Đài Loan đặt câu hỏi về sự phù hợp của Trung Quốc đối với Hiệp ước Thương mại Thái Bình Dương, lo ngại ‘sự cản trở’
Bộ trưởng kinh tế của hòn đảo Đài Loan cho biết, các thực thi hạn chế của Trung Quốc đặt ra những vấn đề cơ bản đối với việc xin gia nhập của quốc gia này vào một hiệp định thương mại tự do toàn Thái Bình Dương lớn và nếu họ tham gia trước Đài Loan thì có nguy cơ nước này có thể chặn đơn đăng ký của Đài Loan.
Tháng trước, Đài Loan và Trung Quốc đều đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng Trung Quốc cho biết họ phản đối việc Đài Loan tham gia.
Trung Cộng tuyên bố hòn đảo này là của riêng mình, bất chấp việc Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế, có quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ và hiến pháp riêng.
Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Năm (30/09): “Nếu Trung Quốc ra nhập trước, chắc chắn có nguy cơ họ cản trở Đài Loan. Đài Loan tham gia bất cứ cái gì, Trung Quốc đều phản đối.”
Trung Cộng nói rằng họ có quyền đại diện cho 23.5 triệu dân Đài Loan trong các cơ quan quốc tế bất kể hòn đảo này tuyên bố rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập.
Bà nói thêm, Bắc Kinh có nhiều vấn đề, từ kiểm duyệt internet đến quyền lao động, đặt ra câu hỏi liệu nước này có thể đạt được các tiêu chuẩn cao của CPTPP hay không.
Bà nói thêm, “Nếu Trung Quốc có thể thay đổi những điều này, tôi nghĩ việc thay đổi hệ thống này và sau đó gia nhập (hiệp định thương mại) không phải là một điều xấu. Nhưng điều kiện tiên quyết là nếu hệ thống này không được thay đổi thì tại sao họ có thể vào CPTPP? Đây là một vấn đề mà tôi không thực sự hiểu rõ.”
Bà Wang nói, “Hãy xem thông tin của họ – không gì có thể tham gia vào được. Facebook không vào được, Google không vào được,” đề cập đến việc Trung Cộng chặn cả hai trang web lớn, điều mà nó thực hiện đối với hàng loạt công ty internet phương Tây bao gồm cả Twitter, tất cả đều nhân danh an ninh quốc gia.
Thỏa thuận ban đầu gồm 12 thành viên, được gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là đối trọng kinh tế quan trọng đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của chính phủ Trung Quốc.
Nhưng TPP đã rơi vào tình trạng lấp lửng vào đầu năm 2017 khi Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này.
Nhóm này, được đổi tên thành CPTPP, liên kết Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.
Đài Loan, một nhà sản xuất chất bán dẫn lớn, đã nộp đơn xin gia nhập với tên mà nước này sử dụng trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) – Lãnh thổ Hải quan Riêng biệt của Đài Loan, Penghu, Kinmen, và Matsu. Đài Loan cũng là thành viên của Nhóm Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Bà Wang cho biết Đài Loan không thấy bất kỳ thành viên CPTPP nào phản đối đơn đề nghị gia nhập tổ chức này của họ, trái ngược với sự lo lắng của Nhật Bản nói riêng về nỗ lực ra nhập của Trung Quốc.
“Ít nhất là sau khi chúng tôi gửi đơn đăng ký bằng văn bản, chúng tôi đã không nghe nói rằng bất kỳ thành viên nào phản đối, không giống như sau khi Trung Quốc nộp đơn, khi một số quốc gia đưa ra điều đó.”
Đài Loan đã và đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại tự do với các nước khác, đặc biệt là các nền dân chủ khác. Bà Wang cho biết nếu tham gia, họ sẽ không cần phải tìm kiếm một thỏa thuận riêng biệt với Úc, hoặc nước đồng đăng ký gia nhập CPTPP là Anh.
Trong khi các cuộc đàm phán để gia nhập WTO đã diễn ra trong hơn một thập kỷ, bà Wang cho biết bà không nghĩ sẽ mất nhiều thời gian như vậy đối với CPTPP, nhưng nói thêm rằng rất khó để đưa ra một thời gian biểu.
“Tôi nghĩ rằng nếu những trở ngại chính trị có thể được giảm thiểu càng nhiều càng tốt, tôi không tin rằng các cuộc đàm phán sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ.”
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: