Đài Loan phản ứng ra sao khi Trung Quốc tuyên chiến ở eo biển?
Thời gian gần đây, tình hình eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng và cuộc chiến tranh xuyên eo biển giữa Đại Lục và Đài Bắc có thể bùng phát. Trung Quốc dường như đang muốn sử dụng Đài Loan để thoát khỏi khủng hoảng tứ bề, nhưng nếu thất bại, Bắc Kinh sẽ trả giá ra sao?
Ngày 24/10, Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Đài Loan (Taiwan Center for International Strategic Studies) và Hiệp hội Chiến lược Quốc tế Đài Loan (Taiwan International Studies Association) đã công bố kết quả thăm dò dân ý mới nhất về “An ninh eo biển Đài Loan”. Nếu chính quyền Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan, 77,6% người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu vì Đài Loan.
Ông Thái Đinh Quý (Tsay Ting-kuei), Chủ tịch sáng lập Đảng Đài Loan Tự do (Free Taiwan Party) vào ngày 25/10 đã đặt ra câu hỏi: “Sau chiến tranh, liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có còn sống sót không?”.
Thái Đinh Quý: Nếu Đài Loan và Trung Quốc gây chiến với nhau, Tập Cận Bình khó bảo toàn mạng sống
Sanli News đưa tin, trong cuộc thăm dò, nếu Đài Loan tuyên bố độc lập và dẫn khởi chiến tranh ở eo biển Đài Loan, 66% số người dân Đài Loan được hỏi sẽ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan; còn nếu nhà cầm quyền Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan, 77,6% người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu vì Đài Loan.
Đáp lại cuộc thăm dò mới nhất này, ông Lý Lai Hy (Lee Lai-hsi), cựu Chủ tịch Hiệp hội Công chức Quốc gia, thông qua bài đăng trên Facebook đã yêu cầu mọi người suy nghĩ kỹ trước khi trả lời: “Những người tự giác biết được ra trận ắt sẽ mất mạng nhưng vẫn quyết tâm thì mới đủ tư cách tham gia chiến tranh! Những người có thể chấp nhận con mình hi sinh bi tráng mới đủ tư cách để nói về việc tham chiến!”.
請想清楚再回答
有自覺開戰必死決心的人,才有資格談參戰!
能悲壯賜死自己子女的人,才有資格談參戰!
好友訪盧溝橋後在臉書貼文,其中這張老父賜給即將要上戰場的兒子的「死」字圖文,感觸良深,讓我ㄧ夜難眠。
報載民意基金會公佈的民意調查,ㄧ旦中國…Posted by 李來希 on Friday, October 23, 2020
Theo ông Lý, đây không phải là cuộc ngoại xâm mà là cuộc nội chiến điển hình. Đối với Trung Quốc, đó sẽ là một cuộc thánh chiến vì sự nghiệp thống nhất dân tộc. “Còn với Đài Loan, đó có phải là một cuộc thánh chiến xây dựng quốc gia độc lập không? Nếu có, thì đây nhất định là trận đại chiến trên vùng đất khô cằn, đánh đến chỉ còn một binh một tốt; nếu không, thì những con số hiển thị (trong cuộc thăm dò) thực sự có bao nhiêu người sẽ ra trận? Có thể không hoài nghi về điều này hay sao?”.
Ông Lý cũng yêu cầu những người trẻ tuổi phải suy nghĩ sâu sắc: “Chiến đấu vì ai trong cuộc chiến xuyên eo biển này? Tại sao bạn lại chiến đấu? Bạn có tự ý thức rằng mình sẽ mất mạng hay không?”.
Cuối cùng ông Lý Lai Hy lại hỏi, chiến đấu vì độc lập của Đài Loan dù chỉ còn một binh một tốt, như vậy vẫn còn có thể độc lập sao? Nếu Đài Loan độc lập, bạn vẫn ở đó chứ? Nếu Đài Loan độc lập, ai sẽ là người nắm quyền? Đài Loan sẽ còn lại những gì? Các bạn có cơ hội phát triển không? Bạn có nguyện ý bắt đầu lại mọi thứ hay không? Bạn sẽ có một cơ hội chứ? “Chiến đấu cho ai? Tại sao chiến đấu? Sau chiến tranh, bạn sẽ làm được gì? Còn lại được gì? Hãy suy nghĩ lại trước khi nói với người thân và bạn bè rằng bạn sẵn sàng ra chiến trường, được không?”.
Vào sáng ngày 25/10, ông Thái Đinh Quý cũng đã phản hồi bài đăng của ông Lý Lai Hy trên Facebook.
Từ đầu, ông Thái đã tuyên bố rằng “những người Trung Quốc đang mắc kẹt ở Đài Loan không cách nào hiểu rằng người Đài Loan sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan”. Về vấn đề sau cuộc chiến Đài Loan “sẽ còn lại những gì”, ông Thái cho biết: “Sau cuộc chiến, tất nhiên phần còn lại của Đài Loan sẽ là của người dân Đài Loan”. Ông còn nhấn mạnh: “Sẽ không ai nói vào ngày 25/10, Đài Loan đã bị nhóm người tị nạn Trung Quốc giành lại”.
Vì trước khi chiến tranh, tất cả những người Trung Quốc đang mắc kẹt ở Đài Loan có thể tháo chạy đều đã đi lưu vong. Tuy nhiên, ông cho biết bản thân rất tò mò, nếu Trung Quốc bắt đầu cuộc nội chiến, “liệu Tập Cận Bình có sống sót sau chiến tranh không? Liệu ông ấy có sống sót trong vòng vây đấu đá nội bộ không?”.
Đường Tịnh Viễn: Tập Cận Bình có hai mục tiêu cần đạt được
Tuy nhiên, nhà bình luận thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) cho rằng, ông Tập Cận Bình sẽ tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ năm vào cuối tháng 10, liên quan đến hai mục tiêu chính của ông là: giải quyết tính hợp pháp liên quan đến quyền lực trọn đời của ông Tập trong các luật và quy định của Đảng, đồng thời thông qua Kế hoạch Kinh tế 5 năm lần thứ 14.
Nếu ông Tập Cận Bình muốn đạt được hai mục tiêu này thì ông phải nghiêm túc đảm bảo rằng toàn bộ tình hình chính trị đã đạt đến trạng thái cực kỳ ổn định; đặc biệt là trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng ly khai Trung Quốc, môi trường ngoại giao ngày càng hiểm ác, chiến tranh eo biển Đài Loan v.v., nếu không, ông Tập Cận Bình sẽ tự mình làm rối loạn kế hoạch của chính mình. Do đó, trong ít nhất 5 năm ở hoàn cảnh bình thường, Tập Cận Bình khó có thể xâm lược Đài Loan.
Nhưng vì sao ông Tập muốn lấy Đài Loan làm “bia đỡ đạn”?
Theo nhà bình luận quân sự Thẩm Châu (Shen Zhou), Bắc Kinh hiện đang đối mặt với nguy cơ tứ bề và chiến tranh tiềm ẩn, eo biển Đài Loan là nơi duy nhất giúp Bắc Kinh chuyển hướng chú ý của dư luận. Cụ thể, Bắc Kinh thường xuyên cho máy bay quân sự quấy nhiễu ở khu vực eo biển Đài Loan, tiến hành các cuộc tập trận quân sự, nhằm che đậy tình thế tiến thoái lưỡng nan trước những rắc rối cả ở trong và ngoài Đại Lục.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh lẻ ly khai của mình, thường xuyên tuyên bố đe dọa tấn công Đài Loan chỉ trong vòng một trận chiến. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thực sự phát động chiến tranh ở eo biển Đài Loan, khả năng cao là quân đội Trung Quốc sẽ thua ngay trong cuộc tấn công đó. Quân đội Mỹ sẽ mở một cuộc phản công toàn diện, và cuộc chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Một khi kế hoạch thôn tính Đài Loan của chính quyền Bắc Kinh bị phá sản, chế độ ĐCSTQ có thể kết thúc.
Ông Thẩm Châu nói rằng, động thái phô trương của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan có nhiều khả năng là mâu thuẫn nội bộ về quyền thống trị. Nó cũng là dạng phản ánh khác cho cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt trong Trung Nam Hải.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã nắm giữ trong tay quyền lực lớn chưa từng có. Bắt đầu từ năm 2020, sau khi Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến virus Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu, ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh khiêu khích khắp nơi và liên tục cử máy bay quân sự cùng tàu chiến đến Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm “diễu võ giương oai”. Tuy nhiên, Trung Quốc vướng phải nhiều vấn đề xã hội như: suy thoái môi trường, dân số giảm, đồng thời Trung Quốc đang dần mất đi sự ủng hộ trên toàn cầu. Ông Tập Cận Bình biết rất rõ rằng nếu thất bại, ông có thể mất tất cả, bao gồm quyền lực, tự do, tài sản và tính mạng.