Đặt nhầm tên chủ nghĩa tư bản độc tài của Trung Cộng
Mục tiêu dài hạn của Trung Cộng là thống trị kinh tế thế giới trên mọi lĩnh vực: sản xuất, thương mại, kiểm soát tài nguyên thiên nhiên, chính sách, luật pháp, công nghệ, v.v. Với sự thống trị về kinh tế dẫn tới sự thống trị về địa chính trị và quân sự.
Mục tiêu đó đã được đặt ra từ rất lâu trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012-2013. Các kế hoạch hoành tráng của ông Tập, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025), đã được đặt trước bởi một chiến lược do ông Đặng Tiểu Bình phát triển sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976. Ông Đặng đã giao trách nhiệm phát triển kinh tế cho bộ máy hành chính của Trung Cộng, trao cho bộ máy này quyền tự do hạn chế và khuyến khích bộ máy này tự theo đuổi các chính sách. Những thay đổi này dẫn đến một làn sóng của Trung Quốc nghiên cứu các phương pháp phương Tây ở nước ngoài, tăng nhanh từ những năm 1980 đến nay, đồng thời với việc tận dụng và khai thác hệ thống quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc trong 50 năm qua.
Chiến lược của ông Đặng bao gồm thâm nhập, hợp tác, và lợi dụng các tổ chức quốc tế để tiếp cận các nguồn lực, đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến và bí quyết của phương Tây. Chiến lược này cũng liên quan đến việc tiến hành cuộc chiến tranh nhằm vào trật tự hậu Đệ Nhị Thế chiến do Liên hợp quốc thiết lập và khuôn khổ tiền tệ quốc tế Bretton Woods, như được thể hiện trong Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT—sau này là Tổ chức Thương mại Thế giới).
Mục tiêu của Trung Cộng luôn là mua chuộc, hợp tác hóa, và cuối cùng thay thế bằng một “hệ thống tư bản độc tài” do Bắc Kinh kiểm soát. Chủ nghĩa tư bản độc tài là một thuật ngữ vô định hình bao gồm “các đặc điểm như chiếm hữu cổ phần độc tài, quốc hữu hóa mang tính săn mồi, bòn rút đặc lợi tư nhân bằng cách sử dụng nhà nước làm công cụ, và giảm thiểu đa nguyên kinh tế thông qua sự đồng nhất các lợi ích kinh tế và chính trị”. Và những “lợi ích chính trị” đó luôn được Trung Cộng xác định một cách tùy tiện với cái giá phải trả của dân chủ, tự do dân sự, và pháp quyền. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc tài cuối cùng được xác định bởi sự kiểm soát của nhà nước trong một hệ thống chuyên chế.
Một cụm từ tốt hơn để xác định hệ thống kinh tế Trung Cộng, đặc biệt là trong các mục tiêu toàn cầu của Trung Cộng, là “chủ nghĩa trọng thương săn mồi”. Bắc Kinh cung cấp các khoản vay giá rẻ và các sản phẩm trợ cấp cho các nước đang phát triển ở Á Châu và Phi Châu nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn, mở rộng quyền lực, tạo ra sự phụ thuộc lâu dài và gây ảnh hưởng đến kết quả [diễn biến] về địa chính trị thông qua đòn bẩy nợ. Chủ nghĩa trọng thương săn mồi là trọng tâm của BRI.
Làm thế nào mà Trung Quốc chuyển từ một nước đang phát triển bị tàn phá bởi nhiều thập kỷ thanh trừng của cộng sản thành “nước sản xuất hơn 220 loại sản phẩm công nghiệp lớn nhất thế giới, bao gồm cả xe cộ và máy tính”, theo People’s Daily? Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger đã biết ít ỏi khi “mở cửa Trung Cộng” với phần còn lại của thế giới vào năm 1971 rằng Trung Cộng sẽ trở thành một đại đế chế công nghiệp, với nhiều cơ sở sản xuất của Hoa Kỳ và của các công ty đa quốc gia đã chuyển đến Trung Quốc trong năm thập kỷ qua. Hay các ông ấy biết Trung Cộng đang làm gì?
Trung Cộng làm hỏng Bretton Woods
Cuộc tấn công dữ dội của Trung Cộng chống lại hệ thống quốc tế bắt đầu với sự làm hỏng các tổ chức Bretton Woods như Ngân hàng Thế giới, IMF và GATT. Ban đầu được thành lập để giúp tái thiết Âu Châu sau chiến tranh, mục đích của Ngân hàng Thế giới trong những năm qua đã chuyển thành hoạt động như một “tổ chức chống lại đói nghèo” của thế giới bằng cách cung cấp hỗ trợ phát triển cho một số nước đang phát triển. Và Trung Quốc, với Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người là 165 USD vào năm 1976, là một ứng cử viên hoàn hảo để đầu tư trong mắt các nhà tư bản và chính trị gia phương Tây. (Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 1976 là 8,592 USD.)
Mục tiêu lúc đầu – và chủ yếu – của IMF là “đảm bảo hợp tác tiền tệ quốc tế, ổn định tỷ giá hối đoái tiền tệ và mở rộng thanh khoản quốc tế (tiếp cận với các đồng tiền mạnh).” Mục đích chính của IMF là “loại bỏ các chính sách thương mại theo chủ nghĩa trọng thương phá hoại, chẳng hạn như phá giá cạnh tranh và hạn chế ngoại hối—toàn bộ trong khi về căn bản vẫn duy trì khả năng theo đuổi các chính sách kinh tế độc lập của mỗi quốc gia.” Do đó, các hoạt động trọng thương săn mồi tiếp tục của Bắc Kinh được mô tả ở trên là những trở ngại lớn đối với việc đạt được mục đích đã nêu của IMF.
Ban đầu, các nhà đàm phán Bretton Woods đã hình dung ra một “Tổ chức Thương mại Quốc tế” với GATT là con đường hướng tới mục tiêu của một tổ chức quốc tế nhằm “tự do hóa thương mại” giữa các quốc gia trên thế giới. GATT tập trung vào việc thực hiện thương mại tự do bằng cách giảm hạn ngạch nhập cảng và thuế quan. Năm 1994, GATT gia nhập WTO với các mục tiêu bao gồm tăng cường tính minh bạch của các quy trình ra quyết định của ngân hàng trung ương, tự do hóa thương mại và giải quyết các tranh chấp thương mại.
Năm 1970, Trung Cộng ở ngoài và tìm đến hệ thống quốc tế này, nhờ vào liên minh chính trị lưỡng đảng chống cộng sản ở Hoa Kỳ trong những năm 1950 và 1960. Ông Nixon và ông Kissinger tin rằng Trung Quốc cộng sản có thể được “đưa vào gia đình các quốc gia văn minh” thông qua quá trình dân chủ hóa và hội nhập của đất nước vào các thể chế quốc tế này theo thời gian. Tầng lớp chính trị Hoa Kỳ tin rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) có thể hòa nhập vào hệ thống toàn cầu một cách hòa bình thông qua các chính sách thương mại cởi mở và khả năng tiếp cận thị trường thế giới và công nghệ phương Tây. Hai ông Nixon-Kissinger “mở cửa Trung Quốc” đã dẫn đến niên đại dưới đây, mở đường cho việc Trung Cộng phá hỏng Bretton Woods và hệ thống thương mại tự do quốc tế.
- Năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu để thừa nhận CHND Trung Hoa vào Liên hợp quốc, sau đó bắt đầu Trung Cộng làm tha hóa LHQ (với Tổ chức Y tế Thế giới là một ví dụ chính vào năm 2020).
- Trung Quốc thay thế Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) làm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 1971.
- Sự đại diện của CHND Trung Hoa tại Ngân hàng Thế giới bắt đầu vào năm 1980, và khoản vay dự án đầu tiên của CHND Trung Hoa đã được phê duyệt vào năm 1981.
- Sự liên kết của Trung Quốc với IMF bắt đầu vào năm 1980 mặc dù đồng nhân dân tệ không được chính thức chỉ định là đồng tiền dự trữ ngoại hối cho đến tháng 10 năm 2016.
- Bộ ba [các tổ chức tài chính thương mại quốc tế] hoàn thành khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO vào năm 2001.
Hãy nhớ lại rằng mục tiêu của IMF là “loại bỏ các chính sách thương mại theo chủ nghĩa trọng thương phá hoại.” [Trong khi đó] Trung Quốc vẫn theo chủ nghĩa trọng thương, thường xuyên thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng, như đã được ghi nhận trong báo cáo năm 2019 gửi Quốc hội từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ, có tiêu đề “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ.” Bộ Tài chính đã chính thức chỉ định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào tháng 08/2019. Trường phái xoa dịu Trung Quốc của Nixon-Kissinger đã thất bại.
Lời kết
Hệ thống tài chính và kinh tế của Trung Quốc về bản chất là không rõ ràng, kiểu Byzantine, và là tư bản độc tài về bản chất, phục vụ cho các ưu tiên độc đoán của Trung Cộng trước hết. Để biện minh cho các cuộc đàn áp hiện tại đối với các nhà công nghiệp siêu giàu Trung Quốc và những đại công ty công nghệ, Trung Cộng đã ban hành một loạt khẩu hiệu mới nhất che đậy các biện pháp kiểm soát kinh tế độc tài của chính quyền này: chuyển đổi từ nền kinh tế lấy tư bản làm trung tâm sang nền kinh tế lấy con người làm trung tâm.
Mục tiêu của Trung Cộng là tham nhũng, phá hoại và cuối cùng là kiểm soát – thông qua ủy quyền hoặc trực tiếp – các khuôn khổ và tổ chức quốc tế hiện hữu. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận và mang lại lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc trong khi thay thế doanh nghiệp và thị trường tự do bằng một nền kinh tế tư bản độc tài do chính phủ quản lý với đầy dẫy các hành vi trọng thương săn mồi.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stu Cvrk nghỉ hưu với tư cách là thuyền trưởng sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ với nhiều khả năng hoạt động và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua trình độ học vấn và kinh nghiệm làm nhà phân tích hệ thống và hải dương học, Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi anh nhận được một nền giáo dục tự do cổ điển đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho bài bình luận chính trị của anh.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: