Dân thường lật tẩy đường dây buôn bán trẻ sơ sinh chợ đen ở Trung Quốc
Một thường dân đã lật tẩy thị trường chợ đen của Trung Quốc dính líu đến việc buôn bán trẻ sơ sinh dưới chiêu bài nhận con nuôi sau một cuộc điều tra bí mật kéo dài một năm.
Theo tờ The Paper, một tờ báo kỹ thuật số quốc doanh của Trung Quốc, một người dân đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chống lại nạn buôn người. Thường dân kể trên là anh Chính Nghĩa Thượng Quan (Zhengyi Shangguan), đã tham gia vào một nhóm WeChat buôn bán trẻ em, dưới danh nghĩa là một phụ nữ hiếm muộn khao khát có một cô con gái. Sau một thời gian dài bí mật hoạt động trong group, anh Thượng Quan đã dần lấy được lòng tin của người môi giới trung gian và sau đó được coi là một người mua phù hợp.
Có khoảng 100 thành viên trong nhóm WeChat này, bao gồm những người đến từ nhiều tỉnh và thành phố khác nhau ở Trung Quốc. Do khả năng nhận dạng từ vựng nhạy cảm của WeChat, nhóm này thường xuyên [tự] giải tán rồi sau đó lại lập một nhóm [mới]. Thành viên mới phải nói rõ nhu cầu của họ nếu không sẽ bị xóa khỏi nhóm trò chuyện này.
Anh Thượng Quan đã có thể xác định các ám ngữ mà nhóm này sử dụng nhằm tránh việc phát hiện từ ngữ [nhạy cảm của WeChat]. Ví dụ: từ lóng “bao” biểu thị cho “em bé.” Chữ cái tiếng Anh “S” biểu thị cho “việc gửi con nuôi,” và chữ “L” biểu thị cho “việc chấp nhận nhận con nuôi.” Hai ký tự Latin này tương ứng với bán và mua.
Vào ngày 11/06, anh Thượng Quan nhận được một tin nhắn [chứa] ám ngữ trên WeChat gợi ý rằng đã có một bé gái [phù hợp với nhu cầu], tiếp sau là một cuộc trò chuyện qua điện thoại. Bên liên hệ với anh Thượng Quan là cô Chu (Zhu), một trong những người bị cáo buộc là chủ mưu.
Cô Chu cho biết bé gái này dự kiến sẽ được sinh vào khoảng ngày 20/07 tại một bệnh viện và giá sẽ là 17,000 USD. Sau đó, cô ấy đã bảo đảm đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh bằng một tiền sử di truyền trong sạch và đề nghị được ở đó trong toàn bộ quá trình sinh nở. Để xua tan hơn nữa những lo lắng của người mua, cô Chu cũng đề xướng rằng có thể thanh toán vào ngày sinh bé gái này, nhưng chỉ chấp nhận tiền mặt.
Ngoài ra, cô Chu đã nhiều lần nói rằng không nên làm giấy khai sinh [luôn], bởi vì lấy giấy khai sinh sau sẽ dễ dàng [hơn]. Tuy nhiên, nếu yêu cầu, chi phí để làm luôn giấy khai sinh là 6,000 USD. Cô ấy giải thích rằng việc nhận giấy khai sinh tại thời điểm sinh nở sẽ phải đòi hỏi người mẹ ruột sử dụng danh tính của người mua để đăng ký [nhân khẩu] cho đứa trẻ, điều này không lý tưởng vì nếu như người mẹ biết người mua là ai, thì tương lai cô ấy có thể quyết định tìm con của mình. Theo cô Chu, [chuyện] sẽ rất phiền phức nếu biết được rằng một ngày nào đó người mẹ ruột có thể tìm thấy con mình.
Sau khi trao đổi kỹ lưỡng, anh Thượng Quan đã biết được toàn bộ quy trình sinh nở và chi tiết giao dịch: Một thai phụ thông thường được đưa vào phòng sinh của bệnh viện vào buổi sáng. Trong ba ngày tiếp theo, em bé sơ sinh này sẽ được các y tá chăm sóc và sàng lọc các bệnh tật và dị tật. Sau khi hoàn tất các thủ tục khám [sàng lọc], thì em bé này đã sẵn sàng để được xuất viện. Khi xuất viện, các y tá sẽ trực tiếp trao em bé cho cô Chu. Sau khi thu tiền, cô Chu chuyển em bé cho người mua cùng với một “giấy cam kết nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi” có chữ ký của người mẹ ruột – sau đó giao dịch hoàn tất.
Cô Chu dường như đã đưa ra từng đường đi nước bước trong các hoạt động của mình và thậm chí còn cung cấp trước cho người mua những lời khuyên. Cô ấy gợi ý rằng tốt nhất nên giả vờ mang thai vài tháng trước khi tiến hành giao dịch này. Nếu không, bạn bè và hàng xóm có thể thắc mắc khi một đứa trẻ tự nhiên xuất hiện. Nếu chuyện này không được thực hiện đúng cách, “nó có thể ảnh hưởng không tốt đến tương lai của đứa bé,” cô Chu nói, theo Phượng Hoàng, một kênh truyền thông do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Để bảo đảm các hoạt động diễn ra suôn sẻ, cô Chu đã tuyên bố rằng cô có liên kết với các bệnh viện địa phương và các bác sĩ và y tá thường nhắm mắt làm ngơ. “Anh phải chi những gì mình phải chi để làm cho mọi thứ hoạt động,” cô Chu nói thêm, và gợi ý rằng có những nhân viên khác cũng nằm trong đường dây hoạt động này.
Cô Chu khẳng định đã tốt nghiệp thạc sĩ và từng là một giáo viên chính thức. Sau khi tái hôn, cô không thể có thai và bắt đầu hành trình 10 năm để có được một đứa con và vô tình bước vào nghề buôn bán trẻ em. Người trung gian trong nhóm WeChat đã từng giúp cô tìm được một người đẻ thuê, và hai người này đã trở thành những người cùng làm việc với nhau trong đường dây này.
Ông Shawn Lin là một Hoa kiều sinh sống tại New Zealand. Ông đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc.
Do Shawn Lin thực hiện
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: