Đầu tư ngoại quốc vào chứng khoán Trung Quốc bất an trước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế
Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình thắt chặt kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc, đầu tư vào chứng khoán Trung Quốc là rủi ro. Người ta không bao giờ biết được Bắc Kinh sẽ tham gia ở đâu hoặc theo cách nào vào nền kinh tế, nhưng sự can thiệp của chính quyền là không thể tránh khỏi và không thể cưỡng lại.
Chuyên gia đầu tư Jim Cramer nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một “quân bài khó đoán.” Ông nói với Squawk Box của CNBC trong một cuộc phỏng vấn hôm 05/01 rằng sự không chắc chắn là quá cao để các nhà đầu tư Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc.
Ông Cramer nói: “Ông Tập hoàn toàn khinh thường chúng ta, khinh thường các cổ đông, và rất khinh thường những người giàu có mà ông ta cho rằng đang đe dọa quyền lực của ông ta.
“Vua trái phiếu” và nhà sáng lập DoubleLine Jeffrey Gundlach gọi Trung Quốc là “không thể đầu tư” vì ông không tin tưởng vào dữ liệu của ĐCSTQ. Ông nói với Yahoo Finance hôm 05/01 rằng do mối hiềm khích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông lo ngại rằng các tài sản đầu tư tại Trung Quốc có thể bị tịch thu.
Hơn nữa, cuộc đàn áp công nghệ của ĐCSTQ đã khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực đó kinh hoàng, với sự ảnh hưởng mà các đại công ty công nghệ của Trung Quốc đang cảm thấy. Alibaba mất 45% giá trị trong 12 tháng qua, trong khi Tencent mất 40%. Ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi đang có kế hoạch hủy niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York do áp lực từ ĐCSTQ. Giờ đây, không còn công ty Trung Quốc nào trong số 10 công ty lớn nhất thế giới.
Các sắc lệnh của ông Tập cũng đã xóa sổ ngành công nghiệp gia sư ngoài giờ, ngăn họ thuê giáo viên ngoại quốc và kiếm lợi nhuận. Do đó, cổ phiếu của Tập đoàn giáo dục TAL trị giá hàng tỷ USD đã mất 95% giá trị. Hai công ty hàng đầu khác trong ngành gia sư của Trung Quốc—Gaotu và New Oriental—cũng chịu lỗ tương tự. Ba doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc đã mất tổng cộng 27 tỷ USD tài sản ròng của họ.
Theo quy định mới, lĩnh vực dạy thêm cũng bị cấm thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Nhưng ngay cả khi các vụ IPO được cho phép, có vẻ như các nhà đầu tư sẽ không bỏ tiền của họ vào các công ty bị cấm kiếm lợi nhuận.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh sự mất niềm tin chung vào nền kinh tế. Vào năm 2021, Chỉ số Rồng Vàng, theo dõi các cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn của Trung Quốc, đã giảm mạnh khoảng 49%. Chỉ số Hang Seng đã giảm khoảng 15%, xóa sổ khoảng 600 tỷ USD trong vốn hóa thị trường.
Tại Hoa Kỳ, chứng khoán Trung Quốc mất giá trị xấp xỉ 1 ngàn tỷ USD do những lo ngại bị hủy niêm yết.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cho biết vào tháng 07/2021 sẽ không còn cho phép những đợt niêm yết IPO đối với các công ty Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu về tính minh bạch nữa. Do đó, việc niêm yết và IPO của các công ty Trung Quốc đang được chuyển sang Hồng Kông.
Do sự gia tăng bất ổn ở Trung Quốc, một số nhà quản lý quỹ đang xem xét loại bỏ các khoản đầu tư vào Trung Quốc khỏi danh mục đầu tư vào các thị trường mới nổi của họ.
Trong một bài bình luận gần đây, bà Regina Chi, phó chủ tịch và giám đốc danh mục đầu tư tại AGF Investments, đã cho biết rằng Chỉ số MSCI Trung Quốc, theo dõi các cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình, đã giảm 14% trong năm 2021 tính đến ngày 31/10, trong khi các thị trường mới nổi khác đã tăng. Ví dụ, MSCI Ấn Độ tăng 25% và MSCI Argentina tăng 34% so với cùng thời kỳ. Bà Chi đổ lỗi cho đường lối cứng rắn của ĐCSTQ trong các vấn đề kinh tế. Bà nói rằng bằng cách bán bớt tài sản của Trung Quốc, tiền mặt có thể được tái phân bổ vào các nền kinh tế khác đang hoạt động tốt hơn.
Theo ông Chi Lo, chiến lược gia thị trường cấp cao tại BNP Paribas, các biện pháp thắt chặt kiểm soát nền kinh tế vào năm ngoái đã gây ra sự gia tăng các vụ vỡ nợ, tăng mức độ e ngại rủi ro của thị trường, cũng như tăng rủi ro vỡ nợ. Ông dự đoán rằng việc duy trì tăng trưởng kinh tế sẽ là ưu tiên của ĐCSTQ trong năm nay. Số tiền thu được từ hạn ngạch trái phiếu chính quyền địa phương của năm ngoái sẽ được sử dụng để mở rộng nền kinh tế. Nghĩa là việc giảm nợ, ổn định nền kinh tế, và đạt được các mục tiêu ô nhiễm đều sẽ phải lùi bước.
Năm ngoái, các hạn chế COVID-19 ở các nước còn lại trên thế giới đã gây khó khăn cho việc sản xuất các sản phẩm ở trong nước, bối cảnh này đã làm tăng xuất cảng của Trung Quốc. Năm nay, tình hình đã đảo ngược lại. Khi các quốc gia khác cho phép các nhà máy của họ hoạt động trở lại, nhu cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ giảm xuống.
Trong khi đó, chính sách “không COVID” nghiêm ngặt của ĐCSTQ đang cản trở lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc. Sự gián đoạn liên tục và việc đóng cửa nhà máy và vận chuyển lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng đến GDP của Trung Quốc. Khi người tiêu dùng ở các quốc gia khác phàn nàn về sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng hóa, các nhà sản xuất địa phương sẽ bắt đầu giải quyết điểm yếu này.
Nhiều tổ chức tài chính hàng đầu thế giới dự đoán tăng trưởng GDP yếu ở Trung Quốc. BNP Paribas và DWS cho rằng Trung Quốc đang phải vật lộn để đạt mức tăng trưởng 5.3% vào năm 2022. HSBC dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ ở mức 5% hoặc thấp hơn. Bank of America đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ là một nước ngoại lệ, với tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các nước khác. Dự báo của Credit Suisse là suy thoái kinh tế ở Trung Quốc. Và HSBC Asset Management cho rằng thế giới có thể trải qua một cú sốc tiêu cực do COVID-19 hồi sinh hoặc việc hạ cánh khó khăn ở Trung Quốc. Và việc hạ cánh khó khăn của Trung Quốc có thể dễ dàng đến từ chính sách phong tỏa COVID của họ.
Chính sách “không có COVID” chỉ là một ví dụ nữa về sự thắt chặt kiểm soát nền kinh tế của ĐCSTQ. Một nét bút phê có thể buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết ở ngoại quốc. Một ý tưởng bất chợt của chính phủ có thể tiêu diệt toàn bộ một ngành công nghiệp, như gia sư hoặc các đại công ty công nghệ. Và sự khăng khăng của Bắc Kinh về “không có COVID” có thể đóng cửa các nhà máy và cảng biển, thúc đẩy sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc.
Nói tóm lại, sự biến động của chứng khoán Trung Quốc, cũng như sự thăng trầm của nền kinh tế nói chung, không được dự đoán dựa trên các lực lượng thị trường tự do mà dựa trên những mệnh lệnh của ĐCSTQ. Thực tế này cho thấy rằng Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, những rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc không thể dự đoán và cũng không thể tính toán được vì các rủi ro này được dự đoán dựa trên các quyết định của ĐCSTQ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
“Tiến sĩ Antonio Graceffo đã có hơn 20 năm làm việc tại Á Châu. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Giao thông Thượng Hải Trung Quốc. Ông Antonio là giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, từng viết bài cho nhiều kênh truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông bao gồm “Beyond the Belt and Road: China’s Global Economic Expansion” (“Vượt Ra Ngoài Vành Đai và Con Đường: Sự Mở Rộng Kinh Tế Toàn Cầu của Trung Quốc”) và “A Short Course on the Chinese Economy” (“Một Khóa Học Ngắn Hạn về Kinh Tế Trung Quốc.”)
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: