Donald Trump – Tổng thống của lòng dân
“Số đông thầm lặng” – nhân tố gây bất ngờ mang lại chiến thắng cho Trump năm 2016 đã trở thành nỗi ám ảnh đối với truyền thông, cánh tả, đảng Dân chủ vào năm 2020. Đó là lý do họ phải đánh cắp cuộc bầu cử?
Sau khi hàng loạt những chứng cứ gian lận bầu cử của Đảng Dân Chủ Mỹ bị phanh phui âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử, nhiều kênh truyền thông dòng chính của Mỹ đã công bố ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden là người dẫn đầu, thì những người Mỹ ủng hộ tổng thống Trump đã không còn im lặng nữa.
Nhiều ngày qua, hàng trăm ngàn người ở khắp nơi trên nước Mỹ đã kéo về Washington DC tham gia “Tuần hành vì Trump” (March For Trump), “Ngăn đánh cắp cuộc bầu cử” (STOP THE STEAL). Rất nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump và các đoàn xe từ khắp nơi trên nước Mỹ đã đến và tham gia “Million MAGA March” (Tuần hành triệu MAGA). Trong lễ diễn hành, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã hát quốc ca và đồng thanh “Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Làn sóng những người ủng hộ Trump đã bắt đầu lan tỏa từ cuộc bầu cử 2016. Là một người chưa từng tham gia chính trường nhưng Donald Trump đã thu hút được sự chú ý quan tâm của cử tri tới mức giới chính trị gia cả 2 đảng ngạc nhiên về sự yêu mến của người dân đã đưa ông lên nhóm dẫn đầu Đảng Cộng Hòa. Những cuộc tranh luận với sự có mặt của Trump luôn khiến toàn bộ cử tri phấn khích. Ông là lý do tại sao người Mỹ xem các cuộc tranh luận, và các chương trình tranh luận bầu cử được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử truyền hình, biến cuộc bầu cử trở thành một sự kiện mà cử tri đều theo dõi với sự háo hức say mê. Tại sao người dân Mỹ lắng nghe ông và đón nhận một người ngoại đạo lần đầu bước ra tranh cử?
Không thể mua chuộc
Trong khi các chính trị gia tham gia chiến dịch tranh cử theo cách truyền thống là vận động hành lang và nguồn tài trợ, Trump tự chi trả phần lớn cho chiến dịch tranh cử của mình.
“Tôi sẽ dùng tiền riêng của mình. Tôi không sử dụng người vận động hành lang. Tôi không sử dụng tiền quyên góp. Tôi không quan tâm. Tôi thực sự giàu có”. Trump nói trong buổi chính thức tuyên bố tranh cử.
Con át chủ bài của Trump là việc ông không phải người đại diện về chính trị như thông thường. Ông chỉ rõ rằng: các phương pháp gây quỹ đã sản sinh ra các chính trị gia. Chính trị gia là kết quả của các nguồn quyên góp cho chiến dịch, họ sẽ phân phát lợi ích chính trị sau khi được ngồi vào vị trí cao, tạo thành những nhóm lợi ích riêng.
“Tôi đã quan sát các chính trị gia. Tôi đã thương thảo với họ trong suốt cuộc đời mình. Họ sẽ không bao giờ khiến nước Mỹ lại trở nên vĩ đại. Họ hoàn toàn bị khống chế bởi những người vận động hành lang, những nhà tài phiệt và những lợi ích đặc biệt.”
“Tôi không phải là một chính trị gia. Tôi không thể bị mua chuộc. Tôi sẽ không chạy loăng quăng khắp đất nước để xin mọi người tài trợ tiền cho chiến dịch của tôi. Tôi sẽ không nợ bất kỳ ai bất kỳ cái gì. Tôi sẽ không mang ơn bất kỳ ai.”
Là một “tay mơ” chính trị, một doanh nhân quyết định ra tranh cử và tự chi trả phần lớn cho chiến dịch của mình, đối đầu với hàng chục chính trị gia lão luyện và bộ máy vận động hành lang toàn quyền chi phối truyền thông chính thống, tại sao Trump tự tin rằng ông chắc chắn sẽ thắng?
Đặt cuộc vào… lòng dân
Trump từng kinh doanh sòng bạc. Trong “ván bài tổng thống” của mình, Trump không theo cách truyền thống của các chính trị gia, xoay chuyển cuộc bầu cử dựa vào những người nhà tài trợ và vận động hành lang, ông đặt cược chiến thắng của mình vào… lòng dân! Trump chính là phiên bản mà nhóm người theo cách gọi của Nixon là “Đa số thầm lặng” (Silent majority) muốn thấy trong chính trị hôm nay, một người ngoài cuộc.
Trong khi các chính trị gia phải chi hàng tỷ đô la cho quảng cáo tranh cử, Trump chẳng phải bỏ xu nào cho việc quảng bá. Thay vào đó, ông thích đến các điểm tranh cử, tiếp xúc với cử tri, chia sẻ những kế hoạch để khôi phục lại một nước Mỹ vĩ đại.
Đằng sau những thứ “lố bịch” mà giới truyền thông cố tình mô tả ông, người dân nhận ra ông hiểu sâu sắc những vấn đề cốt lõi của nước Mỹ đang đối diện và có giải pháp dứt khoát cho tất cả. Cử tri phấn khích với những kế hoạch thay đổi nước Mỹ một cách mạnh mẽ. Nếu như năm 2016, họ đánh cuộc vào một tỷ phủ lần đầu bước chân vào chính trường, thì năm 2020, họ đã hiểu rằng ông luôn làm tốt hơn cả những gì đã hứa.
Ông nhìn thấy, cảm nhận và hiểu những điều mà giới lãnh đạo thiên tả phớt lờ, đó chính là tiếng nói âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng những người dân Mỹ. Những vấn đề lớn mà đất nước phải đối mặt năm 2017 – kinh tế suy thoái, khủng bố và nhập cư, những người Mỹ đang nghẹt thở vì thuế má cao, mệt mỏi vì mất việc làm cho các thị trường nước ngoài vì các thỏa thuận tự do thương mại toàn cầu.
Sự hào nhoáng mới mẻ của một tổng thống da màu đầu tiên đã dần thay thế bởi sự thất vọng và niềm tin là chính quyền của những người trong giới tinh hoa này chống lại những người thấp cổ bé họng. Sự thất vọng với chính quyền vào năm 2016 đã biến thành sự tức giận với những kế hoạch lật đổ tổng thống đương nhiệm, nỗi kinh hoàng gây ra bởi bạo loạn BLM được đảng Dân chủ hậu thuẫn.Không một ai trong chiến dịch tranh cử hiểu rõ hơn Donald Trump về tâm trạng bất bình trong xã hội Mỹ đối với thể chế chính trị ở thủ đô Washington.
“Họ tìm một ai đó sẽ xoay chuyển đất nước này – một người có khả năng xoay chuyển đất nước này. Họ đã mệt mỏi với những người thiếu năng lực.”
Ông nhận ra: “Tầng lớp lãnh đạo bảo vệ chính họ chứ không phải người dân”, và họ đang dùng tiền của người Mỹ để “tái thiết các quốc gia khác”.
“Từ lâu một nhóm nhỏ ở thủ đô đã thu lợi từ chính phủ trong khi người dân phải chịu thiệt. Washington đã phát triển mạnh mẽ nhưng người dân không được hưởng chung sự giàu có đó. Các chính trị gia ngày càng thành công phát đạt, nhưng việc làm lại ra đi, các nhà máy thì đóng cửa.” (Trump phát biểu trong buổi lễ đắc cử 2017)
Trump nói chuyện một cách đơn giản, gần gũi với cử tri toàn nước Mỹ, những người đã quá lâu cảm thấy xa cách và thất vọng với một lứa chính trị gia chỉ phục tùng cương lĩnh của Đảng mà cuối cùng, nói vẫn nói mà làm vẫn không làm – Trump nói ông ta sẽ nói đi đôi với làm. Ông cất tiếng nói về những điều mà hàng triệu người Mỹ từ lâu đã ấp ủ, sự xói mòn của nền văn hóa và sự phản bội của những lý tưởng nguyên mẫu Mỹ.
Điều quan trọng là, Trump nhìn thấy một quảng trường đầy người và được nhắc nhở rằng ông lên tiếng vì họ, rằng ông có một quyền lực đạo đức mà không ai trong bộ máy quan liêu hay tầng lớp tinh hoa chính trị Washington có được.
‘MAGA’
“Tôi nghĩ rằng mọi người coi tôi là một người yêu tổ quốc. Nhưng quan trọng hơn, có thể họ xem tôi là người sẽ không để đất nước tuyệt vời của chúng ta bị xâu xé bởi quá nhiều người khác. Tất cả đều đang xâu xé chúng ta. Và tôi nghĩ họ thấy điều đó.” (Phỏng vấn Donald Trump, George Stephanopoulos, ABC News)
Khẩu hiệu “Make America Great Again”, hàm ý rằng nước Mỹ đang không ổn và cần được sửa chữa, cần được vĩ đại trở lại. MAGA chạm đến những lo lắng của người dân về tương lai của nước Mỹ sau 8 năm cầm quyền của Obama, nó cho thấy ông thấu hiểu sự chán nản, thất vọng mà nước Mỹ đang đối diện nhưng đảng Dân Chủ phớt lờ và khẳng định chẳng có vấn đề gì với nước Mỹ, nước Mỹ vẫn vĩ đại và không cần sự thay đổi nào khác.
Trump hiểu sự khao khát thay đổi trong lòng nước Mỹ, và MAGA chính là kế hoạch cho những người mong muốn một sự thay đổi.
Trong khi Hillary Clinton chọn khẩu hiệu cho chiến dịch của mình là: “Chúng ta không thể để Donald Trump làm tổng thống” và “I’m with her” (Tôi theo cô ấy).Khẩu hiệu của Hillary đã nói lên tất cả: Bầu cho tôi, vì tôi không phải là Trump, ông ta là ác quỷ, hãy để tôi dẫn dắt các bạn. Không có một kế hoạch nào cho nước Mỹ! Kế hoạch lớn nhất của đảng Dân chủ luôn là lật đổ Trump và đi ngược lại những gì ông muốn làm. Và tất cả trong khẩu hiệu đó là Hillary Clinton.
Khẩu hiệu của Trump: “Make America Great Again”. Không có Trump! Hoàn toàn là kế hoạch cho nước Mỹ và người dân Mỹ.
Trong các cuộc tranh luận, Trump nói về kế hoạch đưa việc làm và công xưởng lại cho người Mỹ và cho nước Mỹ, về một đường biên giới đủ an toàn cho người dân Mỹ, về việc giảm thuế để khôi phục sản xuất, về ưu tiên nước Mỹ trước tiên thay vì đi tái thiết các quốc gia khác, về kế hoạch chăm sóc người dân, về ưu tiên cho lực lượng quân đội, bảo vệ đức tin, quyền tự do tín ngưỡng… Phe cánh tả tập trung và việc soi mói những lời nói bỗ bã theo phong cách Trump để kết tội ông kỳ thị chủng tộc, giới tính, và lấp liếm những vụ bê bối của họ.
… thì “số đông im lặng” đã có sự lựa chọn cho mình.
Cánh tả sở hữu truyền thông, Trump có ‘sức mạnh của sự im lặng’
“Đa số thầm lặng đứng với Trump” – là khẩu hiệu những người ủng hộ Trump tạo nên. Nó nhỏ bé và âm thầm và hoàn toàn bị lu mờ bởi giới truyền thông vốn là cái loa phóng thanh của đảng Dân chủ với sứ mệnh nhấm chìm Trump trong những lời miệt thị, buộc tội.
“Đa số thầm lặng”, trong mắt của giới tinh hoa cầm quyền, là những người cần được dẫn dắt mà giới tinh hoa ra lệnh cho họ phải sống và suy nghĩ như thế nào hoặc những gì họ được phép hay không được phép nói ra.
Khi đảng Dân chủ không ngừng tấn công “Trump phân biệt chủng tộc, và những người bầu cho Trump cũng vậy”, Hillary Clinton còn gọi những người ủng hộ Trump là “những kẻ đáng thương”. Đột nhiên, việc ủng hộ một ứng viên khiến người dân Mỹ trở thành kẻ phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, và họ chọn không công khai ủng hộ Trump, họ chọn nói trong im lặng bằng sức mạnh của lá phiếu, bởi vì, truyền thông không thuộc về họ.
Trump chiến thắng sau tất cả những cuộc thăm dò cho thấy ông đang thất bại, truyền thông thiên tả và đảng Dân chủ choáng váng nhận ra số lượng người khổng lồ im lặng đó đã âm thầm bầu cho Trump.Chiến thắng bất ngờ và gây sốc của Donald Trump năm 2016 cho thấy giới lãnh đạo ở Washington và truyền thông tinh hoa xa rời quần chúng Mỹ đến thế nào.
Nếu như đảng Dân chủ sở hữu truyền thông và phát cái loa chính thống, thì Trump nắm giữ những tiếng nói thầm lặng, đó là ẩn số bí mật mà đảng Dân chủ đã coi thường khi tin rằng giới tinh hoa mới là người nên điều hành và dẫn dắt đám dân chúng ngu ngơ.
Truyền thông cánh tả là cơ quan ngôn luận của giới tinh hoa, hàn lâm và giới chính trị gia Washington. Trump cất tiếng lòng của người dân, và họ dùng sự im lặng để bầu cho ông chiến thắng. Sức mạnh của đám đông thầm lặng là lá bài bí mật mà chỉ Trump nhận ra ngay từ đầu, và đó là lý do ông tin rằng ông giành chiến thắng.
Không ai biết khối này đông đảo đến cỡ nào và nhất là sẽ tham gia bầu cử đông đảo đến mức nào. Đây là bí số chẳng những quan trọng nhất mà cũng là hiểm hóc nhất. Đó chính là bí số đã khiến tất cả khối Dân chủ và truyền thông thiên tả dự đoán sai lầm trong cuộc bầu cử 2016 và chắc chắn sẽ là nhân tố quyết định chiến thắng cho cuộc bầu cử 2020.
Số đông thầm lặng – Nỗi ám ảnh của cánh tả năm 2020
Tháng cuối trước ngày bầu cử là tháng 10, cả 322 cuộc thăm dò đoán ứng viên Hillary Clinton toàn thắng. Khi Donald Trump ca khúc khải hoàn, truyền hình dừng lại khá lâu ở một cái biển nhỏ được một cử tri giơ cao với dòng chữ”The Silent Majority Stands with TRUMP” (Đa số thầm lặng đứng với Trump)
Đó là lý do mà phe cánh tả Dân chủ, truyền thông và nhóm tài phiệt bằng mọi giá đánh cắp cuộc bầu cử, bởi họ biết rõ rằng, nếu cuộc bầu cử công khai, Trump sẽ chiến thắng long trời lở đất. Đó là điều họ sợ hãi. Bởi vì “số đông thầm lặng” – nhân tố gây bất ngờ mang lại chiến thắng cho Trump năm 2016 vì chọn đặt niềm tin vào những gì Trump đã nói thì giờ đây ngay cả những người chưa ủng hộ ông khi đó đã nhận ra rằng, ông thực hiện tất cả những gì đã hứa. Cho nên đám đông thầm lặng ấy sẽ còn bùng nổ hơn năm 2016 rất nhiều.
Chắc chắn phe cánh tả và truyền thông đã chuẩn bị cho kế hoạch đánh cắp cuộc bầu cử này kỹ lưỡng, bởi họ đã rút kinh nghiệm sau khi nhận ra sức mạnh “số đông thầm lặng” của Donald Trump từ sau cuộc bầu cử 2016.
Khi truyền thông đã trở thành phương tiện chính trị của phe cánh tả, bỏ qua vai trò báo chí độc lập và từ chối đưa tin tức chân thực, thì số đông thầm lặng đã sử dụng quyền riêng tư của bức màn của thùng phiếu để làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe.
“Tôi chờ được những thử thách của việc làm Tổng thống và sẽ làm những điều tuyệt vời cho đất nước của chúng ta. Tôi sẽ khiến nước Mỹ trở nên giàu có, mạnh mẽ, và đáng kính trọng một lần nữa. Tôi cũng sẽ khiến nước Mỹ trở thành một quốcgia có “trái tim lớn”, biết quan tâm đến người dân của mình.”
Lý giải sự gắn kết
Mặc dù sở hữu những tòa nhà tòa bóng bẩy Donald Trump thực sự lại không hề màu mè hay phô trương. Ông thích bánh mì nướng, bánh mì ép phô mai và coke không đường. Trump mặc dù vô cùng giàu có, cảm thấy rằng mình đồng cảm với những người bình thường.
Trong “Trump: tồn tại trên đỉnh cao”, Trump viết: “Khi tôi đi đi dạo, khoảng 25 người hoàn toàn không quen biết tôi vẫy tay và hét lên “Chào Donald, khoẻ không ông Donald”, hoặc “Tiếp tục làm việc tốt như vậy nhé.” Việc này minh chứng cho tôi một điều là những con người lao động bình thường thích nghi và cảm thấy an toàn hơn nhiều so với những người được cho là thành công đang quan sát họ từ tên các căn hộ chung cư cao cấp của mình”.
Nguồn gốc xuất thân của Trump giải thích làm thế nào tỷ phủ có thể kết nối thành công với giới lao động phổ thông, những người đã tạo thành nền tảng trong chiến thắng bầu cử của ông:
“Tôi thích bất động sản, tôi yêu những tòa nhà. Tôi đang xây tòa tháp dân cư cao nhất thế giới ngay phía trước Liên Hợp quốc. Tôi yêu tòa tháp đó. Tôi thích được đi đến đó. Tôi yêu thích cảm giác được ở bên những công nhân. Tôi thích đi lại trong xi măng cát vữa. Ý tôi là, điều đó thật khó tin. Và tất cả họ là những người thật sự ủng hộ tôi, bỏ phiếu cho tôi, những người đang xây dựng những tòa nhà đó, và tất cả những tòa nhà đó có mặt trên khắp đất nước. Công nhân là những người thật sự thích tôi.” (Larry King Live, CNN)
Sự thân thuộc và quan tâm của Trump đối với những người lao động đã giúp ông thành công trong việc trở thành một ứng cử viên tổng thống cho một chính quyền như lời của Lincoln: “Của dân, do dân và vì dân”.
“Ông dành hàng giờ làm việc trên công trường, nói chuyện với các đội xây dựng, không phải kiểu người giam mình trong các văn phòng. Một trong các lý do khiến ông thành đạt với tư cách là một doanh nhân là vì ông lắng nghe mọi người, các giám đốc điều hành tỷ phú thường không hỏi người lao động để lấy ý kiên vầ công việc họ đang làm. cha tôi là một ngoại lệ.”(Ivanka nói về cha).
Họ – giới tinh hoa vốn quá xa rời dân và mặc kệ dân chúng sống trong thảm họa, đã không hiểu được sự bất mãn âm thầm trong dân chúng bùng nổ khi Donald Trump nói lên tiếng nói của lòng họ. Ông bị chỉ trích dữ dội khi nhận định về những người nhập cư bất hợp pháp, bị chế giễu vì lối nói ứng khẩu, phô trương, khoe khoang sự giàu có, giới tinh hoa hắt hủi ông ông nhưng thông điệp của ông vang vọng với những người dân Mỹ bình thường người dân đã mệt mỏi vì chính phủ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Phong trào vĩ đại: Chính phủ trở về tay nhân dân
Trump khẳng định rằng chiến dịch tranh cử của ông không phải là một chiến dịch mà là “một phong trào vĩ đại không thể tin nổi gồm hàng triệu đàn ông và phụ nữ cần lao, những người yêu đất nước của họ và muốn một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn cho họ và cho gia đình họ.”
Phát biểu trong lễ nhậm chức tổng thống 2016, ông nhấn mạnh, chính người dân là lý do để ông tranh cử tổng thống, và chiến thắng của ông “không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang chính quyền khác hay từ một đảng này sang đảng khác. Chúng ta đang chuyển giao quyền lực từ Washington DC và đưa nó trở lại với các bạn – người dân của chúng ta.”
“Vấn đề thực sự không phải là đảng nào kiểm soát chính quyền, mà là chính phủ của chúng ta có được người dân kiểm soát hay không.”
Lời ông nói mang thông điệp cốt lõi: chiến thắng của ông là một phong trào rộng khắp của mọi người, tập trung vào việc buộc chính phủ phải làm việc vì người dân để Hoa Kỳ có thể là đất nước vĩ đại nhất trên thế giới.
Đó là phong trào với sự tham gia của mọi sắc tộc, mọi tôn giáo, mọi tầng lớp, và mọi tư tưởng “mong muốn và kỳ vọng chính quyền phụng sự cho người dân và chắc chắn sẽ phụng sự người dân”
Đó cũng là điều mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger nhận ra: “Ông Trump đặt nước Mỹ và người dân lên hàng đầu. Đây là lý do tại sao mọi người đều yêu mến ông ấy và đây là lý do tại sao ông ấy sẽ ở lại lâu dài để đảm trách nhiệm vụ. It nhất ông Trump đang nói về các vấn đề mà hầu hết người Mỹ đều quan tâm”
Khi số đông thầm lặng không còn im lặng nữa, thì sức mạnh của lòng yêu nước sẽ trở thànhtrận cuồng phong của lòng người trước những gian dối, bất công của một cuộc bầu cử gây chấn động, trước viễn cảnh thành trì của tự do cuối cùng đang bị phá vỡ, và sự tôn nghiêm của pháp luật bị chà đạp.
Đan Thư