‘Đại Tái Thiết’ là ‘đại thoái lùi’
“Quý vị sẽ không sở hữu gì, và quý vị sẽ hạnh phúc.” Tuyên bố mâu thuẫn này xuất phát từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), một tổ chức vận động hành lang phi chính phủ quốc tế được thành lập vào năm 1971 bởi kỹ sư và nhà kinh tế người Đức Klaus Schwab.
Diễn đàn này có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và kể từ khi thành lập, tổ chức này đã tài trợ cho các dự án được những người tìm cách đảo lộn trật tự kinh tế thế giới hiện tại nhiệt tình hưởng ứng.
Quan trọng hơn, WEF tổ chức cuộc tọa đàm Davos Agenda nổi tiếng, nơi các nhà kinh tế, chính trị gia, và thậm chí hoàng gia hàng đầu chia sẻ quan điểm của họ về các phát triển xã hội, tài chính, kinh tế và chính trị trên toàn thế giới. Gần đây, WEF đã kiên quyết thúc đẩy “Đại Tái Thiết” (“Great Reset”). Nhưng “Đại Tái Thiết” là gì?
Ông Klaus Schwab và ông Thierry Malleret đã xuất bản một cuốn sách vào tháng 07/2020, có tựa đề “COVID-19: Đại Tái Thiết”. Với ấn phẩm này, họ tìm cách xác định những điểm yếu của chủ nghĩa tư bản mà theo họ, là đã bị đại dịch phơi bày.
Nhưng ý tưởng này có thể bắt nguồn từ năm 1971 khi ông Schwab thành lập WEF và bắt đầu thúc đẩy khái niệm “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, khuyến khích các công ty từ bỏ mục đích vì lợi nhuận của mình và chấp nhận một chức năng xã hội. Tuy nhiên, cụm từ “Đại Tái Thiết” được sử dụng đầy đủ vào năm 2010 sau khi cuốn sách “Đại Tái Thiết” được Richard Florida xuất bản.
“Đại Tái Thiết” có thể được mô tả là một kế hoạch quốc tế-xã hội chủ nghĩa cấp tiến (triệt để) được thiết kế để “Đại Tái Thiết” lại nền kinh tế thế giới. Mục tiêu là cài đặt một hệ thống toàn trị, tập trung cao, được quản lý chặt chẽ, tương tự như Hệ thống Tín dụng Xã hội của Trung Quốc.
Ông Schwab đã không ngừng ca ngợi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, bao gồm một tuyên bố được đưa ra trong năm nay, trong đó ông nói với ông Tập rằng chế độ độc tài của Trung Quốc đã đạt được “những thành tựu kinh tế và xã hội đáng kể dưới sự lãnh đạo của ông Tập.”
“Đại Tái Thiết” nhằm mục đích xây dựng lại xã hội “bền vững” sau đại dịch COVID-19. Quá trình này đòi hỏi phải phá bỏ hệ thống “chủ nghĩa tư bản cổ đông” hiện tại và xóa bỏ “chủ nghĩa cá nhân.”
Ông Schwab và các nhà lãnh đạo “Đại Tái Thiết” khác “đã đưa ra các lập luận chống lại ‘chủ nghĩa tư bản cổ đông’ trong nhiều thập kỷ theo nghĩa đen, từ những năm 1970.”
Nhưng giờ đây, đại dịch COVID-19 được họ coi là một cơ hội để tái thiết hình thức thế giới, cải thiện cuộc cách mạng kỹ thuật số và cứu hành tinh khỏi những tác động được cho là của “biến đổi khí hậu.”
Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang diễn ra sâu rộng và tìm cách xâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống con người, bao gồm cả những suy nghĩ và nguyện vọng cá nhân của họ. Cách mạng kỹ thuật số cố gắng tái thiết lại các xã hội và nền kinh tế bằng các công nghệ xâm lấn của nó.
Sự tái thiết này bao gồm việc thay thế hình thức truyền thống của “chủ nghĩa tư bản cổ đông” bằng “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, loại bỏ ý tưởng rằng các công ty tồn tại để tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông của họ.
Khi ủng hộ “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, sự tái thiết này thúc đẩy ý tưởng rằng các công ty nên thúc đẩy hạnh phúc và sự thoải mái của tất cả các bên liên quan, cụ thể là tất cả các thành viên của xã hội.
Do đó, ý tưởng này biện minh cho một nỗ lực to lớn nhằm phân phối lại của cải trong xã hội và làm tối thiểu sự khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia.
Do đó, ý tưởng Tái lập này được lấy cảm hứng từ kiểu “chủ nghĩa tư bản” được thúc đẩy ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được mô tả là “nền kinh tế hai tầng, với các công ty độc quyền có lợi nhuận và nhà nước ở trên cùng và chủ nghĩa xã hội cho đa số bên dưới.”
Tất nhiên, ý tưởng rằng các công ty nên từ bỏ sứ mệnh tạo ra lợi nhuận, và theo đuổi phúc lợi chung của con người và hành tinh là xung đột vì nó thay đổi hoàn toàn mục đích truyền thống của con người.
Trong một bài báo làm sáng tỏ, học giả người Mỹ Michael Rectenwald lập luận rằng “Chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan không chỉ đòi hỏi các phản ứng của doanh nghiệp đối với các đại dịch và các vấn đề sinh thái như biến đổi khí hậu” mà còn là sự suy nghĩ lại về nhiệm vụ của các công ty đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương trong hệ sinh thái.
Ông lưu ý rằng, để đạt được hiệu quả này, cộng đồng quốc tế đã phát triển Chỉ số Môi trường, Xã hội, và Quản trị (ESG) để “thúc đẩy quyền sở hữu và kiểm soát sản xuất khỏi tình trạng không tỉnh thức hoặc không tuân thủ.”
Chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan đòi hỏi sự hợp tác của thế giới doanh nghiệp với chính phủ lớn để đè bẹp tinh thần chủ nghĩa cá nhân vốn có thể dựa vào đó để thành lập công ty theo mô hình cổ đông.
Đại dịch COVID-19 đã tạo cho những người ủng hộ “Đại Tái Thiết” một sự thúc đẩy to lớn bởi vì nó dẫn đến việc loại bỏ nhiều doanh nghiệp nhỏ, tạo điều kiện cho việc ra quyết định độc đoán, loại bỏ quan điểm cạnh tranh trong quản lý nền kinh tế, tạo ra một trạng thái phúc lợi không bền vững, và ảnh hưởng xấu đến giáo dục của trẻ em trong khi phá hủy khu vực độc lập của nền kinh tế.
Đại dịch cũng đã đẩy nhanh việc kiểm soát kỹ thuật số đối với con người và tăng theo cấp số nhân việc sử dụng các công nghệ nhận dạng khuôn mặt và thu thập dữ liệu, cùng với các cơ chế kiểm soát tùy ý, việc áp đặt các yêu cầu về vaccine, các vấn đề nguồn cung cấp rất lớn, và những lời ngụy biện không thực tế về không phát thải.
Phản ứng của chính phủ độc tài đối với đại dịch đã biến xã hội thành một bối cảnh thực sự tồi tệ.
Bản thân những thay đổi do cuộc cách mạng kỹ thuật số gây ra có thể không phải là bất thường cũng không phải là không mong muốn, nhưng việc sử dụng những phát triển công nghệ này để mang lại “Đại Tái Thiết” đang là mối đe dọa.
Chương trình Tái thiết này cũng được hỗ trợ của các phong trào trong xã hội, chẳng hạn như văn hóa hủy bỏ, phong trào về tính đúng đắn chính trị, và phong trào BLM (Black Lives Matter).
Người sáng lập chính của BLM, bà Patrisse Khan-Cullors, đã viết về chương trình này trong cuốn sách bán chạy nhất của mình: “ Khi họ gọi quý vị là một kẻ khủng bố: Hồi ký Black Lives Matter” (“When They Call You A Terrorist: A Black Lives Matter Memoir”), một cuốn sách mà bà tiết lộ “sự đánh giá cao của mình đối với công việc của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, đặc biệt là Những người cộng sản da đen.”
Về “văn hóa xóa sổ”, ông Alan Dershowitz, Giáo sư Luật Felix Frankfurter tại Đại học Harvard, mô tả nó là “Chủ nghĩa McCarthy mới của thế hệ ‘thức tỉnh’.”
Như với chủ nghĩa McCarthy cũ, ông giải thích, “nó kết thúc sự nghiệp, phá hủy di sản, tan vỡ gia đình, và thậm chí gây ra các vụ tự tử— khi không có thủ tục hoặc cơ hội để bác bỏ các cáo buộc thường sai hoặc phóng đại.”
Đối với “tính đúng đắn về chính trị”, ông Dershowitz giải thích cách “chính thuật ngữ này được đặt ra trong chế độ Stalin để áp đặt các giới hạn đối với tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, và các quyền tự do khác.”
Tất cả các phong trào quốc tế-xã hội chủ nghĩa này đều thống nhất với nhau trong mục tiêu chung là xóa bỏ bất kỳ sự chống đối nào đối với nghị trình “Đại Tái Thiết” của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, việc cấm đoán, ngăn chặn tự do ngôn luận, ngăn cản chủ nghĩa cá nhân, trí tuệ nhân tạo và công nghệ nhận dạng khuôn mặt, sự phân biệt đối xử do chính phủ áp đặt đối với những người chưa được chích ngừa, việc phân bổ điểm tín dụng xã hội được sử dụng để tạo điều kiện cho sự ra đời của một trật tự thế giới kinh tế mới.
Việc “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan” liệu có thể vận hành được là rất đáng ngờ. Thật vậy, tại sao mọi người lại muốn xây dựng một công ty nếu không phải vì mục đích sinh lợi?
Có thể hình dung rằng “Đại Tái Thiết”, nếu hoạt động như một biện pháp không khuyến khích việc hình thành doanh nghiệp, sẽ thay đổi cách thức hoạt động của chủ nghĩa tư bản. Thật vậy, “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan” về cơ bản hiểu sai bản chất của con người, đó là tự chăm sóc bản thân, không bị ràng buộc bởi “Đại Tái Thiết”, một hình thức của “chủ nghĩa tư bản cộng sản.”
Úc đang trên con đường thực hiện sứ mệnh đột phá mới này và đang chuẩn bị cho thế giới mới đầy dũng cảm này. Với mục đích này, chính phủ liên bang Úc đã thành lập “Diễn đàn Sản xuất tiên tiến trong Công nghiệp 4.0”, duy trì một trang web nhằm thúc đẩy sự kết nối của thế giới vật chất với thế giới kỹ thuật số.
Có ý kiến cho rằng này “Đại Tái Thiết” sẽ “bù đắp những thách thức truyền thống của chúng ta như chi phí lao động cao và khoảng cách với thị trường.”
Phản ánh về những nỗ lực kiên quyết của mình đối với việc thay đổi mục đích của các công ty, ông Rectenwald tin rằng “Đại Tái Thiết” là một “Đại Thoái lùi”. Ông kết luận một cách lạc quan bài báo của mình bằng cách dự đoán rằng “Đại Tái Thiết” sẽ thất bại vì các mục tiêu của nó “phụ thuộc vào sự xóa sổ đi không chỉ là thị trường tự do mà còn là sự tự do cá nhân và ý chí tự do.”
Ông Rectenwald dự đoán rằng việc tái thiết sẽ không thành công với điều kiện là chúng ta chiến đấu với nó “bằng tất cả khả năng của mình.”
Chúng ta hy vọng ông Rectenwald đúng vì tuyên bố của WEF “Quý vị sẽ không sở hữu gì, và quý vị sẽ hạnh phúc” là vô trách nhiệm một cách điên rồ và bỏ qua thực tế rằng xã hội được tạo nên từ những cá nhân có ý chí tự do.
Lời kết lại là, những người ủng hộ “Đại Tái Thiết” coi đại dịch COVID-19 là cơ hội để mở ra thương hiệu chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ 21 của họ. Nếu kế hoạch của họ thành công, hệ thống kinh tế hiện tại sẽ được thay thế bằng một hệ thống kinh tế tập trung, làm xói mòn các quyền cá nhân.
Do đó, nếu mọi người coi trọng các quyền của họ đối với quyền riêng tư, tài sản, tự do ngôn luận, và đại diện dân chủ, thì nghị trình “Đại Tái Thiết” và việc chính phủ liên bang Úc đang thực hiện nó nên được xem xét với sự nghi ngờ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Gabriël A. Moens là giáo sư luật danh dự tại Đại học Queensland, và từng là phó hiệu trưởng và trưởng khoa tại Đại học Murdoch. Năm 2003, ông Moens được thủ tướng trao tặng Huân chương Thế kỷ Úc cho những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ông đã giảng dạy rộng rãi trên khắp Úc, Á Châu, Âu Châu, và Hoa Kỳ. Ông Moens gần đây đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết “A Twisted Choice” (“Sự Lựa Chọn Xấu Xa”) (NXB Boolarong Press, 2020) và “The Coincidence” (“Sự Trùng Hợp Ngẫu Nhiên”) (NXB Connor Court Publishing, 2021).
Ông Augusto Zimmermann là giáo sư và trưởng khoa luật tại Viện Giáo dục Đại học Sheridan ở Perth. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Lý thuyết Pháp lý Tây Úc (WA) và là thành viên của ủy ban cải cách luật của WA từ năm 2012 đến năm 2017. Ông Zimmermann là trợ giảng của Đại học Notre Dame Australia, và đã đồng tác giả một số cuốn sách bao gồm COVID-19 Hạn chế & Tiêm chủng Bắt buộc — Quan điểm về Pháp luật (Tòa án Connor)
Gabriël Moens và Agusto Zimmermann thực hiện
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: