Đã đến lúc Israel phải xem xét lại mối quan hệ kinh tế với ĐCSTQ
Trong khi Trung Quốc và Iran chuẩn bị ký thỏa thuận hợp tác kinh tế dài hạn thì Israel đang cân nhắc những mối đe dọa tiềm tàng mà thỏa thuận này có thể mang tới và “đánh giá lại chính sách” đối với Trung Quốc – theo Jacob Nagel và Mark Dubowitz, hai chuyên gia của Quỹ Quốc phòng dân chủ (FDD), cho biết trong bài viết đăng trên trang web của FDD.
“Thỏa thuận giữa một đối tác kinh tế và một kẻ tử thù quả là một hồi chuông báo động”, hai ông Nagel và Dubowitz cho biết.
Ông Nagel là chuẩn tướng đã nghỉ hưu và là giáo sư tại Học viện công nghệ Technion Israel. Ông từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Israel và là người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia. Ông Dubowitz đã từng là một nhà đầu tư mạo hiểm và là một chuyên gia công nghệ cao.
Theo hai ông Nagel và Dubowitz, mặc dù chi tiết về thỏa thuận Iran-Trung Cộng vẫn chưa được công bố, nhưng có những suy đoán rằng Trung Cộng đã đầu tư 400 tỷ USD trong 25 năm qua vào các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng của Iran để đổi lấy dầu lửa giá chiết khấu.
Các cuộc đàm phán của thỏa thuận Trung Cộng-Iran bắt đầu từ năm 2016 sau khi nhà lãnh đạo Trung Cộng là ông Tập Cận Bình viếng thăm Iran và tiến hành ký kết một tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.
Theo Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), nếu thỏa thuận này được ký thì sẽ làm suy yếu “chính sách áp lực tối đa” của chính phủ TT Trump đối với Iran và giúp Iran phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ, sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran nằm trong Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2018.
Cũng theo ECFR, Trung Cộng sẽ có quyền tiếp cận các cơ sở hạ tầng chiến lược như đường sắt và cảng của Iran nằm trong phạm vi giao lộ Trung Đông và Trung Á, thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng.
Iran “tìm cách dựa vào Trung Cộng vì muốn công nghệ cao và mô hình nhà nước giám sát độc quyền” cho phép chính quyền Iran xiết chặt sự áp bức đối với người dân và tăng cơ hội nắm quyền cai trị, hai ông Nagel và Dubowitz viết.
Cân nhắc việc nhà cầm quyền Iran đã nhiều lần đe dọa phá hủy nhà nước Israel và phát triển vũ khí hạt nhân đã khiến mối đe dọa này càng tiến gần hiện thực hơn; hai ông Nagel và Dubowitz cho rằng Israel cần phải tránh xa Trung Cộng.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Israel mang lại rủi ro cho Israel và các đồng minh của họ bởi vì Trung Cộng được tiếp cận các công nghệ chiến lược như “trí tuệ nhân tạo, điện toán, động cơ tự hành, công nghệ robot và dữ liệu lớn”, những công nghệ mà có thể được sử dụng bởi quân đội Trung Cộng. Bên cạnh đó, Trung Cộng cũng là đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel, theo hai ông Nagel và Dubowitz.
Có thể kể đến các khoản đầu tư của Trung Cộng vào cơ sở hạ tầng chiến lược của Israel như cảng Haifa “cảng Ashdod, đường hầm ngầm, hệ thống kiểm soát của vùng núi phía Bắc Carmel và hệ thống tàu điện ngầm của Tel Aviv” đều được xây dựng bởi Trung Cộng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Sau khi đưa vào hoạt động năm 2021, cảng mới của Haifa sẽ được bàn giao cho một công ty của Trung Cộng vận hành trong 25 năm. Nằm kề ngay cảng Haifa là một căn cứ hải quân của Israel. Theo NPR, cảng này cũng thường được Hạm đội Sáu của Hải quân Mỹ ghé thăm thường xuyên, cũng là nơi diễn ra các cuộc tập trận quân sự và được sử dụng để hỗ trợ quân đội Israel khi có chiến tranh. Rõ ràng, sự gần kề giữa cảng của Trung Cộng và tài sản của hải quân Mỹ thực sự là một vấn đề.
Quyết định bàn giao này đã khiến Hoa Kỳ lo ngại về vấn đề về an ninh đối với Hạm đội Sáu, hoàn toàn có thể bị tình báo Trung Cộng theo dõi. Ông Nagel cho biết ông đã nhiều lần lên tiếng về mối quan ngại này từ một năm nay.
Ông Nagel đã chia sẻ với The Epoch Time rằng hơn một năm trước ông đã bắt đầu ủng hộ việc Israel đánh giá lại các quyết định đầu tư của Trung Cộng. Sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy bởi sự bùng phát đại dịch virus Trung Cộng, các vấn đến an ninh quốc gia liên quan đến mối quan hệ công nghệ Israel-Trung Quốc và mối quan hệ chiến lược Israel-Hoa Kỳ là các lý do cần được xem xét lại.
Nhìn nhận Israel là “Quốc gia khởi nghiệp”, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào Israel và sử dụng những khoản đầu tư này “như một nguồn lực công nghệ chủ yếu để chế tạo vũ khí thế hệ tiếp theo”, ông Nagel viết và bổ sung thêm như sau: “Israel huy động được 325 triệu USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc trong 3 quý năm 2018, tăng từ 76 triệu USD trong năm 2013”.
Theo ông Nagel, đầu tư của Trung Quốc chiếm khoảng 10-15% kinh tế Israel. Tỉ lệ này nên được giảm xuống và không cho phép Trung Cộng đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.
Tôi không rõ việc Trung Quốc có thể mua bất kỳ chuỗi thực phẩm nào hoặc đầu tư vào hệ thống Coca-Cola của chúng tôi. Chúng tôi không muốn họ đầu tư vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, ngân hàng, bảo hiểm, đường ngầm Tel-Aviv, hệ thống giao thông, tàu hỏa, cung cấp nước, năng lượng hoặc điện, ông Nagel cho The Epoch Times biết.
Đồng thời “các công ty của Trung Quốc cũng không được phép cạnh tranh công nghệ 5G tại Israel”. Quy định này nên được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực công nghệ cao của Israel.
Đây là những công nghệ quan trọng cho việc hiện đại hóa quốc phòng của Hoa Kỳ và thường được sử dụng cả trong quân sự và dân sự; việc tránh xa khỏi Trung Cộng sẽ ngăn chặn dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của Israel.
Ông Nagel tin tưởng rằng không thể đạt được mục tiêu tách khỏi Trung Cộng chỉ bằng việc ban hành luật lệ để “bóp nghẹt khu vực tư nhân”. Israel muốn thực thi theo luật lệ của thị trường tự do và thu hút vốn đầu tư từ các đồng minh như Ấn Độ, Nhật, Úc, Canada và các đồng minh Ấn Độ-Thái Bình Dương khác, cũng như các nước Vùng Vịnh để thay thế các khoản đầu tư của Trung Quốc nhằm tiếp tục phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, ông Nagel đã viết.
Việc tách khỏi Trung Quốc cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ đưa một số quỹ đầu tư thay thế nguồn vốn của Trung Quốc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cao của Israel và mở rộng “hợp tác công nghệ, quân sự, tình báo và chính trị” với Hoa Kỳ, theo ông Nagel.
“Sự minh bạch của thị trường tự do của Mỹ và Israel sẽ vượt trội hẳn mô hình cai trị độc quyền của nhà nước Trung Quốc”, ông Nagel kết luận.
Sử dụng sai mục đích thiết bị điều tra số của Israel bán cho Hồng Kông
Nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông là Joshua Wong, người dẫn đầu đảng Dân chủ ở thành phố này, đã đăng lên Facebook của mình một lá thư từ các nhà hoạt động nhân quyền Israel gửi cho chính phủ Israel yêu cầu ngừng xuất cảng các thiết bị và phần mềm điều tra số của Cellebrite, đã bị cáo buộc là giúp cảnh sát Hồng Kông đột nhập vào điện thoại di động của 4,000 nhà hoạt động dân chủ và bắt giữ họ.
Theo bức thư này, Cellebrite cung cấp công cụ điều tra số cho cảnh sát hoặc các cơ quan hành pháp trên thế giới để chống lại tội phạm và khủng bố, không phải mục đích để phục vụ các chế độ chuyên chế.
Các sản phẩm Cellebrite được cảnh sát Hồng Kông sử dụng từ nhiều năm nay nhưng với sự ra đời của Luật an ninh quốc gia mới tại Hồng Kông và sự sụp đổ của chính sách “một quốc gia, hai chế độ” thì công nghệ này tiềm ẩn việc sử dụng sai mục đích.
Anh Wong tiết lộ rằng chiếc điện thoại di động của mình và các điện thoại của các nhà hoạt động dân chủ khác đã bị cảnh sát bẻ khóa bằng hệ thống Cellebrite căn cứ theo các văn bản pháp quy.
Anh Wong kêu gọi Bộ Quốc phòng Israel nhanh chóng chấm dứt xuất cảng hệ thống Cellebrite, đang được sử dụng để xâm phạm quyền riêng tư, tước quyền tự do, quyền ngôn luận và buộc tội công dân Hồng Kông theo luật An ninh Quốc gia mới không theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Luật An ninh Quốc gia mới do cơ quan lập pháp của Trung Cộng áp đặt cho Hồng Kông có hiệu lực từ ngày 30/6.
Luật mới cấm ly khai, lật đổ và khủng bố cũng như các hoạt động liên quan đến sự can thiệp của nước ngoài. Hơn nữa, luật này cũng cho phép các cơ quan an ninh của chế độ cộng sản thiết lập các hoạt động tại Hồng Kông.
Cellebrite /Israel là một công ty con của Japan’s Sun Corporation
Tác giả: Ella Kietlinska