Đẩy nhanh kết cục của Trung Quốc Cộng sản
Mấy năm gần đây, cả trong và ngoài Trung Quốc, những sự kiện đầy kịch tính đã xảy ra, nhất là nạn hạn hán và lũ lụt cực đoan, những cơn bão tàn khốc, cũng như đại dịch COVID-19 đã tàn phá người dân và nền kinh tế Trung Quốc. Những nhà quan sát về Trung Quốc đang suy đoán xem liệu Trung Quốc đang trỗi dậy, thăng hoa, hay là đang suy tàn.
Rất khó để đánh giá các xu hướng kinh tế – chính trị – xã hội ở một đất nước 1.4 tỷ dân này. Một chỉ số quan trọng sẽ xác định liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thực hiện đúng lời hứa với người dân hay không. Một phần của khế ước xã hội hiện hữu giữa nhà cầm quyền ĐCSTQ và người dân Trung Quốc đó là, chế độ này sẽ mang lại cơ hội kinh tế và mức sống được cải thiện. Người dân nhượng bộ các quyền chính trị và tự do của mình cho ĐCSTQ để đổi lấy lời hứa hẹn về sự thịnh vượng kinh tế không bao giờ có hồi kết này. Nếu một trong hai bên vi phạm giao kèo thì hậu quả sẽ là xã hội trở nên bất ổn và sự hỗn loạn có thể xảy ra.
Miễn là chế độ này còn có thể mang lại sự thịnh vượng tương đối cho thường dân Trung Quốc, thì người dân Trung Quốc vẫn có thể chịu đựng được các biện pháp độc đoán của chế độ cầm quyền này. Khế ước đó tưởng chừng sắp tan thành mây khói trong thời kỳ đại dịch. Khi đó, thông qua chính sách zero-COVID, nỗ lực phi khoa học của nhà lãnh đạo cộng sản Tập Cận Bình nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, trong đó buộc hàng trăm triệu người Trung Quốc phải chịu giam lỏng tại nhà và tại các bệnh viện tạm thời, đã dẫn đến những cuộc bạo loạn và bất ổn với quy mô lớn vào mùa thu năm 2022. ĐCSTQ không tài nào chịu đựng được sự bất đồng chính kiến lan rộng kéo dài bởi vì điều đó vạch trần sự dối trá vốn là khế ước xã hội của họ, và ông Tập buộc phải hủy bỏ hoàn toàn chính sách zero-COVID đã ký của mình.
Mặc dù ĐCSTQ và các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc bịa đặt và truyền bá luận điệu rằng “mọi việc đều tốt đẹp, hãy tin vào Đảng,” nhưng các dấu hiệu tiếp tục cho thấy những vấn đề nghiêm trọng đang bủa vây đất nước. Các dấu hiệu này gồm ba trong số “bốn kỵ sĩ” như trong Kinh thánh [đã viết]: mất an ninh lương thực (bóng ma nạn đói luôn rình rập, và Trung Quốc là nước nhập cảng thực phẩm lớn nhất thế giới), bệnh dịch (SARS-CoV-2 chắc đủ tiêu chuẩn [là một bệnh dịch], nhưng đã có những loại virus có thể gây tử vong khác có nguồn gốc từ Trung Quốc trong những năm qua), và chiến tranh (Quân Giải phóng Nhân dân đang tranh giành quyền quá cảnh quốc tế tại Eo biển Đài Loan, cũng như những bất ổn liên tục xảy ra dọc theo Đường kiểm soát thực tế Ấn Độ-Trung Quốc đang tranh chấp).
Bất cứ khi nào các bạo chúa gặp rắc rối ở trong nước, thì “các cuộc phiêu lưu ở hải ngoại” thường được dùng để đánh lạc hướng những khán giả bất bình trong nước. Ông Tập lại rất giỏi chuyện này, vì ông ta đã sử dụng phái đoàn ngoại giao cộng sản và truyền thông nhà nước để tạo ra những câu chuyện lôi cuốn về chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa (một niềm tin được nhiều người Trung Quốc chia sẻ rằng Trung Hoa là trung tâm của thế giới và vai trò lãnh đạo chính đáng của họ). Sự phẫn nộ của ông ấy nhắm vào rào cản lớn nhất đối với tham vọng của ĐCSTQ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các đồng minh của quốc gia này.
Trong cuộc mưu cầu quyền lực một cách điên cuồng của ông Tập Cận Bình, các tiêu đề nổi bật thường trực tiếp tuyên bố hoặc ám chỉ rằng Hoa Kỳ phải trao lại quyền kiểm soát trật tự thế giới dựa trên doanh nghiệp tự do cho “chủ nghĩa tư bản độc tài” và chủ nghĩa trọng thương tàn nhẫn do Bắc Kinh thực hiện để được thay thế bằng một chính sách “trật tự thế giới mới” do ĐCSTQ lãnh đạo. Theo ghi nhận của Jamestown Foundation, ông Tập đã ban hành một đạo luật ít được biết đến về đối ngoại, có hiệu lực từ ngày 01/07, có tiêu đề “Luật Quan hệ Đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” Luật này “nhằm mục đích củng cố vị thế toàn cầu của Trung Quốc và thách thức trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo.”
Như Wall Street Journal đưa tin, hồi năm 2021, ông Tập từng tuyên bố rằng Trung Quốc “ngang hàng” với Hoa Kỳ. Đứng đầu danh sách “các quốc gia được chú ý” của ông ta chính là Đài Loan. Ông Tập và vây cánh của ông ta đòi hỏi Hoa Kỳ (và thế giới) phải giúp đỡ Trung Quốc để ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở Đài Loan. Một cuộc thống nhất một cách cưỡng bức lên Đài Loan là một chủ đề thu hút nhiều người Trung Quốc, cả ủng hộ lẫn chống đối. Bất kỳ sự chú ý nào vào Đài Loan đều hướng sự tập trung khỏi các vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Nhưng ngay cả việc Trung Quốc tăng cường áp lực ngoại giao và quân sự lên Đài Loan cũng không thể che giấu được những vấn đề nghiêm trọng mà sự quản lý sai lầm trường kỳ của ĐCSTQ đã làm cho trầm trọng thêm.
Khế ước xã hội trở nên gay gắt
Nếu ĐCSTQ thực hiện đúng khế ước xã hội bất thành văn này với người dân Trung Quốc, thì sự thịnh vượng và mức sống sẽ ngày càng tăng. Mọi người sẽ hài lòng và sẵn sàng chi tiêu hơn là tiết kiệm cho những ngày khó khăn. Tình trạng thất nghiệp sẽ thấp đi ở tất cả các nhóm dân số. Và mọi người sẽ sinh con đẻ cái như một sự phản ánh trực tiếp về niềm hy vọng của họ đến tương lai.
Về điểm cuối cùng đó, một phần cũng vì “chính sách một con” (mỗi gia đình chỉ có một con) của ĐCSTQ được thực hiện từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980 nhằm hạn chế sự gia tăng dân số của Trung Quốc, những người cộng sản đang gặp phải một vấn đề lớn về dân số. Bất chấp những thay đổi trong chính sách đó và nỗ lực khuyến khích sinh con, vẫn chỉ có 9.56 triệu ca sinh vào năm 2022, giảm 10% so với năm 2021, và là mức thấp kỷ lục kể từ khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc báo cáo lần đầu tiên vào năm 1949.
Còn có những tác động phụ cũng khá nghiêm trọng từ “chính sách một con” đó khi tỷ lệ giới tính chung của Trung Quốc theo thời gian nghiêng về nam giới — một phần do truyền thống coi trọng con trai nhưng cũng gắn liền với việc thừa kế tài sản và trách nhiệm truyền thống chăm sóc cha mẹ già.
Kết quả tổng hợp là dân số già đi, tỷ lệ sinh giảm, và mất cân bằng giới tính (số nam giới tìm kiếm bạn đời nhiều hơn nữ giới khoảng 30 triệu người). Tỷ lệ sinh trên 1,000 người của Trung Quốc đã giảm từ 46 ca sinh năm 1950 xuống còn 10.64 ca sinh vào năm 2023.
Với tuổi thọ của người Trung Quốc ngày càng tăng, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã buộc phải chuyển nhiều nguồn lực kinh tế hơn sang các chương trình trợ giúp xã hội cho người Trung Quốc đã nghỉ hưu. Độ tuổi trung bình của dân số Trung Quốc đã tăng lên gần 38 tuổi vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 49 tuổi vào năm 2065.
Xu hướng về dân số của Trung Quốc tạo ra một vấn đề nghiêm trọng cho ĐCSTQ. Yêu sách trong nước về tính hợp pháp của đảng này đã làm tăng mức sống được duy trì thông qua tăng trưởng bùng nổ trong hai thế hệ qua. Lực lượng nhân sự già đi, sự sụt giảm lực lượng nhân sự thay thế, và vấn đề bảo đảm cải thiện mức sống cho thường dân Trung Quốc đang đe dọa đến sự tăng trưởng đó.
Sự bất mãn ngay bên trong nước Trung Quốc được thể hiện qua sự suy giảm nhu cầu và tiêu dùng trong nước cũng như sự bi quan chung về tương lai. Cuộc đàn áp của ông Tập đối với khu vực tư nhân trong ba năm qua, gồm các ngành như giáo dục, địa ốc, và công nghệ, đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục ở giới trẻ và làm dấy lên khẩu hiệu của thanh niên với từ “bai lan” (có nghĩa là “cứ để cho mọi thứ mục rữa đi”), như ghi nhận của The Guardian.
Khế ước xã hội này còn bị rạn nứt bởi “sự vỡ mộng dưới nhiều hình thức trong bối cảnh bất bình đẳng ngày càng gia tăng ở mọi lĩnh vực — giàu – nghèo, thành thị – nông thôn, nông nghiệp – công nghiệp, thanh niên – cao niên, và duyên hải – nội địa,” như trang Medium đã nêu ra. Thêm vào đó là nền văn hóa chủ nghĩa duy vật thô bỉ được những người cộng sản vô thần nuôi dưỡng, kiểm duyệt Internet vẫn cứ tiếp diễn, và tình trạng tham nhũng tràn lan trong đảng viên ĐCSTQ, và kết quả là sự bi quan và bất mãn lan rộng trên khắp đất nước.
Ý kiến kết luận
Khế ước xã hội là một hành động cân bằng tinh vi và thách thức đối với mô hình “chủ nghĩa tư bản độc tài” của Trung Quốc. Một số người cho rằng “nhà kinh tế học cộng sản” là một nghịch lý dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ, với bong bóng tăng trưởng vốn được ĐCSTQ ca ngợi đã vỡ tan do một loạt vấn đề tự tạo ra, chẳng hạn như rủi ro vỡ nợ lớn, địa ốc được xây dựng quá mức, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp trên mức GDP, cuộc khủng hoảng nợ đang rình rập, và báo cáo tài chính thiếu minh bạch.
ĐCSTQ đã vô phương cứu chữa!