Đậu có thể hữu ích cho sức khỏe đường ruột và tim mạch
Các loại đậu nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngon, dễ chế biến, bổ dưỡng, là nguồn thay thế tốt cho thịt, và thậm chí xuất hiện trong những vần thơ thuở bé. Điều gì khiến đậu trở thành thực phẩm kỳ diệu như vậy?
Đậu có nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người. Trong bài viết này, ông Chen Tsung Yu, nhà dinh dưỡng học Đài Loan, đã đưa ra hiểu biết lý thú của ông về đậu.
Đậu có thể được chia thành ba loại:
- Đậu protein: Đậu nành, đậu đen, đậu đen xanh lòng, đậu lăng, đậu xanh, đậu cúc, đậu thận hay đậu đỏ và nhân đậu nành non nguyên trái đều chứa nhiều protein, với mỗi 50gr đậu tươi chứa 7gr protein – tương đương với protein trong 30gr thịt, cũng như nhiều loại vitamin.
- Đậu tinh bột: Bên cạnh nguồn protein dồi dào, đậu xanh, đậu thận hay đậu đỏ, và đậu cúc cũng chứa nhiều tinh bột và các dưỡng chất.
- Những điều thú vị về các loại “đậu” khác : Đậu được xem như rau củ, nhưng đậu que hay đậu tây thật ra là trái cây. Cả hai đều có lượng calorie thấp, giàu chất xơ và lợi khuẩn, và thậm chí có ích cho nhu động ruột.
Dinh dưỡng trong đậu
Ngoài việc giàu protein, đậu cũng chứa estrogen – thành phần giống như isoflavone đậu tương có thể giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh như đổ mồ hôi đêm, nóng bừng, các vấn đề da, căng thẳng tâm lý gây ra bởi thiếu hụt estrogen, cũng như cải thiện lipid máu và phóng thích các gốc tự do.
Giá trị dinh dưỡng bổ sung của Natto và đậu nành đen
Ở Nhật Bản, loại đậu phổ biến nhất là natto. Quá trình lên men khiến dưỡng chất trong natto được được hấp thụ một cách dễ dàng. Đậu natto chứa nattokinase và vitamin K có thể duy trì sức khỏe tim mạch. Enzyme lipase, enzyme cellulase, và amylase trong natto có ích trong cải thiện sức khỏe đường ruột. Natto là thực phẩm cung cấp enzyme tuyệt vời cho người già, những người thường ăn ở ngoài, và những người ăn uống không điều độ.
Đậu nành đen tốt cho sức khỏe với hàm lượng amino acid cao hơn và giá trị dinh dưỡng cao hơn đậu nành vàng hay xanh. Nước đậu nành đen đôi khi được khuyến nghị là phương pháp chữa trị phù nề. Bác sĩ Chen đề xuất rằng ăn đậu nành đen cũng có thể bổ sung chất xơ.
Đậu tốt cho vận động viên thể hình?
Có phải các sản phẩm đậu đều phù hợp cho người muốn tăng cơ và giảm mỡ?
Bác sĩ Chen nói rằng đậu không chứa cholesterol, có thể cải thiện sức khỏe tim mạnh, hữu ích cho bài tập thể hình.
Bên cạnh đó, điểm amino acid hiệu chỉnh về khả năng tiêu hóa protein của đậu nành là 0.91 – số điểm gần như hoàn hảo. Nói theo cách khác, sau khi tiêu hóa và hấp thụ, cơ thể có thể chuyển hóa phần lớn đậu nành thành amino acid được yêu cầu. Đây là một lợi ích khác cho tập luyện cường độ cao.
Bác sĩ Chen nói rằng nên tiêu thụ cân bằng giữa protein từ động vật và thực vật.
Mặc dù thịt bò chứa nhiều protein hơn đậu, nhưng có nhiều chất béo bão hòa hơn, vậy nên những người với sức khỏe tim mạch kém có thể chọn đậu như sự thay thế, vì có ít chất béo hơn. Ngoài ra, trứng cũng là nguồn protein tuyệt vời. Bác sĩ Chen khuyến khích mọi người tiêu thụ các sản phẩm trứng và đậu nhiều hơn.
Đậu có thích hợp với người bệnh tiểu đường và nam giới?
Với lượng lớn tinh bột, liệu ăn đậu có làm tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường? Bác sĩ Chen nói rằng điều đó phụ thuộc vào loại đậu. Đậu không tinh bột sẽ không gây tăng đường máu, có thể là lựa chọn tốt nhất.
Đậu có tốt cho nam giới không khi có chứa estrogen? Bác sĩ Chen tin rằng mặc dù đậu giàu estrogen, không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ đậu làm tăng estrogen ở nam giới và gợi ý rằng nam giới có thể ăn đậu.
Đậu biến đổi gene có hại cho cơ thể không?
Đậu nành biến đổi gene (GMO) đang là chủ đề thu hút sự quan tâm công chúng. FDA chấp thuận các sản phẩm GMO là an toàn cho người tiêu dùng và vào năm 2020, 94% vụ mùa đậu nành là GMO. Tuy nhiên, hiệu ứng dài hạn của thực phẩm GMO chưa được xác định. Bác sĩ Chen nói rằng hiện tại, những nhãn dán trên bao bì thực phẩm cho biết sản phẩm có biến đổi gene hay không. Người ta cũng có thể hỏi nhân viên nhà hàng về nguyên liệu trước khi gọi món ăn.
Bác sĩ Chen nhắc nhở những người làm sữa đậu nành tại nhà hãy nấu kỹ đậu, và hớt bọt trong quá trình nấu. Sau khi gạn bọt, sữa đậu nành nên được ninh trong 15 đến 20 phút nữa để loại bỏ saponin và protease (hai hợp chất có thể gây ra khó chịu ở dạ dày).
Các bài báo của Epoch Health nhằm mục đích cung cấp thông tin và không thay thế cho điều trị. Vui lòng tham khảo ý kiến của một chuyên gia đáng tin cậy để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị y tế. Nếu có câu hỏi? Hãy gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ [email protected].
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times