Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu magnesium và lưu ý khi bổ sung magnesium
Đã có rất nhiều cuộc trò chuyện trên mạng xã hội trong vài tháng qua về tầm quan trọng của việc bổ sung magnesium. Nhiều ý kiến cho rằng các triệu chứng như khó ngủ, căng cơ và năng lượng thấp đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu magnesium và bạn nên bổ sung magnesium.
Hóa ra, nhiều người trong chúng ta có thể bị thiếu magnesium. Theo nghiên cứu, hầu hết chúng ta không tiêu thụ lượng magnesium được đề nghị từ 300 đến 420mg/ngày để hỗ trợ nhu cầu của cơ thể chúng ta. Theo một bài báo đăng trên Open Heart, người ta cũng ước tính rằng ở các nước phát triển, khoảng 10–30% dân số bị thiếu magnesium nhẹ.
Magnesium là một trong nhiều vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe.
Magnesium cần thiết để giúp hơn 300 enzyme thực hiện nhiều quá trình hóa học trong cơ thể, bao gồm cả những quá trình sản xuất protein, hỗ trợ xương chắc khỏe, kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp, đồng thời duy trì cơ bắp và dây thần kinh khỏe mạnh. Magnesium cũng hoạt động như một chất dẫn điện giúp tim đập và co cơ.
Magnesium là một chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu bạn không cung cấp đủ, cuối cùng bạn sẽ gặp hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Mặc dù hầu hết chúng ta có thể hơi thiếu magnesium, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải bổ sung để đảm bảo rằng bạn có đủ. Trên thực tế, với kế hoạch phù hợp, hầu hết chúng ta có thể nhận được tất cả lượng magnesium cần thiết từ thực phẩm chúng ta ăn.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu magnesium
Hầu hết những người bị thiếu magnesium đều không được chẩn đoán vì nồng độ magnesium trong máu không phản ánh chính xác lượng magnesium thực sự được lưu trữ trong các tế bào của cơ thể, chưa kể đến các dấu hiệu về mức magnesium thấp chỉ trở nên rõ ràng khi thời gian bạn bị thiếu hụt.
Các triệu chứng bao gồm:
- Suy nhược
- Chán ăn
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn.
Tuy nhiên, sự hiện diện các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mức độ magnesium của bạn thấp như thế nào.
Nếu không được điều trị, thiếu magnesium sẽ dẫn đến tăng nguy cơ bị một số bệnh kinh niên, bao gồm tim mạch, loãng xương, tiểu đường loại 2, đau nửa đầu và bệnh Alzheimer.
Những người dễ bị thiếu magnesium
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu magnesium, nhưng một số nhóm nhất định có nguy cơ cao hơn những nhóm khác, bao gồm:
- Trẻ em và thanh thiếu niên
- Người lớn tuổi
- Phụ nữ mãn kinh.
- Các tình trạng như bệnh celiac và hội chứng viêm ruột khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể khiến bạn dễ bị thiếu magnesium hơn—ngay cả khi đã ăn uống lành mạnh.
- Bệnh nhân tiểu đường loại 2
- Người nghiện rượu cũng có nhiều khả năng có mức magnesium thấp.
- Bệnh nhân kinh niên sử dụng kháng sinh và lợi tiểu
- Những người dùng thực phẩm chế biến sẵn thời gian dài
Bạn có thể nhận đủ magnesium từ thực phẩm
Với nhiều vấn đề mà mức magnesium thấp có thể gây ra, điều quan trọng là phải bảo đảm rằng bạn có đủ khoáng chất này trong bữa ăn.
Lượng magnesium được đề nghị mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của họ. Nhưng nói chung, nam giới ở độ tuổi 19–51 nên nhận từ 400–420mg mỗi ngày, trong khi phụ nữ nên nhắm tới 310–320mg.
Mặc dù trái cây và rau củ hiện nay chứa ít magnesium hơn so với 50 năm trước—và quá trình chế biến đã loại bỏ khoảng 80% khoáng chất này khỏi thực phẩm, nhưng bạn vẫn có thể nhận được tất cả lượng magnesium cần thiết trong bữa ăn nếu bạn lên kế hoạch cẩn thận.
Các loại thực phẩm như hạt, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau lá xanh (như cải xoăn hoặc bông cải xanh), sữa, sữa chua và thực phẩm đều chứa bổ sung dinh dưỡng đều chứa nhiều magnesium. Chỉ riêng một ounce hạnh nhân đã chứa 20% nhu cầu magnesium hàng ngày của người lớn.
Cần lưu ý gì khi bổ sung magnesium
Tuy nhiên, một số nhóm dân số nhất định, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe nhất định có thể cần bổ sung magnesium.
Bạn cần nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bổ sung để bảo đảm liều dùng được an toàn. Quá liều có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, tâm trạng uể oải và huyết áp thấp.
Người bị bệnh thận cũng không được tự ý sử dụng magnesium trừ khi được kê đơn.
Magnesium cũng có thể làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh thông thường, thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị bệnh tim, cùng với thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng không kê đơn. Đây là lý do tại sao bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung magnesium.
Bổ sung magnesium không phải là một hành động sửa chữa tức thì. Và vì thế, việc điều trị nguyên nhân gốc dẫn đến lượng magnesium thấp rất quan trọng.
Kim Khuê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times