Đánh giá quá cao cảnh sát Trung Quốc đe dọa đến người bảo vệ nhân quyền
Việc đánh giá quá cao năng lực kỹ thuật của cảnh sát Trung Cộng khiến các nhà hoạt động địa phương từ bỏ việc bảo vệ bản thân, bao gồm cả các thiết bị điện tử của mình, [qua đó họ đã] tự đặt mình vào những rủi ro lớn hơn.
Trong vài năm qua, tôi thường xuyên nghe thấy một người bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc nói rằng các nhà hoạt động địa phương sẽ không bận tâm đến việc sử dụng ngay cả những biện pháp an toàn căn bản nhất để bảo vệ bản thân, và quan trọng không kém, để bảo vệ đồng nghiệp của mình. Những người như vậy tin rằng việc bảo vệ được dữ liệu trên điện thoại và máy điện toán của họ là bất khả thi. Hầu hết trong số họ đã trải qua hàng tháng đến hàng năm trong các nhà tù hoặc trại giam bí mật theo hình thức “giám sát dân cư tại một địa điểm được chỉ định” (Residential Surveillance at a Designated Location, RSDL) của Trung Cộng.
Nhưng họ đang mắc sai lầm một cách nghiêm trọng và thuyết định mệnh của họ được xây dựng dựa trên cùng một tiền đề sai lầm như nhiều chính trị gia phương Tây – rằng Trung Quốc cộng sản đã phát triển quá lớn mạnh và rằng việc chống lại ảnh hưởng xấu của nhà cầm quyền này sẽ chẳng có nghĩa lý gì bởi vì điều đó dường như là không thể. Vì vậy, họ cảm thấy bất lực khi đối mặt với một lực lượng áp đảo.
Điều gây sửng sốt đối với nhiều người bên ngoài Trung Quốc là những người bảo vệ nhân quyền sẽ sử dụng ứng dụng WeChat của chính Trung Cộng – về bản chất là do cảnh sát điều hành – để liên lạc và lưu trữ dữ liệu của mình mà không được mã hóa ngay trên màn hình máy tính của họ. Điều này nghe có vẻ khó tin đối với một số người, nhưng đó đích thực là điều thực tại.
Một lần nữa, những người làm điều này, đã kinh qua quãng thời gian địa ngục sau khi bị cảnh sát nhắm mục tiêu và sử dụng dữ liệu đó để chống lại họ. Suy cho cùng, ở Trung Quốc, một vài dòng tweet hoặc hoặc thậm chí là các cuộc trò chuyện trực tiếp, riêng tư giữa hai người, có thể được sử dụng làm bằng chứng để kết tội.
Thuyết định mệnh này là sai lầm. Thật vậy, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có một bộ phận chỉ huy mạng với năng lực công nghệ ấn tượng, và Bộ An ninh Quốc gia (Bộ ANQG) đáng sợ của Trung Quốc cũng vậy. Tuy nhiên, các nguồn lực chấp pháp của Trung Quốc đang có quá nhiều việc phải làm, và ngay cả khi không phải như vậy, những nguồn lực đó sẽ không được dành cho một số nhà hoạt động địa phương, cho một mục sư nhà thờ tại gia, hoặc một luật sư. Nếu quý vị là một mục tiêu kiểu như ông Edward Snowden, thì đúng, quý vị nên sợ hãi, và thuyết định mệnh sẽ là điều dễ hiểu – nhưng những người bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc không phải là những mục tiêu như vậy.
Cảnh sát Trung Cộng, và thậm chí cả Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), đều không có năng lực kỹ thuật để vận dụng các kỹ thuật tân tiến nhằm truy cập vào dữ liệu bị che khỏi mắt họ – còn việc giấu dữ liệu lại dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên. Ngay cả cảnh sát ở cấp cao hơn, và Bộ An ninh Quốc gia của trung ương, cũng gặp phải vấn đề tương tự. Và họ không chỉ thiếu những năng lực kỹ thuật này, mà còn thiếu thông tin về những thứ đó hoặc về cách họ có thể sử dụng chúng. Thay vào đó, họ dựa vào một loạt các phương pháp rất cơ bản để săn lùng điện thoại, USB, máy tính, và những thứ khác.
Khi tôi bị nhóm người của Bộ An ninh Quốc gia bắt giữ – không phải vì tôi là mục tiêu, mà vì thông tin mà họ cho rằng tôi có về những người khác – họ đã kiểm tra các thiết bị của tôi về mặt kỹ thuật cẩn thận một cách bất thường. Thế nhưng, họ đã thất bại trong hầu hết mọi khía cạnh. Rất nhiều đồng sự của tôi – những người bị cảnh sát địa phương, sở an ninh cấp tỉnh, hoặc cảnh sát trung ương, nhắm mục tiêu trong nhiều năm – đều có chung một kết luận như vậy.
Một loạt các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong hai năm qua với các nạn nhân – những người đã bị giam giữ, bị thẩm vấn, và bị đánh cắp thiết bị của mình – cho thấy [năng lực cảnh sát Trung Quốc] không thay đổi gì nhiều. Nếu người ta không phải là một mục tiêu nổi tiếng, năng lực của chính quyền và những gì họ có thể thực sự làm được, là rất hạn chế; và các biện pháp để bảo vệ bản thân và những người khác, lại dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên, và nó thiên về hành vi hơn là các giải pháp kỹ thuật.
Tuy nhiên, thuyết định mệnh này vẫn chiếm thế thượng phong, khiến một số nhà bảo vệ nhân quyền dễ dàng bỏ cuộc, trong khi hầu hết những người khác vẫn tiếp tục công việc của mình. Nhiều người trong số họ thực sự không sợ hãi, nhưng họ không thực hiện ngay cả những biện pháp đơn giản nhất để bảo hộ bản thân, hoặc thậm chí quan trọng hơn, để che chở cho những đồng nghiệp bảo vệ nhân quyền của mình.
Việc chống lại thuyết định mệnh đang ngày một lớn dần này, sẽ là chiếc chìa khóa để bảo đảm rằng các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tiếp tục công việc của mình với ít rủi ro hơn và với kết quả tốt hơn.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Peter Dahlin là người sáng lập Tổ chức Phi chính phủ ‘Safeguard Defenders’ và là người đồng sáng lập của Tổ chức Phi chính phủ ‘China Action’ của Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh (2007–2016). Ông là tác giả của ‘Trial By Media’ [Thử nghiệm bằng Truyền thông] và là người đóng góp cho cuốn sách “The People’s Republic of the Disappeared” [“Cộng hòa nhân dân của Những người bị Trừ khử]. Ông sống ở Bắc Kinh từ năm 2007, cho đến khi bị giam giữ và đưa vào một nhà tù bí mật trong năm 2016, sau đó bị trục xuất và bị cấm [nhập cảnh]. Trước khi sống ở Trung Quốc, ông làm việc cho chính phủ Thụy Điển về các vấn đề bình đẳng giới, và hiện sống ở Madrid, Tây Ban Nha.
Yến Nhi biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: