Dịch bệnh ở Bắc Kinh leo thang, phong tỏa khu dân cư và cửa tiệm
Bước vào tháng 12, tình hình dịch bệnh ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc đại lục đã gia tăng đáng kể. Các nhà chức trách Bắc Kinh thông báo, từ sau khi một trường hợp nhập cảnh được xác nhận nhiễm bệnh ngày 14, 2 “trường hợp liên quan đã được xác nhận” thêm vào ngày 18, chi nhánh Đại Sơn Tử của khách sạn Hán Đình quận Triều Dương được xếp vào khu vực nguy hiểm, khu dân cư xung quanh và các cửa tiệm có liên quan tới Đại Sơn Tử đều bị đóng cửa, người quản lý chi nhánh cho biết tổn thất vô cùng nghiêm trọng.
Theo báo cáo từ các kênh truyền thông chính thức, ngày 18, hai nhân viên tại cửa hàng quận Tửu Tiên Kiều, Bắc Kinh, của chuỗi nhà hàng Bánh Bao Khánh Phong được xác nhận nhiễm bệnh. Cửa hàng này sát cạnh Đại Sơn Tử, cả hai người này đều có liên quan đến ca bệnh nhập cảnh ngày 14. Trường hợp được xác nhận mắc bệnh ngày 14 là một người đàn ông Hồng Kông, lưu trú tại chi nhánh Đại Sơn Tử của khách sạn Hán Đình ở quận Triều Dương sau khi hết thời gian cách ly.
Trường hợp lây nhiễm mới thứ 1, là nữ, nhân viên cửa hàng Tửu Tiên Kiều của Bánh Bao Khánh Phong Bắc Kinh, là người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân nhập cảnh nhiễm bệnh; trường hợp 2, nữ, là nhân viên tạp vụ ở cùng cư xá với trường hợp 1, cũng là người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân nhập cảnh nhiễm bệnh, cả hai được xác nhận mắc bệnh ngày 18.
Ngày 15 tháng 12, khách sạn Hán Đình và tất cả các cửa hàng ở tầng một đã đóng cửa để quản lý. Sáng ngày 19, các cửa hàng của Bánh Bao Khánh Phong cũng đóng cửa, và kéo dây đai phong tỏa, chính quyền cử người canh cửa và đặt tấm biển “Người không liên quan không được vào trong” .
Ngoài ra, hơn một chục nhà hàng và cửa hàng khác trên tuyến phố có liên quan đều đã đóng, ngoài cửa còn có dấu niêm phong, đồng thời khu dân cư Đại Sơn Tử cũng bị đóng cửa và canh giữ.
Ông Lý, chủ một đại lý ô tô phía dưới khách sạn Hán Đình tiết lộ với phóng viên của Epoch Times, rằng cửa hàng của ông đã đóng cửa vào ngày 15, bây giờ, xung quanh khách sạn Hán Đình đều dùng lan can có đóng sắt tấm lên, chỉ lưu lại một cửa có nhân viên mặc quần áo bảo vệ canh giữ.
Theo ông hiểu, người đàn ông được chính phủ thông báo trở về từ Hồng Kông là người Cát Lâm, sau cách ly 14 ngày ông trực tiếp đến ở tại khách sạn Hán Đình, không biết mình bị nhiễm bệnh, hai ngày sau bị kiểm tra và phát hiện dương tính.
“Anh ấy đến quán Bánh Bao Khánh Phong ăn cơm, trước đó từng ăn ở Văn Miếu, rồi đi đến cửa hàng quảng cáo phía trước và in thứ gì đó. Sau đó anh ấy đi ăn ở cửa hàng lẩu đường phố Malatang phía trước, lại đi một vòng ở siêu thị đối diện”. Tất cả những nơi này đã bị phong tỏa”.
Ông Lý bày tỏ, người đàn ông này đã lây bệnh cho một người đàn ông khác (chính phủ không thông báo), người đàn ông này đã đến siêu thị Kim Khách Long trong khu dân cư Đại Sơn Tử và đi dạo một vòng, còn đi qua một cửa hàng bán quần áo, sau đó lại có mấy cửa hàng bị đóng cửa. Tiểu khu Đại Sơn Tử nơi có hàng nghìn người sinh sống cũng ở vào trạng thái bị quản lý và đóng cửa.
Ngày 19, tất cả nơi ở và địa điểm hai nhân viên cửa hàng Bánh Bao Khánh Phong tới đều bị đóng cửa, đồng thời, tất cả những người dân xung quanh đều phải làm xét nghiệm axit nucleic lần thứ hai.
Ông Lý chia sẻ: “Chúng tôi ở đây lần đầu tiên làm xét nghiệm axit nucleic tại nhà. Lần thứ hai, tất cả cư dân trong tiểu khu Đại Sơn Tử đều được làm miễn phí, sau đó muốn làm một lần nữa”.
Trong cuộc họp báo ngày 19 các quan chức Bắc Kinh tuyên bố, chi nhánh Đại Sơn Tử của khách sạn Hán Đình ở quận Triều Dương bị xếp thuộc khu vực có rủi ro trung bình, mức độ nguy hiểm ở những khu vực khác tại thành phố Bắc Kinh không thay đổi. Đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp bao gồm phong tỏa các khu vực thương mại có mức độ rủi ro trung bình, đăng ký ra vào nghiêm ngặt và đo nhiệt độ ở các khu phố, cửa hàng và cơ quan xung quanh, trên nguyên tắc những nhân viên ở trong khu vực nguy hiểm không được rời khỏi Bắc Kinh.
Có cư dân để lại lời nhắn trên Weibo, bày tỏ sự bất mãn với những biện pháp phong toả trên phạm vi rộng của chính quyền. “Vì hai người mà hạn chế mấy chục triệu người?” “Phải chăng tất cả mọi người xuống đường thỉnh nguyện chính quyền mới có thể nghe thấy”.
Lại có cư dân mạng bày tỏ, từ ngữ dùng trong thông báo của chính phủ khó hiểu, chính là không nói từ “bản địa”, cứ phải nói lòng vòng. Trước hết, đây là một ca bệnh của địa phương, làm cái gì mà liên quan tới ca bệnh? Nói không rõ ràng, làm sao bị lây nhiễm thì không nói, đường hướng hành động cũng không có”, “Người ở bên ngoài trước khi tới chẳng phải đều phải qua cách ly 14 ngày sao? Làm sao mà tiếp xúc tới được?” “Tôi cũng rất tò mò tại sao trong ca bệnh nhập cảnh ở nơi khác đến này lại có thể tiếp xúc thân thiết? Vị nào có thể giải thích một chút không?”
Ông Lý cho biết, mấy người bị nhiễm bệnh này không đến các cửa hàng khác ở tầng 1 của khách sạn Hán Đình, tất cả bọn họ đều gặp xui xẻo theo, ít nhất phải đóng cửa 14 ngày.
“Kỳ thực, chúng tôi là người vô tội nhất, ở gần khách sạn Hán Đình, các nhà hàng bên dưới đều bị phong tỏa hoàn toàn, (người) nhiễm bệnh) đâu có tới nhà của chúng tôi, cũng không có đến những nhà hàng này”.
“Tổn thất nặng nề lắm, giá thuê của họ đều rất đắt, chi phí một ngày cộng với tiền lương của công nhân đã gần 10,000 NDT. Nếu đóng cửa nửa tháng, thì sẽ mất 110,000 NDT, một tháng hơn 300,000 NDT”.
Liang Zi
Thanh Mai biên dịch