Đảng Dân Chủ đặt cược gấp đôi vào các luật bầu cử
Không lâu trước khi bước vào kỳ nghỉ tháng Tám, các đảng viên Dân Chủ tại Thượng viện đã chấp thuận Đạo luật Vì Người Dân (S.1) đưa ra khỏi ủy ban để tranh luận trong tương lai. Mặc dù vấn đề đã được tranh luận gay gắt trong gần một năm nay, nhưng nó có khả năng gần như đứng đầu bảng xếp hạng của Đảng Dân Chủ sau khi họ trở lại [sau kỳ nghỉ].
Đối với một số đảng viên Dân Chủ trong Quốc hội như Dân biểu Terri Sewell (Dân Chủ-Alabama), việc thúc đẩy thông qua các dự luật bầu cử cả hai viện là ưu tiên đứng đầu. Trong một ý kiến được đăng trên Montgomery Advertiser, bà Sewell đã lập luận rằng các luật về tính liêm chính của cử tri cấp tiểu bang đang đặt Đạo Luật Quyền Bầu Cử (VRA) năm 1965 “vào tình thế nguy hiểm.” Bà Sewell đã so sánh “nỗ lực cấp tiểu bang nhằm hạn chế quyền bỏ phiếu” với “các cuộc tấn công Jim Crow thời hiện đại.” Trên hết, bà Sewell chỉ trích Tối cao Pháp viện (SCOTUS) vì đã “giáng một loạt đòn thảm khốc vào VRA, rút bỏ các điều khoản quan trọng và đưa trở lại tất cả nhưng thiếu hiệu quả.”
Bàn về cùng chủ đề này giữa Hạ viện, bà Sewell đã đề cập đến hai “đòn thảm khốc” như vậy của SCOTUS.
Đầu tiên, bà đã chỉ ra quyết định năm 2013 ở Shelby County v. Holder (pdf), khi SCOTUS gạch bỏ một phần, vốn yêu cầu sự chấp thuận của liên bang, để các tiểu bang thay đổi luật bỏ phiếu của họ. SCOTUS đã phán quyết rằng tình hình đã thay đổi đáng kể từ năm 1965 đến 2013 đến mức “các biện pháp đặc biệt” được áp dụng trong dự luật này không còn đúng nữa.
Bà cũng đề cập đến ông Brnovich của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ (2013). Arizona đã được đưa ra trước SCOTUS để bảo vệ hai luật liên quan đến việc bỏ phiếu qua thư tức bỏ phiếu khiếm diện. Đầu tiên cấm bất kỳ ai khác ngoài người thân hoặc người quản lý hợp pháp để thu thập những lá phiếu này; thứ hai yêu cầu rằng các lá phiếu được bỏ tại khu bầu cử sai trái phải bị loại bỏ. Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ (DNC) lập luận rằng những luật này cấu thành nỗ lực “từ chối hoặc hạn chế quyền bỏ phiếu của bất kỳ công dân nào của Hoa Kỳ vì lý do chủng tộc hay màu da” và là vi phạm VRA. SCOTUS đã đứng về phía Arizona 6-3, phán quyết rằng không có quy tắc nào được tiểu bang này ban hành với ý định phân biệt đối xử và do đó không phải là vi phạm VRA.
Trình bày tại Hạ viện, bà Sewell đã phê phán các luật của tiểu bang này: “[chúng] sẽ hạn chế quyền bỏ phiếu … bằng cách đẩy cử tri xếp hàng dài hơn, không thể tiếp cận được các địa điểm bỏ phiếu, yêu cầu ID cử tri nghiêm ngặt, máy bỏ phiếu bị hỏng, thanh lọc danh sách cử tri và đăng ký phức tạp.”
Để đáp lại điều này, bà Sewell cho biết bà đã giới thiệu một dự luật tại Hạ viện có tên là “Đạo luật Thúc đẩy Quyền Bầu cử của John R. Lewis,” (H.R. 4) sẽ “khôi phục các điều khoản chính của VRA đã bị Tối cao Pháp viện rút bỏ.” Hơn nữa, dự luật này “một lần nữa sẽ cấm bất kỳ tiểu bang hoặc khu vực pháp quyền nào có lịch sử phân biệt đối xử thực hiện bất kỳ thay đổi về bầu cử nào mà không nhận được sự chấp thuận trước từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.”
Né tránh quyền tranh luận không giới hạn (Filibuster)
Những cáo buộc cùng luật được đề xướng của bà Sewell chỉ ra một xu hướng lớn hơn trong Đảng Dân Chủ.
H.R. 4 chỉ là một trong nhiều đề xướng của Đảng Dân Chủ về các dự luật bầu cử. Thượng nghị sĩ Jeff Merkley’s (Dân Chủ-Oregon) cùng “Đạo luật Vì Người dân” (S.1) là người đi đầu trong số các đề xướng này, đã được chuyển ra khỏi ủy ban để tranh luận về sau; Dân biểu John Sarbanes (Dân Chủ-Maryland) đã giới thiệu cùng dự luật này tại Hạ viện (H.R. 1). Quay trở lại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Jon Ossoff (Dân Chủ-Georgia) đã giới thiệu “Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu” (S.2615).
Một số đảng viên Dân Chủ đang tìm cách né tránh những nỗ lực của Đảng Cộng Hòa, qua các dự luật bầu cử được tranh luận không giới hạn, bằng cách thay đổi các quy tắc của Thượng viện. Dân biểu Jim Clyburn (Dân Chủ -Nam Carolina.) trong một cuộc phỏng vấn với Mehdi Hassan đã nói thêm ý kiến của mình rằng không được để quyền tranh luận không giới hạn ngăn chặn những kiểu luật như vậy. Ông Clyburn giải thích, “Các câu hỏi về quyền thuộc hiến pháp không nên được đưa ra để tranh luận không giới hạn.” Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar (Dân Chủ-Minnesota) đã được hỏi về việc thay đổi quyền tranh luận không giới hạn nhằm ban hành luật bầu cử và đáp lại rằng bà ủng hộ việc cải cách hoặc loại bỏ quy tắc này, cắt nghĩa rằng “quý vị phải hoàn thành công việc vào một lúc nào đó chứ.”
Tuy nhiên, có một vài thách thức khiến điều này khó có thể xảy ra. Đầu tiên, Tham vụ Báo chí Jen Psaki cho biết trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc rằng Tổng thống Biden “không ủng hộ việc loại bỏ hệ thống quyền tranh luận không giới hạn vì điều này đã được sử dụng thường xuyên theo nhiều cách.” Thứ hai, những người theo Đảng Dân Chủ ôn hòa tại Thượng viện như Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) đã nói rằng họ sẽ không loại bỏ quyền tranh luận không giới hạn.
Nhưng chính phủ TT Biden có kế hoạch sử dụng quyền hành pháp để đáp ứng những cáo buộc này. Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết trong một cuộc họp báo rằng “chúng tôi sẽ tập hợp đội bảo vệ cử tri lớn nhất mà chúng tôi từng có để bảo đảm rằng toàn bộ người dân Mỹ đều có thể bỏ phiếu.” Hiện vẫn chưa rõ đội bảo vệ cử tri này sẽ yêu cầu những gì, nhưng đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy lập trường của phía chính phủ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa kết luận về việc liệu ID cử tri và các biện pháp an ninh khác có ảnh hưởng không cân xứng đến nhóm thiểu số hay không. Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Chicago đã xác định rằng “luật nhận dạng nghiêm ngặt có tác động tiêu cực khác nhau đến tỷ lệ cử tri của các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số trong các cuộc bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.” Nhưng kết luận này đã bị thách thức trong một nghiên cứu tiếp theo của các nhà nghiên cứu tại đại học Yale, Stanford và Pennsylvania. Họ phán quyết rằng phương pháp luận và phân tích yếu kém trong nghiên cứu này đã làm sai lệch kết quả, [do đó] kết quả này là không thuyết phục chừng nào những sai sót này được sửa chữa. Một nghiên cứu của Harvard thậm chí còn tự tin hơn rằng luật ID cử tri “không có tác động tiêu cực đến việc đăng ký hoặc cử tri đi bầu, trên tổng thể hay cả đối với bất kỳ nhóm nào được xác định theo chủng tộc, giới tính, tuổi tác hoặc đảng phái.”
Tuy nhiên, có khả năng các đảng viên Dân Chủ tại Quốc hội sẽ tiếp tục thúc đẩy vấn đề này sau khi họ trở lại sau kì nghỉ. Bất chấp việc chiếm đa số, họ vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đầu tiên là thông qua và sau đó là duy trì luật này. Thách thức đầu tiên có thể sẽ đến tại Thượng viện, nơi các đối thủ của Đảng Cộng Hòa có thể sử dụng quyền tranh luận không giới hạn đối với bất kỳ luật nào được đề xướng. Nếu các đảng viên Dân Chủ tại Thượng viện cố gắng thay đổi luật về quyền tranh luận không giới hạn như ông Clyburn và bà Klobuchar đã đưa ra, dự luật có thể được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu mong manh theo kiểu các đảng phái bỏ phiếu theo các cách khác nhau (party-line vote)—mà trong đó các đảng viên Dân Chủ không thể buông tha cho bất kỳ sự phản bội nào. Thách thức thứ hai đối với Đảng Dân Chủ có thể sẽ đến từ các tòa án. Các tiểu bang bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ cố gắng đưa vấn đề lên Tối cao Pháp viện. Và với các phán quyết trước đó của SCOTUS, không rõ liệu có bất kỳ dự luật nào trong số này có thể tồn tại trước thử thách này hay không.
Joseph Lord là một phóng viên về Quốc hội cho The Epoch Times, chuyên tập trung vào đảng Dân chủ. Ông có bằng Cử nhân Triết học tại Đại học Clemson và là một học giả trong Chương trình Lyceum.
Do Joseph Lord thực hiện
Thiện Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: