Để mắt đến Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tới thăm Đông Nam Á
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã trở thành thành viên đầu tiên trong nội các của Tổng thống Joe Biden có chuyến thăm tới Đông Nam Á trong tuần này (26/07-01/08), nhằm tìm cách nhấn mạnh tầm quan trọng của Hoa Thịnh Đốn trong việc củng cố sợi dây liên kết trong khu vực này đồng thời chống lại Trung Cộng.
Hôm 27/07, ông Austin đã tới thăm Singapore–điểm khởi đầu trong chuyến công du Đông Nam Á của mình. Ông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen của đất nước này tiếp đón.
Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du khu vực [Đông Nam Á], sau đó ông ấy sẽ tới thăm Việt Nam và Philippines.
Hoa Kỳ đã đặt việc chống lại Trung Cộng vào trọng tâm trong chính sách an ninh quốc gia của mình trong nhiều năm và chính phủ Tổng thống (TT) Biden đã gọi cuộc đối đầu với Bắc Kinh là “thử thách địa chính trị lớn nhất” trong thế kỷ này.
Tuy nhiên, sau sáu tháng trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, các nước Đông Nam Á vẫn đang tìm kiếm những chi tiết về chiến lược của ông Biden cũng như các kế hoạch cụ thể của ông về sự cam kết kinh tế, thương mại và quân sự với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Quý vị sẽ nghe tôi nói rất nhiều về liên kết đối tác và giá trị của liên kết đối tác,” ông Austin đã nói với các ký giả trên đường đi đến [cuộc đàm phán với Trung Quốc ở] Alaska.
Ông đã nói, “Mục tiêu của tôi là tăng cường các mối bang giao.”
Trong một bài diễn văn quan trọng tại Singapore hôm 27/07 và các cuộc hội kiến [sắp tới] ở Việt Nam và Philippines, ông Austin sẽ chỉ ra hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ cho khu vực rộng lớn hơn này có được sự tự do và cởi mở.
Chuyến công du của ông Austin được tiến hành sau chuyến thăm đầu tiên của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman tới Trung Quốc trong hai ngày 25 và 26/07, và trùng với chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Ấn Độ, một đối tác quan trọng khác trong những nỗ lực chống lại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cho rằng sự hiện diện của ông Austin là rất quan trọng để làm rõ rằng Đông Nam Á là một bộ phận trọng yếu trong các nỗ lực của ông Biden.
“Chính phủ Hoa Kỳ hiểu rõ rằng khu vực này là then chốt, vì vậy đó là một phần quan trọng đối với họ: Chỉ cần xuất hiện thôi,” ông Gregory Poling, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Thịnh Đốn cho biết.
Ông Austin dự kiến sẽ thăm khu vực này hồi tháng Sáu, nhưng buộc phải hoãn lại do các hạn chế của COVID-19 ở Singapore.
‘Cần bổ sung thêm chi tiết’
Cho đến nay, chính phủ ông Biden đã tìm cách tập hợp rộng rãi các đồng minh và các đối tác để hình thành một mặt trận thống nhất chống lại những gì họ nói là các chính sách kinh tế và ngoại giao ngày càng o ép của Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài đã hoàn thành một nghiên cứu về chính sách Trung Quốc của mình và ông Austin đã ban hành một chỉ thị nội bộ kêu gọi một số sáng kiến, nhưng không có nhiều chi tiết được đưa ra.
Hải quân Hoa Kỳ đang duy trì một mô hình ổn định về hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và gần Đài Loan nhưng sự xuất hiện này dường như không làm nản lòng Bắc Kinh.
Malaysia, Việt Nam, Philippines, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền đối với Bắc Kinh ở Biển Đông và phần lớn hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ khi đối mặt với việc Trung Cộng quân sự hóa tuyến đường hàng hải và đội tàu đánh cá cũng như tuần duyên hạm đông đảo của họ.
Ông Abraham Denmark, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách khu vực Đông Á, cho biết Hoa Thịnh Đốn đang nói “tất cả những điều đúng đắn về sự cạnh tranh” với Trung Quốc nhưng vẫn có những nghi vấn về cách Hoa Kỳ có thể “chuyển từ lời nói thành hành động và đầu tư.”
Ông cho biết vẫn chưa rõ “kế hoạch này trông sẽ ra sao khi xét về ngân sách của chúng ta, về tư thế lực lượng của chúng ta, về đầu tư của chúng ta vào ngoại giao và cơ sở hạ tầng, thực sự cần bổ sung thêm chi tiết về kế hoạch này.”
Ưu tiên của ông Austin ở Philippines sẽ là tiến trình gia hạn một hiệp định chỉ huy cai quản sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ tại đó, vốn là lợi ích chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ. Thời hạn hết hạn của hiệp ước này đã được gia hạn nhiều lần.
Các nhà phân tích cho rằng ông Austin sẽ cần phải cân bằng giữa việc nhấn mạnh mối đe dọa từ Trung Quốc và làm rõ rằng Hoa Thịnh Đốn coi Đông Nam Á không chỉ là một nhà hát quân sự.
Ông Denmark nói: “Việc nhấn mạnh tầm quan trọng từ khu vực này là đúng, có quân đội xung quanh là điều tốt và được hoan nghênh, nhưng quý vị cần một chiến lược kinh tế.”
Do Reuters thực hiện
Với sự đóng góp của The Associated Press
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: