Cựu quan chức Hoa Kỳ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công trên thực tế là cuộc diệt chủng
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Tiến sĩ Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ này giải thích rằng có nhiều bằng chứng về một cuộc diệt chủng đối với [các học viên] Pháp Luân Công ở Trung Quốc hơn là các bằng chứng đồng dạng như vậy về một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Cả chính phủ cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đều coi việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc là tội ác diệt chủng. Ông Dư đã tư vấn cho cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, thời ngoại trưởng còn đương nhiệm, về các chiến lược liên quan đến Trung Quốc. Hiện ông Dư đang thực sự ủng hộ quan điểm cho rằng không chỉ có một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, mà còn có một cuộc diệt chủng khác đối với [các học viên] Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một tín ngưỡng ôn hòa được phổ truyền tại Trung Quốc vào đầu những năm 1990, dựa trên các nguyên lý của Đạo gia và Phật gia. Số người tu luyện pháp môn này lên tới từ 70 đến 100 triệu vào năm 1999 đã dẫn đến việc Trung Cộng đưa ra một chính sách bức hại tới mức diệt chủng, nhằm chống lại điều mà nhà cầm quyền này coi là mối đe dọa lớn nhất đối với mình.
Trong một email gửi The Epoch Times ngày 09/08, ông Dư viết: “Tôi rất ngạc nhiên rằng [một] tội danh diệt chủng đối với việc Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công chưa trở thành tâm điểm của các chiến dịch nhân quyền quốc tế nhắm vào Trung Cộng.”
Ông tiếp tục cho biết, “Khi quyết định [một] chỉ định về tội ác diệt chủng, rào cản pháp lý khó khăn nhất là chứng minh ‘ý định’ của thủ phạm.” Việc tìm ra ý định này là mấu chốt để xác định tội ác diệt chủng, trái ngược với các trọng tội quốc tế khác.
Theo luật sư nhân quyền quốc tế Beth Van Schaack, trong bài phân tích của bà về cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, “Thách thức lớn nhất đối với việc thành lập ủy ban diệt chủng là yêu cầu về mens rea (ý định phạm tội, hoặc trạng thái tinh thần) cho rằng (các) thủ phạm không chỉ có ý định thực hiện (các) hành vi tiềm tàng, mà các hành vi này còn được thực hiện với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một quốc gia, một dân tộc, một chủng tộc hoặc một nhóm tôn giáo. Yếu tố ý định là dấu hiệu nhận biết của tội ác diệt chủng và là điểm phân biệt tội ác này với các tội ác quốc tế khác, chẳng hạn như tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại nhân loại.”
Ông Dư tin rằng “việc chứng minh [ý định] này trong trường hợp của Pháp Luân Công sẽ dễ hơn nhiều so với trường hợp của người Duy Ngô Nhĩ, vì Trung Cộng đã cố gắng nhiều hơn để che giấu cuộc đàn áp diệt chủng của họ đối với người Duy Ngô Nhĩ, trong khi cuộc đàn áp của họ đối với Pháp Luân Công thì trắng trợn hơn.”
Theo ông Dư, có nhiều bằng chứng tư liệu về một cuộc diệt chủng đối với [các học viên] Pháp Luân Công hơn là bằng chứng diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. “Tài liệu về tội ác của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công cũng rõ ràng và có hệ thống hơn,” ông viết.
Luật sư quốc tế Terri Marsh, giám đốc điều hành của Tổ chức Luật Nhân Quyền, đã đồng ý với quan điểm này. Bà đã viết trong một email gửi The Epoch Times ngày 09/08 rằng, “bằng chứng thực sự ủng hộ một tuyên bố về tội diệt chủng: có rất nhiều bằng chứng ghi lại các kế hoạch và chính sách được phối hợp chặt chẽ của Trung Cộng để buộc các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng một chiến dịch đàn áp rộng khắp, bao gồm tra tấn, hãm hiếp, sát nhân ngoài tư pháp, và các hình thức đối xử tàn tệ và hèn hạ khác ở các vùng miền trên khắp Trung Quốc.”
Tổ chức Luật Nhân Quyền này đã viết một bài báo năm 2015 mô tả chiến dịch “đấu tranh” hoặc “douzheng” (斗争) của Trung Cộng, bao gồm cả việc lập kế hoạch có ý định cấu thành tội ác diệt chủng, nhằm xóa sổ Pháp Luân Công thông qua các phương pháp phi pháp như giam cầm, tra tấn và cưỡng bức mổ cướp nội tạng.
Đáng tiếc là [hiện nay] tương đối thiếu sự quan tâm nhiều hơn của giới học giả về cuộc diệt chủng Pháp Luân Công. Theo một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí quốc tế Nghiên cứu và Phòng ngừa Diệt chủng, “tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công nổi lên như một hiện tượng bất thường vì tội ác này gần như bị bỏ qua.”
Để vượt qua sự thiếu sót trong việc báo cáo và truy tố tội ác diệt chủng Pháp Luân Công này, ông Dư khuyên nên dùng các chỉ định về tội ác diệt chủng trong quá khứ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICT) làm khuôn mẫu. Ông Dư viết, “Sử dụng các chỉ định về diệt chủng của ICT cho Rwanda và Srebrenica làm khuôn mẫu cho chỉ định về diệt chủng dành cho Pháp Luân Công không phải là một ý tồi.”
Ông Dư giải thích rằng việc chỉ định này đang lãng phí thời gian, vì một số thủ phạm đang già đi.
Ông viết: “Đối với tôi, có một câu hỏi chính là thường thì chỉ có một cá nhân bị chỉ định chịu trách nhiệm chính – trong trường hợp này là [cựu Tổng Bí thư Trung Cộng] Giang Trạch Dân, người sắp trút những hơi thở cuối đời vì tuổi tác ngày một già đi.”
Ông Dư viết, “Khi [ông Giang] mất, ICT sẽ phải tìm một người khác để chỉ định, có thể là toàn bộ chính quyền Trung Cộng, trong trường hợp đó, tôi nghĩ các nạn nhân khác của những hành động tàn bạo của Trung Cộng, ví dụ như người Tây Tạng, những người có đức tin của các tín ngưỡng khác nhau, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ, v.v. đều có thể tham gia thúc đẩy việc chỉ định toàn bộ chế độ Trung Cộng là phạm tội diệt chủng.”
Diệt chủng là bất hợp pháp theo cả luật pháp quốc tế, như được quy định trong Công ước về Diệt chủng của Liên Hiệp Quốc và luật pháp của Hoa Kỳ (Bộ Luật Hoa Kỳ, Tiêu đề 18, Đoạn §1091). Định nghĩa về tội diệt chủng trong cả hai luật bao gồm nỗ lực xóa sổ không chỉ các nhóm dân tộc, mà cả các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công. Mặc dù việc hành động tiêu diệt này có thể là dưới hình thức sát nhân hàng loạt, nhưng nó cũng có thể thông qua việc cưỡng bức cải tạo. Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã phải chịu đựng cả hai, bao gồm giam giữ có hệ thống hàng triệu người, tra tấn và khiến số người thiệt mạng có thể lên tới hơn 1 triệu học viên, bao gồm cả thiệt mạng do cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Bằng chứng phong phú về tội ác mổ cướp nội tạng được tìm thấy bởi Tòa án về Trung Quốc, được triệu tập ở London năm 2020.
Tác giả Anders Corr là một tác giả chuyên mục cho The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ ngành khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ ngành chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt năm 2021 có nhan đề “The Concentration of Power” (“Tập Trung Quyền Lực”) và “No Trespassing” (“Không Xâm Phạm”), đồng thời đã biên tập cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies” (“Những Quyền Lực Lớn, Những Chiến Lược Lớn”).
Do Anders Corr thực hiện
Minh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: