Đạo luật nước Mỹ CẠNH TRANH có thực sự giúp Mỹ cạnh tranh không?
Một khía cạnh tuyệt vời của nền dân chủ Mỹ là văn bản luật minh bạch và có sẵn cho bất kỳ ai xem xét trước khi các đại diện bỏ phiếu về dự luật. Với việc Quốc hội thông qua Đạo luật Nước Mỹ CẠNH TRANH hôm 04/02 và hướng tới Thượng viện, chúng ta nên xem qua luật này và xem những gì thực sự có trong dự luật và liệu luật đó có giúp Mỹ cạnh tranh tốt hơn, cụ thể là chống lại Trung Quốc hay không .
Trước khi bắt đầu, có một số tham số giới hạn trong bài tập này. Đầu tiên, không có bình luận hoặc bằng chứng bên ngoài nào được sử dụng, chỉ có nội dung của dự luật và bản tóm tắt của từng phần do Quốc hội viết. Điều này có nghĩa là không có bình luận, phân tích hoặc ý kiến đầu vào nào từ Đảng Dân Chủ hoặc Đảng Cộng Hòa được sử dụng. Thứ hai, tôi sẽ sử dụng một định nghĩa hẹp hơn về cạnh tranh và tiếp cận vấn đề Trung Quốc so với định nghĩa mà các chính trị gia có thể sử dụng. Theo định nghĩa, hầu hết mọi thứ đều có thể được tranh luận để giúp chúng ta cạnh tranh tốt hơn, nhưng nếu chúng ta cho phép bất cứ điều gì theo yêu sách đó, điều đó sẽ trở nên vô nghĩa. Thứ ba, bất kỳ dự luật quốc hội nào cũng sẽ không hoàn hảo nhưng phải cân bằng. Dự luật có giải quyết và thúc đẩy các trọng tâm chính sách mà Hoa Kỳ có về Trung Quốc hay không? Chúng ta không tìm kiếm sự hoàn hảo, chúng ta tìm kiếm luật pháp có mục tiêu hiệu quả mà không phải là đạt tất cả mục tiêu với mỗi mong muốn chi tiêu của quốc hội.
Vậy Đạo luật nước Mỹ CẠNH TRANH có tác dụng gì?
Dự luật phân bổ hơn 50 tỷ USD để khuyến khích sản xuất chất bán dẫn trong nước ở Hoa Kỳ. Đây là một vấn đề phức tạp. Thực tế là các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế đối với hành vi của các công ty cùng lắm là một chiến thuật ngăn chặn, và họ đang tích cực nhận được những ưu đãi xa hoa của Trung Quốc nhằm tìm cách thu được nguồn vốn vật chất và con người. Với sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Mỹ, các công ty có công nghệ tiên tiến đang ở thế cần được khuyến khích.
Với những hạn chế này, có một cuộc tranh luận xác đáng về cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Nhưng vấn đề với luật là sự áp đặt những ràng buộc tối thiểu đối với các công ty. Nếu các công ty bán dẫn bị thúc ép không giao dịch với Trung Quốc, thì các điều khoản và điều kiện nghiêm ngặt hơn nên được đưa ra trong luật pháp về hành vi của họ thay vì chỉ đơn giản là cho họ nhiều tiền.
Sau khi trợ cấp cho các nhà sản xuất chất bán dẫn, dự luật này dường như không còn tập trung thực sự vào Trung Quốc hoặc sự cạnh tranh, biến thành một cái túi chứa đựng nhiều chính sách. Điều này không có nghĩa là bất kỳ điều gì vốn dĩ là tốt hay xấu vì mọi người sẽ có sự khác biệt về chính sách hợp lý, nhưng 2,800 trang còn lại chỉ giành sự tập trung tối thiểu vào các chính sách đối phó trực tiếp với Trung Quốc. Trong số các chính sách không đối phó trực tiếp với Trung Quốc, hầu hết chỉ liên quan một cách mơ hồ đến việc gia tăng cạnh tranh và tạo ra thay đổi nhỏ về bối cảnh chính sách về cách đối phó với Trung Quốc, thay vì chỉ cung cấp tiền cho các khoản trợ cấp và văn phòng.
Phần lớn luật tập trung vào việc tài trợ cho nghiên cứu khoa học của các trường đại học về mọi thứ, từ nghiên cứu sinh học về “thực vật và vi sinh vật” đến vật lý năng lượng cao. Mặc dù điều này không thực sự đối phó với Trung Quốc và sẽ không bắt đầu thay đổi bất cứ điều gì trong nhiều năm tới trong tương lai, nhưng ít nhất một lập luận có thể được đưa ra rằng tài trợ cho các cấp độ nghiên cứu cao hơn cho khoa học tiên tiến là tốt hơn cho Hoa Kỳ. Nội dung mà dự luật không thành công là đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các trường đại học và các nhà nghiên cứu để đổi lấy mức tài trợ cao hơn.
Ví dụ: ngoài việc xem xét nhân sự thuộc các chương trình có ý đồ xấu, ám chỉ đến Chương trình Ngàn tài năng của Trung Quốc đã bị loại bỏ, không có lệnh cấm chia sẻ dữ liệu hoặc nghiên cứu do Hoa Kỳ tài trợ với các trường đại học, công ty hoặc thậm chí các tổ chức quân sự của Trung Quốc. Với việc các trường đại học đã đấu tranh thành công để che giấu tên các nhà tài trợ ngoại quốc khỏi sự giám sát của công chúng bất chấp các nguyên tắc luật pháp là ngược lại, đây là một thiếu sót nghiêm trọng của luật vì nó thực sự là một dự luật tài trợ nghiên cứu. Một lập luận có thể được đưa ra rằng chúng ta nên tăng cường tài trợ cho nghiên cứu — nếu chúng ta đang cạnh tranh, thì điều đó cũng có nghĩa là ai đó cần thắt chặt khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với những sản phẩm đó.
Các phần của Đạo luật nước Mỹ CẠNH TRANH liên quan trực tiếp đến Trung Quốc là khá tối thiểu. Phần lớn các điều luật đều có ngôn ngữ nhắc lại chính sách của Mỹ như kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Kinh phí trực tiếp được phân bổ cho việc viết báo cáo và tài trợ cho các vị trí bổ sung cho công việc trong Bộ Ngoại giao và các hoạt động tương tự. Tài trợ cho các vị trí ngoại giao bổ sung là một chính sách tốt, nhưng điều đó không có tác động vật chất nào đến việc cạnh tranh với Trung Quốc vì nó làm thay đổi bối cảnh về mặt chính sách hoặc mang lại nguồn lực vật chất cho nơi các nhân viên ngoại giao đang được phân công, chẳng hạn, ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Dự luật cũng dành năng lượng đáng kể để tham gia vào việc giám sát phòng chờ của giảng viên tránh xa bất kỳ thứ gì có thể được coi là gia tăng sự cạnh tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Từ quấy rối tình dục trong khoa học đến các sáng kiến giáo dục nông thôn, những phần lớn của dự luật này không liên quan gì đến Trung Quốc và/hoặc nhiều nguồn tài trợ của các khu vực bầu cử quan trọng
Làm thế nào để sửa chữa Đạo luật nước Mỹ CẠNH TRANH sai lầm sâu sắc?
Đầu tiên, loại bỏ các nguồn tài trợ và các chương trình không liên quan trực tiếp đến việc chống lại Trung Quốc. Trong số gần 3,000 trang, có lẽ chưa đến 20% liên kết trực tiếp đến việc chống lại Trung Quốc.
Thứ hai, gắn các yêu cầu chính sách nghiêm ngặt với nguồn vốn. Tăng kinh phí nghiên cứu trong khoa học căn bản là một quan điểm chính sách có thể bảo vệ được. Việc không yêu cầu dữ liệu và nghiên cứu đó nằm trong tay của Hoa Kỳ trong điều kiện an ninh được tăng lên là một sơ suất thô thiển.
Thứ ba, thúc đẩy Mỹ đi đầu trong việc chống lại Trung Quốc thay vì làm việc thông qua các cơ quan bên thứ 3 như Liên Hợp Quốc. Đạo luật này mang lại cho Quỹ Khí hậu Xanh của LHQ 8 tỷ USD. Tôi thông cảm với những mục tiêu này vì đã vận động Mỹ tài trợ Thỏa thuận mới xanh cho các nước Á Châu mới nổi có nhu cầu năng lượng lớn, nhưng sẽ thúc đẩy việc này được tài trợ thông qua các tổ chức của Mỹ như Tập đoàn Tài chính Phát triển phi đảng phái.
Có một số điều ưa thích về Đạo luật nước Mỹ CẠNH TRANH, nhưng có rất nhiều sai sót hơn là những mặt tích cực. Có lẽ vấn đề lớn nhất là luật pháp cung cấp nguồn kinh phí đáng kể, nhưng không có thay đổi nào đối với hành vi đưa chúng ta đến vị trí của chúng ta. Nếu không thay đổi hành vi, chẳng hạn như các luồng nghiên cứu do Hoa Kỳ tài trợ đến Trung Quốc, chúng ta sẽ chỉ tài trợ cho các vấn đề tương tự ở cấp cao hơn.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Christopher Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Trường Cao học Đại học Bắc Kinh, ông chuyên về kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính và công nghệ. Là thành viên cao cấp của Hội Henry Jackson, ông đã sống ở Trung Quốc và Việt Nam hơn một thập kỷ trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.
Bình Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: