Đạo luật CARES và phục hồi kinh tế
Khi Đạo luật CARES vẫn chưa ráo mực thì đã có những lời kêu gọi về các vòng kích thích tài khóa mới.
Những lời kêu gọi này đã bị sa lầy với việc cả hai bên của Quốc hội đều đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc. Cuộc tranh luận hiện nay dường như không tập trung vào việc liệu có cần hỗ trợ tài khóa bổ sung hay không mà là vào con số cụ thể. Gói hỗ trợ đó nên là 1 nghìn tỷ USD, 2 nghìn tỷ USD hay thậm chí là 3 nghìn tỷ USD?
Những người trong Quốc hội ở cấp thấp hơn trong “dãy quang phổ” đó đã bị tấn công toàn diện vì không nhạy cảm với con người, gia đình, và đặc biệt là chính quyền tiểu bang và địa phương, vốn là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch virus Trung Cộng. Dường như chính phủ TT Trump và các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Quốc hội không làm gì cả và bắt chước quan điểm của Hoover rằng “thịnh vượng đang ở quanh đây”.
Trên thực tế, việc thông qua Đạo luật CARES thể hiện một biện pháp tài khóa lưỡng đảng về ba gói viện trợ riêng biệt với số tiền trên 2 nghìn tỷ USD. Thậm chí sẽ có ý nghĩa hơn số tiền hỗ trợ kỷ lục bằng đồng US Dollar này là việc nhanh chóng thực hiện ban hành.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế quốc gia, cuộc suy thoái bởi virus Trung Cộng bắt đầu vào quý đầu tiên của năm nay. Chỉ chưa đầy hai quý sau đó, nợ liên bang, một chỉ số đại diện cho mức độ kích thích tài khóa, đã tăng hơn 2 nghìn tỷ USD. Trái ngược hoàn toàn với việc Đạo luật CARES được thông qua kịp thời, chính phủ liên bang đã phải mất hơn hai năm trong cuộc Đại suy thoái 2007–2009 để đạt được mức hỗ trợ tương tự.
Trong khi Quốc hội giữ vai trò tích cực trong cuộc Đại suy thoái thì Cục Dự trữ Liên bang (FED) lại đứng bên lề. Phải mất gần một năm cho đến khi FED mạnh tay thực hiện hỗ trợ nền kinh tế bằng thanh khoản. Không giống như sự gia tăng mạnh mẽ các tài sản của FED trong giai đoạn đầu của cuộc suy thoái virus Trung Cộng, tài sản của FED đã không tăng trưởng trong gần một năm.
Mức độ phối hợp lần này giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là chưa từng có tiền lệ. Hiệu ứng tài khóa dẫn đến sự gia tăng một cách nhanh chóng thâm hụt liên bang khoảng hơn 2 nghìn tỷ USD, và tài sản của Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lên một lượng tương tự.
Sự phối hợp chặt chẽ này rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng Đạo luật CARES sẽ hỗ trợ đầy đủ cho sự phục hồi kinh tế. Bằng cách tăng mạnh nguồn cung phát hành trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ để hỗ trợ thâm hụt chi tiêu cao hơn, việc nắm giữ mở rộng nợ chính phủ của Cục Dự trữ Liên bang đã không lấn át chi tiêu của khu vực tư nhân.
Kết quả của mức độ quan trọng và tính kịp thời của các hiệu ứng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kết hợp, suy thoái kinh tế bởi việc đóng cửa kinh tế do COVID-19 đã được chuyển sang chế độ “tắt tiếng” một cách hiệu quả. Dự báo đồng thuận của Blue Chip về tăng trưởng GDP thực là khoảng 20% (SAAR) trong quý thứ ba năm nay, tương đồng với dự báo của Đại học Chapman là 19.2% đã được công bố vào tháng 6 vừa rồi.
Sự phục hồi hình chữ V này trái ngược hoàn toàn với cuộc Đại suy thoái kéo dài gần hai năm, một giai đoạn mà không có biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ hiệu quả.
Về thị trường lao động, việc làm đã tăng trong ba tháng báo cáo vừa qua với 9.3 triệu việc làm được điều chỉnh theo mùa vụ, thể hiện mức tăng hơn 7% so với mức thấp của tháng 4.
Thêm bằng chứng về sự phục hồi kinh tế đã bắt đầu, tổng doanh thu bán lẻ đạt mức cao mới trong tháng 7 là 536 tỷ USD.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán kể từ mùa xuân vừa rồi phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào sự phục hồi kinh tế trên diện rộng. Các nhà đầu tư đang đặt cược rằng thu nhập doanh nghiệp sẽ sớm tăng trở lại. Loại niềm tin này của Phố Wall đang được bảo đảm kể từ khi các thị trường tài chính thường diễn ra trước sự tăng trưởng tổng thể về việc làm và tăng trưởng chi tiêu.
Thay vì phàn nàn về những cách được gọi là thái quá của những thành viên Quốc hội khi tin rằng 2 nghìn tỷ đến 3 nghìn tỷ USD trong các vòng kích thích tài khóa mới có thể là quá sớm, họ nên được chúc mừng. Phản ứng lập pháp kịp thời của họ, cùng với sự ủng hộ của TT Donald Trump, đã dẫn đầu hiệu ứng tài khóa nhanh nhất và lớn nhất đối với một cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử của đất nước chúng ta.
Jim Doti là chủ tịch danh dự và giáo sư kinh tế tại Đại học Chapman.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tác giả: Jim Doti