Đây là những thành phố có mức lạm phát cao nhất, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ đã công bố Chỉ số Giá tiêu dùng hàng tháng vào hôm thứ Ba (15/02), tiết lộ các tác động khác nhau của mức lạm phát ở các thành phố, khu vực và loại giá khác nhau.
Dẫn đầu danh sách các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát là Vùng đô thị Atlanta-Sandy Springs-Roswell của Georgia, nơi có mức lạm phát 9.8% trong năm qua. Atlanta được theo sát bởi khu vực đô thị Phoenix-Mesa-Scottsdale của Arizona và khu vực đô thị St. Louis giáp ranh với Missouri và Illinois, nơi có mức lạm phát giá tổng thể lần lượt là 9.7% và 8.3%.
Lạm phát giá cả đã ở mức thấp nhất tại các thành phố truyền thống đắt đỏ, chẳng hạn như New York và San Francisco. Nhìn chung, lạm phát có tỷ lệ thấp nhất ở khu vực đô thị San Francisco-Oakland-Hayward, với cư dân của Thành phố Vàng phải chịu tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 4.2% trong năm qua.
Các yếu tố dẫn đến những kết quả khác biệt rõ rệt như vậy là rất nhiều, nhưng một số nhà phân tích tin rằng những kết quả này phần lớn là hệ quả của chính sách tồi ở cấp địa phương và nhà nước.
Nhà kinh tế học kiêm Giám đốc điều hành Julio P. Gonzalez nói với The Epoch Times: “Lạm phát ảnh hưởng đến các khu vực và thành phố khác nhau ở các mức độ khác nhau tóm lại là do một số yếu tố, và tất cả những yếu tố này đều dựa trên các nhà hoạch định chính sách và quyết định chính sách. Từ việc đóng cửa các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch, đến việc tăng thuế, đến việc bắt buộc chích ngừa vaccine đối với các doanh nghiệp, tất cả những yếu tố này đã tác động đến [mức độ nghiêm trọng] của lạm phát trên mã vùng của quý vị.”
Ngoài ra, nhiều thành phố và khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát là những thành phố có mức tăng trưởng kinh tế và dân số lớn nhất trong năm qua. Ví dụ: Arizona dẫn đầu quốc gia về tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn từ tháng 07/2020 đến tháng 07/2021, do xu hướng lâu dài của những người đô thị ven biển chuyển đến các đô thị nội địa có giá cả phải chăng hơn như Phoenix – một mô hình đã được virus ĐCSTQ đẩy nhanh.
Mặc dù điều này đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở những khu vực bùng nổ đại dịch này, nhưng điều đó cũng đã làm căng thẳng chuỗi cung ứng ở những khu vực trước đây không quen với việc phục vụ những nhóm dân cư đông đúc như vậy. Khi các nhà cung cấp gặp phải tình trạng thiếu hụt một số hàng hóa trong một khu vực nhất định, họ có xu hướng tăng giá đối với hàng hóa đó, làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm do khan hiếm nguồn cung.
Báo cáo cũng chỉ ra tỷ lệ lạm phát khác nhau giữa các loại hàng hóa khác nhau. Trong khi lạm phát đã ít nghiêm trọng hơn đối với giá lương thực (7%), thì giá các chi phí liên quan đến giao thông lại tăng, với xăng tăng 40% trong năm qua.
Lạm phát cũng không nhẹ tay với giá xe hơi, với giá xe hơi mới và cũ lần lượt tăng 12.2% và 41%.
Ảnh hưởng tổng thể của lạm phát như vậy là một gánh nặng cho người tiêu dùng, những người mà tiền lương phải vật lộn để theo kịp với giá cả hàng hóa tăng nhanh.
Với giá xe hơi và nhiên liệu là một trong những mức tăng giá cao nhất trong năm qua, lạm phát giá này đặc biệt làm cho người dân nông thôn và cư dân của vùng trung tâm Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát, những người mà phương tiện giao thông cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng chi phí của họ.
Tuy nhiên, với tình trạng lạm phát ảnh hưởng đến các yếu tố thiết yếu như thực phẩm và nhà ở trên diện rộng, có khả năng không có ai, bất kể vị trí địa lý, sẽ hoàn toàn thoát khỏi hậu quả của việc giá cả tăng cao.
Ông Nicholas Dolinger là một ký giả về viên kinh doanh của The Epoch Times và là người tạo ra podcast “The Beautiful Toilet”.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: