Dịch bệnh tấn công vào 60% số dự án ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc
Ông Andrew Small, nhà nghiên cứu cao cấp tại quỹ German Marshall Fund, một tổ chức phi đảng phái ở Hoa Kỳ cho biết, dưới tác động của virus Vũ Hán, 60% trong số các dự án “Một vành đai Một con đường” của Trung Quốc bị ảnh hưởng. Khủng hoảng về việc phải bồi hoàn các khoản nợ nần đã trở thành một thách thức lớn đối với Trung Quốc.
Ngày 9/9, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ (USCC) đã tổ chức phiên điều trần tại Thượng viện. Trong lời chứng bằng văn bản của mình tại phiên điều trần, ông Andrew Small nói, “Không hề nghi ngờ gì, dự án ‘Một vành đai Một con đường’ của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng mạnh trong năm nay.”
“Báo cáo của trang tin Caixin.com cho thấy, chỉ số hoạt động của ‘Một vành đai Một con đường’ đã giảm mạnh trong năm nay.” Ông trích dẫn một báo cáo của Trung Quốc đại lục nói, “Các quan chức Trung Quốc cho biết có tới 60% của dự án ‘Một vành đai Một con đường’ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó 20% bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”
Vấn đề hoàn nợ đã trở thành thách thức lớn nhất hiện nay đối với dự án “Một vành đai Một con đường” của Trung Quốc.
Ông nói, “Trong một bài báo của Chủ tịch Ngân hàng CITIC Trung Quốc Chu Hiểu Hoàng và ông Trương An Nguyên, nhà kinh tế học kiêm chủ tịch Công ty nghiên cứu chứng khoán CITIC tuyên bố, khủng hoảng về việc hoàn trả các khoản nợ nần đã trở thành thách thức lớn nhất kể từ khi dự án Một vành đai Một con đường được thành lập.”
“Ngoài ra, trong bối cảnh bị chỉnh thể chính trị [quốc tế] phê bình, Bắc Kinh còn đang phải đối mặt với việc kiểm tra lại tính khả thi của một loạt hạng mục trong dự án [Một vành đai Một con đường] trong thời kỳ kinh tế bất thường.”
Các cuộc đàm phán nợ nần không minh bạch của Trung Quốc khiến những người cho vay khác bất mãn
Ông Andrew Small bày tỏ, phương thức làm việc không minh bạch của Trung Quốc về vấn đề đàm phán nợ cho dự án “Một vành đai Một con đường” khiến các tổ chức cho vay khác phản cảm và khó có thể can dự.
“Trong 68 quốc gia có thu nhập thấp tại dữ liệu DSSI của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là bên cho vay song phương lớn nhất đối với 49 quốc gia trong số đó. [Trung Quốc và các quốc gia đó] một lần nữa đàm phán xử lý các khoản nợ theo phương thức song phương và không minh bạch. Điều này rõ ràng đã thành trở ngại cho việc [một số quốc gia] đạt được các thỏa thuận với các chủ nợ khác.”
“Do tình trạng nắm giữ các khoản nợ của các nước đang phát triển tăng lên rất nhiều, nếu lập trường của Trung Quốc không rõ ràng, các bên cho vay khác, bao gồm các cơ quan tài chính tư nhân, kinh doanh cá thể, không muốn ký kết thỏa thuận [với các nước đang phát triển này]. Trên thực tế, [họ] đều cảm thấy rất bất mãn đối với bất kỳ sự viện trợ kinh tế khẩn cấp nào từ các tổ chức cho vay của Trung Quốc.”
Tác giả: Tôn Vân