Cựu phi công Hoa Kỳ từng thả bom kẹo tại Berlin qua đời ở tuổi 101
Cựu phi công của không lực Hoa Kỳ, ông Gail S. Halvorsen, còn được biết đến với biệt danh Người thả bom kẹo (Candy Bomber) vì đã rải kẹo trong chiến dịch không vận Berlin sau khi Đệ nhị Thế chiến II kết thúc, đã qua đời ở tuổi 101.
Sau khi ngã bệnh không lâu, Halvorsen mất vào hôm thứ tư 16/02/2022 tại tiểu bang quê nhà Utah. Ông ra đi trước sự chứng kiến của hầu hết con cháu, trong đó có James Stewart, giám đốc của quỹ Halvorsen Aviation Education Foundation, theo tạp chí Thursday.
Phi công Halvorsen được ngưỡng mộ và kính trọng tại thành phố Berlin, nơi ông ghé thăm lần cuối vào năm 2019, cũng là lúc thành phố này kỷ niệm 70 năm ngày Liên Xô bãi bỏ lệnh phong tỏa hậu Đệ Nhị Thế Chiến nhằm cắt nguồn cung ứng cho vùng Tây Berlin. Trong chuyến thăm này, một bữa tiệc đã được tổ chức tại một phi trường cũ, phi trường Tempelhof ở thủ đô nước Đức.
“Hành động nhân văn của ngài Halvorsen sẽ không bao giờ bị lãng quên,” thị trưởng Berlin, bà Franziska Giffey nói trong một bài phát biểu.
Một quan chức của tiểu bang Utah, ông Spencer Cox cũng ca ngợi Halvorsen, người được sinh ra ở thành phố Salt Lake, nhưng lớn lên trong các trang trại trước khi trở thành phi công.
“Tôi biết rằng ông ấy đang phát kẹo đâu đó tại cổng thiên đàng,” ông tâm sự.
Sau khi Hoa Kỳ tham chiến tại Đệ Nhị Thế Chiến, như một lời đáp trả đối với sự kiện Trân Châu Cảng, Halvorsen được huấn luyện để tác chiến với vai trò một phi công điều khiển chiến đấu cơ. Tuy nhiên, sau đó, ông phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ như một phi công vận tải tại khu vực phía nam biển Atlantic trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến trước khi thực hiện những đợt tiếp viện cho khu vực Tây Berlin. Những đợt tiếp viện đó là một phần của một chiến dịch không vận.
Theo tài khoản của Halvorsen tại trang web của quỹ Aviation Education Foundation, Halvosrsen đã có thời gian rơi vào trạng thái lẫn lộn cảm xúc về sứ mệnh giúp đỡ kẻ thù cũ của Hoa Kỳ khi ông chứng kiến nhiều người bạn của mình qua đời trong cuộc chiến.
Nhưng thái độ của ông đã thay đổi. Nhiệm vụ mới của ông được bắt đầu, sau khi ông gặp một nhóm trẻ em ở bên kia hàng rào tại phi trường Templehof.
Ông đã đưa cho các bé hai nửa thanh kẹo cao su mà ông đã bẻ làm đôi. Sau đó, ông ngỡ ngàng và cảm thấy xúc động khi chứng kiến những đứa trẻ nhận miếng kẹo cao su đã chia nhỏ mảnh giấy gói kẹo với những đứa trẻ khác để chúng có thể tận hưởng hương kẹo cao su còn vương trên mảnh giấy gói. Ông đã hứa sẽ thả kẹo vào ngày hôm sau khi ông thực hiện một chuyến bay tiếp viện, để mỗi em đều có kẹo của mình. Ông đã thực hiện một pha nghiêng cánh khi bay qua phi trường Templehof, Halvorsen nhớ lại.
Và thế là ông bắt đầu thực hiện việc này một cách thường xuyên. Ông sử dụng số kẹo trong khẩu phần của riêng, đặt kẹo vào trong khăn tay. Chiếc khăn tay sẽ có tác dụng như một chiếc dù đem kẹo hạ xuống mặt đất. Không lâu sau đó, nhiều phi công và thành viên phi hành đoàn đã tham gia vào một chiến dịch có tên là “Chiến dịch Little Vittles.”
Sau khi câu chuyện này được xuất hiện trên kênh thông tấn Associated Press với nhan đề Phi công thả bom kẹo trên bầu trời Berlin (Lollipop Bomber Flies Over Berlin,) một làn sóng quyên góp kẹo và khăn tay đã dấy lên sôi nổi.
Chiến dịch không vận bắt đầu vào ngày 26/06/1948, như một phần trong kế hoạch đầy tham vọng nhằm tiếp viện và cung ứng cho khu vực Tây Berlin sau khi Liên Xô – một trong bốn cường quốc chiếm đóng một Berlin bị chia cắt sau Đệ Nhị Thế Chiến – đã phong tỏa thành phố này trong một nỗ lực nhằm giữ Hoa Kỳ, Anh và Pháp bên ngoài vùng chiếm đóng của Liên Xô ở miền Đông nước Đức.
Các phi công Đồng minh đã bay 278,000 chuyến bay qua Berlin, mang theo khoảng 2.3 triệu tấn thực phẩm, than đá, thuốc men và các vật tư khác.
Cuối cùng, vào ngày 12/05/1949, Liên Xô nhận thấy việc phong tỏa là vô ích và đã dỡ bỏ các rào cản. Tuy nhiên, cuộc không vận vẫn được tiếp tục trong vài tháng sau đó, dự phòng trường hợp Liên Xô thay đổi ý định.
Tại Đức, ký ức về những người lính Hoa Kỳ phân phát kẹo, kẹo cao su và cam tươi vẫn còn được rất nhiều người lưu giữ – đặc biệt là đối với thế hệ những người cao tuổi sinh ra trong hoặc ngay sau chiến tranh.
Nhiều người thích thú nhớ lại lần đầu tiên được thưởng thức kẹo và trái cây tươi trong thời mà người dân ở nhiều thành phố đang trải qua giai đoạn tang thương của chiến tranh. Nhiều người bị đói, họ buộc phải phải bán đi vật gia bảo tại chợ đen chỉ để đổi lấy một ít bơ, dầu ăn và bột mì nhằm duy trì mạng sống.
Những nỗ lực của Halvorsen trong việc tiếp cận người dân Berlin đã giúp gửi đi một thông điệp rằng người dân tại đây sẽ không bị bỏ rơi, không bị quên lãng, anh Stewart nói.
Mặc dù có những cảm xúc mâu thuẫn ban đầu về chiến dịch không vận này, Halvorsen, người phi công sinh ra trong hoàn cảnh cơ cực vì ảnh hưởng của cuộc Đại Khủng Hoảng, thấy được sự đồng cảm, thấy được hình ảnh của chính mình ở những đứa trẻ đứng ở phía bên kia hàng rào, ông chia sẻ.
“Một hành động tử tế giản dị giữa người với người cũng có thể thay đổi thế giới,” anh Stewart cho biết.
Chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại [email protected] và tiếp tục đón lấy nguồn cảm hứng hàng ngày bằng cách đăng ký nhận bản tin Epoch Inspired từ TheEpochTimes.com/newsletter
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: