanh ra khỏi việc đáp ứng mong muốn của khách hàng tại các sàn giao dịch thị trường tự do tự nguyện phù hợp với các chỉ thị của chính phủ, một số đang hiện hành và một số dự kiến.”
Ông Hastings và ông Klein đã mô tả những thông lệ này là những hành vi phi thị trường và những thước đo không rõ ràng, mơ hồ và tốn kém khi thực hiện.
Ông Hastings, một nhà tư vấn kinh doanh và ông Klein, giáo sư về khởi sự doanh nghiệp tại Đại học Baylor đã viết cho Viện Mises rằng, “Các nhà điều hành hoan nghênh sự mơ hồ này khiến trách nhiệm giải trình trở nên khó khăn hơn.”
“Các tập đoàn đang phô bày hành vi phá hoại kinh tế [với các trường đào tạo kinh doanh] tương tự với các chiến dịch quảng cáo ‘thức tỉnh’ và các chương trình đào tạo doanh nghiệp. Cuộc hành trình dài của Gramsci qua các tổ chức dường như đã đến được các bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, những người là nguồn gốc của phần lớn hành vi phi kinh tế, chống tư bản này,” ông Hastings và ông Klein viết.
Antonio Gramsci là một nhà cộng sản lỗi lạc của Ý, người đã nhận ra rằng rất khó để kích động một cuộc cách mạng lật đổ một chính phủ hợp pháp khi người dân vẫn còn niềm tin tôn giáo, vì vậy cuộc cách mạng của giai cấp vô sản phải bắt đầu bởi việc lật đổ tôn giáo, đạo đức và nền văn minh.
Ông Gramsci đã viết rằng để lật đổ xã hội phương Tây từ bên trong, những người theo chủ nghĩa xã hội cần phải chiến đấu vì một “cuộc chiến giành vị trí,” một khái niệm mà sau này được gọi là “cuộc hành quân lâu dài thông qua các thể chế.”
Do Ella Kietlinska và Joshua Philipp thực hiện
Hạo Văn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: