Đề nghị trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ đã tăng lên 227,000 vào tháng Ba
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến trong tuần kết thúc hôm 05/03, theo báo cáo đơn xin trợ cấp thất nghiệp (pdf) do Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố hôm 10/03.
Dữ liệu hàng tuần mới nhất này cho thấy tác động của biến thể Omicron, vốn tấn công Hoa Kỳ vào đầu mùa đông này, đang nhanh chóng làm gián đoạn sự phục hồi của thị trường lao động. Tuy nhiên, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới vẫn ở gần mức thấp trong lịch sử do các nhà tuyển dụng giữ chân người lao động trong một thị trường lao động eo hẹp.
Báo cáo hôm thứ Năm (10/03) cho thấy số đơn thất nghiệp ban đầu tăng lên 227,000, tăng 11,000 so với mức sửa đổi của tuần trước là 216,000.
Mức trung bình bốn tuần, loại bỏ sự biến động, tăng 500 lên 231,250 từ mức trung bình sửa đổi bốn tuần trước đó là 230,750.
Số đơn thất nghiệp trong tuần đầu tiên của tháng Ba đã được sửa đổi lên 216,000 từ mức 215,000 được báo cáo ban đầu trong cả tuần cuối cùng của tháng Hai, đánh dấu mức thấp nhất trong hai tháng và số lượng đơn yêu cầu hàng tuần ít nhất kể từ tuần kết thúc hôm 31/12, khi tổng số đơn yêu cầu hàng tuần ở mức 207,000.
Các đơn yêu cầu tiếp tục, đại diện cho tổng số người trong danh sách thất nghiệp của tiểu bang, đã tăng lên 1.494 triệu người trong tuần kết thúc hôm 26/02, từ mức 1.469 triệu một tuần trước đó.
Các hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã giảm sau khi tăng tạm thời vào giữa tháng Một lên gần 300,000, sau khi người lao động đổ xô nộp đơn xin trợ cấp trong bối cảnh sự gián đoạn của biến thể Omicron, và kết thúc việc làm theo thời vụ sau kỳ nghỉ lễ.
Vào tháng Hai, Bộ Lao động báo cáo nền kinh tế Mỹ đã có thêm 678,000 việc làm mới, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 07/2021, khi số lượng việc làm tăng lên trong một thị trường lao động vốn đã chật hẹp.
Trong hai tháng đầu năm nay, các nhà tuyển dụng đã tạo thêm hơn một triệu việc làm, với tỷ lệ thất nghiệp đang tiến gần đến mức tiền đại dịch.
Theo Bộ Lao động, có 11.3 triệu việc làm trong tháng Một, giảm nhẹ so với 11.4 triệu việc làm sửa đổi của tháng trước.
Thị trường việc làm mở rộng có thể thúc đẩy đáng kể đòn bẩy cho người lao động, thúc đẩy tiền lương và tăng thêm áp lực lạm phát.
Thu nhập trung bình theo giờ đã giảm trong tháng Hai nhưng tăng 5.1% so với cùng kỳ năm ngoái (2021).
Áp lực lạm phát dường như không ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
Chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng với tốc độ tốt trong tháng Một, nhưng những con số tích cực có thể phải đối mặt với sự sụt giảm, do người Mỹ cắt giảm chi tiêu mua sắm, du lịch và các chi tiêu tùy ý khác do giá xăng dầu cao hơn.
Cục Dự trữ Liên bang (FRB) sẽ xem xét việc cải thiện thị trường lao động khi hội đồng quản trị cân nhắc về việc tăng lãi suất dự kiến vào tháng Ba.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết trong bài diễn văn trước Quốc hội hôm 02/03: “Nhu cầu lao động rất lớn, và mặc dù lực lượng lao động tham gia đã tăng lên, nhưng nguồn cung lao động vẫn giảm.”
Ông nói: “Do đó, các nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, một số lượng lớn chưa từng có công nhân bỏ việc để nhận công việc mới, và tiền lương đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm.”
Ông Powell nói thêm rằng các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương đồng ý rằng tình hình lao động hiện tại phù hợp với việc làm tối đa, và kết quả là, cục [dự trữ] sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, hoặc tăng 0.25%, sau cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Fed) kết thúc hôm 16/03.
Việc Nga xâm lược Ukraine cũng có thể đẩy lạm phát từ mức vốn đã cao lên mức cao hơn, nhưng tác động kinh tế của cuộc xung đột này đối với thị trường việc làm của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng ở giai đoạn này.
Ông Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Ông tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: