Cựu ký giả Trung Quốc bị bắt vì chất vấn bộ phim chiến tranh Triều Tiên được Bắc Kinh hậu thuẫn
Một cựu ký giả kỳ cựu tại Trung Quốc đã bị giam giữ hình sự vì đã bình luận tiêu cực về một bộ phim Chiến tranh Triều Tiên do nhà nước hậu thuẫn, mà nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố là một tác phẩm chống Mỹ ái quốc.
Truyền thông nhà nước đưa tin rằng, phóng viên La Xương Bình (Luo Changping) đã bị tạm giam hình sự tại tỉnh Hải Nam hôm 08/10 vì cáo buộc “xúc phạm các vị anh hùng” trong các bình luận của ông về bộ phim có tựa đề Trường Tân Hồ. Cảnh sát tỉnh đã công bố tin tức này trên nền tảng tiểu blog của Trung Quốc giống như Twitter – Weibo, mặc dù các bình luận này không đề cập đến tên đầy đủ của ông này. Cảnh sát đã buộc tội ông “gây tổn hại đến uy tín và danh dự của các vị anh hùng, liệt sĩ.”
Ảnh chụp màn hình cho thấy hôm 06/10, ông La đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc quân đội Trung Quốc tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên vào đầu những năm 1950.
Ngoài ra, dữ liệu lịch sử cho thấy một số lượng lớn quân đội Trung Quốc đã thiệt mạng vì giá lạnh và đói do tình trạng thiếu thốn lương thực và quần áo chống rét ở mức đáng báo động trong trận Trường Tân năm 1950. Trong cả ba đại đội, tất cả các quân nhân đã đóng băng đến tử vong, chỉ trừ hai binh sĩ còn sống sót. Các nhà chức trách Trung Quốc đã ngợi ca họ là “Băng Điêu Liên” (Đại đội Điêu khắc Băng).
Tuy nhiên, ông La lại gọi họ là “Sa Điêu Liên” (Đại đội Điêu khắc Cát). Trong tiếng Hán, một từ đồng âm khác của Sa (cát) có ý nghĩa là xuẩn ngốc, dại dột. Ông La đã kể lại rằng nhiệt độ địa phương tại thời điểm diễn ra trận chiến từ ngày 27/11 đến ngày 07/12 đã xuống tới -35 độ C (-31 độ F).
Những lời bình luận của ông La đối với bộ phim này đã vấp phải ngọn lửa chỉ trích dữ dội từ Đoàn Thanh niên Cộng sản, một cánh tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân do nhà nước điều hành, cáo buộc ông “xúc phạm các vị anh hùng và liệt sĩ.” Ngay sau đó, tài khoản mạng xã hội của ông La trên Weibo đã bị cấm và bị khóa.
Các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố rằng ông La đã vi phạm luật bảo vệ anh hùng và liệt sĩ, luật này đã được thông qua vào tháng 04/2018. Những người vi phạm có thể phải đối mặt với các cáo buộc hình sự.
Tuy nhiên, ở đó Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra những “anh hùng và liệt sĩ” bằng cách xuyên tạc câu chuyện cuộc đời của họ để đáp ứng cho nghị trình chính trị của mình.
Khơi dậy chủ nghĩa dân tộc
Bộ phim này do Công ty Phát hành Điện Ảnh Bona và Xưởng phim Bát Nhất hợp tác sản xuất, vốn nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân ĐCSTQ kể từ khi cơ quan này thành lập vào năm 1951.
Cũng như nhiều bộ phim chiến tranh của Trung Quốc, [phim] Trường Tân Hồ cho thấy việc tái hiện lịch sử một cách phóng đại, nhằm khắc họa những người lính cộng sản với tinh thần không quản sinh tử.
Bất chấp câu chuyện được quảng bá công khai có thế nào, những tiếng nói khác nhau đã được bày tỏ. Bên cạnh ông La Xương Bình, tổng biên tập của tờ Mùa Xuân Bắc Kinh, ông Trần Duy Kiện (Chen Weijian) đã coi trận chiến này là một sự hổ thẹn cho quân đội Trung Quốc. Ông cũng coi bộ phim này là “thứ thuốc độc” kích động chủ nghĩa dân tộc chống Hoa Kỳ trong dân chúng ở Trung Quốc đại lục.
Các ghi chép lịch sử cho thấy trận chiến Trường Tân Hồ đã gây ra một số lượng lớn thương vong cho cả người dân Mỹ và người dân Trung Quốc. Trong khi số người Mỹ thiệt mạng được ước tính là 17,700 người, thì ĐCSTQ đã ước tính số người đã ngã xuống gần gấp ba con số đó là 48,100 người.
Ông Frank Yue là một ký giả tại Canada của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề Trung Quốc. Ông cũng có bằng Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn học Anh tại Đại học Ngoại Ngữ Thiên Tân, Trung Quốc.
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: