Cựu Chủ tịch Quốc hội Thụy Sĩ lên án tội ác giết người do Trung Cộng thực hiện
Vào ngày 28/07/2021, các học viên Pháp Luân Công ở Thụy Sĩ đã đến thành phố Fribourg để kỷ niệm cuộc phản bức hại đã kéo dài 22 năm kể từ ngày 20/07/1994. Ông Dominique de Bouman, một chính trị gia cấp cao ở Thụy Sĩ, người từng là Chủ tịch Quốc hội Liên bang và thị trưởng của Fribourg, đã gửi thư ủng hộ. Có hai thành viên của Hội đồng bang Fribourg đã đến tận nơi để lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công.
Fribourg là điểm dừng chân thứ năm và cũng là điểm dừng chân cuối cùng của các học viên Pháp Luân Công ở Thụy Sĩ. Họ đã bắt đầu chuyến hành trình từ Geneva (thủ phủ của bang Genève) vào ngày 15/7, đi qua Neuchâtel (thủ phủ của bang Neuchâtel), Lausanne (thủ phủ của bang Vaud), Delémont (thủ phủ của bang Jura), và tổ chức các hoạt động nhằm phản đối cuộc bức hại tà ác từ Trung Cộng mà các học viên ở Trung Quốc đang phải chịu đựng.
Trong thời gian diễn ra sự kiện này, đã có tổng cộng 14 Dân biểu liên bang, Dân biểu tiểu bang và Dân biểu thành phố đã đến ủng hộ các học viên, nhiều Dân biểu không thể có mặt cũng đã gửi thư ủng hộ và lên án cuộc đàn áp của Trung Cộng. Rất nhiều người dân Thụy Sĩ cũng đã ký tên vào thư thỉnh nguyện để chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công.
Fribourg ngay từ đầu thời Trung cổ đã là biên giới giữa vùng nói tiếng Pháp và tiếng Đức ở Thụy Sĩ, đây là một thành phố song ngữ dùng cả tiếng Pháp và tiếng Đức. Nơi đây còn có kỳ quan của các thành phố Âu Châu – đường sắt leo núi Fribourg độc nhất nối liền hai vùng thượng và hạ của thành phố. Tuyến đường sắt này đã hoạt động từ năm 1899 và đã được xem là một di tích lịch sử.
Các học viên Pháp Luân Công đã đến quảng trường Georges Python ở trung tâm thành phố Fribourg để trình diễn các bài công pháp và nói với mọi người về cuộc bức hại tàn bạo do Trung Cộng phát động đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, thậm chí là mổ cướp nội tạng sống của các học viên và các tội ác khác. Nhân dịp nghỉ lễ, hai thành viên của Hội đồng bang Fribourg, bà Erika Schnyder và ông Hubert Dafflon, đã đến chỗ các học viên và lên tiếng ủng hộ đối với hoạt động phản bức hại.
Cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ: Tội ác giết người của Trung Cộng cần phải bị lên án
Ông Dominique de Buman, người từng là Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ và thị trưởng của Fribourg, đã gửi một lá thư đặc biệt đến cho các học viên Pháp Luân Công. Ông nói, “Tôi ủng hộ cuộc đấu tranh của các học viên Pháp Luân Công trong những năm qua để có được sự tôn trọng về niềm tin, sự toàn vẹn về tinh thần, và thậm chí là sự toàn vẹn về thể chất”.
“Không thể chấp nhận được việc một số người bị bỏ tù, tra tấn hoặc thậm chí bị giết chỉ vì họ có tín ngưỡng. Tất cả các quốc gia dân chủ và chính phủ ủng hộ nhân quyền đều nên lên án tội ác giết người do Trung Cộng thực hiện”.
“Với tư cách là cựu Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ, tôi mong Hội đồng Liên bang sẽ dũng cảm và nhất quán trong việc lên án các trại tập trung và tội ác diệt chủng – đối với toàn nhân loại mà nói – là đáng xấu hổ và nguy hiểm này”.
Dân biểu Schnyder: “Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị mà tôi đã luôn thực hành”
Bà Erika Schnyder, thành viên của Hội đồng bang Fribourg, tin rằng hoạt động phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công “thực sự là một việc làm chính nghĩa và đáng được bảo vệ”, bà nói, “Chúng tôi đứng về phía các bạn, vì chúng tôi biết các bạn đang bảo vệ chính nghĩa – thứ hiện tại rất khó tìm ở Trung Quốc. Các bạn đang bị bức hại, đang bị tra tấn, và các thành viên trong gia đình bị giết. Tất nhiên, tất cả những điều này đều là thực hiện dưới danh nghĩa của một hệ tư tưởng mà chúng tôi không đồng ý”.
Bà Schneider tin rằng, “Đây là điều không thể chấp nhận được, bạn không thể tra tấn họ chỉ vì họ suy nghĩ khác với bạn . . rồi đem nội tạng của họ cho những người có khả năng tài chính mạnh và có khả năng mua các bộ phận này”.
Bà nói: “Đối với tôi, hành động hiến tạng phải là tự nguyện, có chọn lọc và trải qua suy xét cặn kẽ. Nó phải xuất phát từ các cá nhân chứ không phải từ hành động khủng bố của nhà nước”.
Bà Schneider cho biết, “Chân – Thiện – Nhẫn là những giá trị mà tôi đã luôn thực hành. Ít nhất thì tôi đang cố gắng, mặc dù không phải lúc nào tôi cũng có thể làm được”. “Những giá trị này thậm chí là điều không thể thiếu …. Có một số người, chẳng hạn như tôi, không gia nhập bất kỳ tôn giáo nào, nhưng tin vào các giá trị đạo đức cao thượng”, bà nói, “Tôi cảm thấy cần phải có đại nạn thì người ta cuối cùng mới có thể nhận ra rằng có một số điều mà mình thực sự phải kiên trì và thực hành trong cuộc sống. Thay đổi bản nhân chính là thay đổi thế giới”.
Dân biểu Hubert Dafflon ủng hộ cuộc đấu tranh, lòng dũng cảm và hành động của các học viên Pháp Luân Công
Thành viên của Hội đồng Bang Fribourg, ông Hubert Dafflon nói rằng, “Chúng tôi rất ủng hộ cuộc đấu tranh, lòng dũng cảm và hành động của các bạn . . Hội đồng bang Fribourg cũng sẽ hỗ trợ hành động của các bạn trong tương lai”.
“Hành động thu hoạch nội tạng từ những người không tự nguyện đã hoàn toàn vượt qua ranh giới đạo đức. Đối với chúng tôi, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và không thể dung thứ”, Dân biểu Dafflon nói, “Tôi không hi vọng điều này xảy ra với bất kỳ ai, với người thân hay bạn bè của các bạn”.
“Đối với chúng tôi, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Việc làm của các bạn, những hành động và lòng tốt của các bạn xứng đáng được khen ngợi. Chúng tôi đứng về phía các bạn, hoan nghênh các bạn đã đến Fribourg”.
Dân biểu Dafflon cho biết trong khi phỏng vấn rằng, lý do ông thể hiện sự ủng hộ là vì “Điều các học viên Pháp Luân Công đang bảo vệ là một điều rất vinh quang”, “Đây là điều xứng đáng nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người trên đất nước này”, “Việc các học viên Pháp Luân Công đến các bang khác giống như Fribourg và tổ chức các hoạt động cũng là rất quan trọng”.
Nói về các giá trị “Chân – Thiện – Nhẫn”, Dân biểu Dafflon nói, “Đây là những giá trị mà chúng ta phải chia sẻ . . Nó là cơ sở của mọi thứ, là sự lắng nghe, lòng tốt và trách nhiệm, nó hoàn toàn đúng với chúng tôi”.
Người qua đường ký tên ủng hộ các học viên Pháp Luân Công phản bức hại
Vào khoảng mười giờ sáng hôm đó, mưa đã tạnh và có nhiều người qua lại quảng trường Georges Python hơn. Có rất nhiều người đã đến tìm hiểu và ký tên ủng hộ các học viên Pháp Luân Công phản bức hại.
Một phụ nữ đã ký tên và cho biết: “Tôi nghĩ rằng, chúng ta không thể thờ ơ với những thứ bất công đang diễn ra. Chúng ta phải đoàn kết. Sự thờ ơ là điều tồi tệ nhất trên thế giới”.
Quentin Manzoni, một chàng trai 20 tuổi và Meily Huang, một cô gái 18 tuổi, cả hai đều đã ký vào thư thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Trong cuộc phỏng vấn, Manzoni nói: “Tôi cảm thấy cực kỳ kinh tởm. Ở Thụy Sĩ người ta sẽ hỏi liệu chúng tôi có đồng ý hiến tạng của mình cho khoa học hay không, còn ở đó thì không có sự đồng ý, bởi vì chúng tôi không phải là cộng sản”.
Meily nói: “Trung Quốc đã che đậy rất nhiều thứ, bọn em đều từng nghe nói”. Manzoni bổ sung thêm: “Trong lịch sử, vào những năm 1980, có sinh viên đứng trước xe tăng, hiện tại ở Trung Quốc người ta thậm chí không nhắc đến nó nữa, giống như nó chưa hề tồn tại”.
Khi giải thích lý do tại sao muốn ký tên, Meily nói rằng: “Cho dù đó là một chữ ký nhỏ, nó cũng không phải là không có giá trị. Bởi vì một chữ ký, nó có thể không là gì; nhưng nhiều chữ ký, nó có thể khiến điều đó xảy ra. Do đó em cảm thấy rằng, với thêm một chữ ký của em, nó có thể tạo ra sự khác biệt”.
Manzoni cuối cùng nói: “Tôi hy vọng rằng chính phủ ở đây, chính phủ Thụy Sĩ, sẽ lắng nghe và đi xa hơn nữa”.
Hy vọng các học viên Pháp Luân Công giữ vững đức tin của họ
Cô Chantal Peguiron cho biết, khi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công tiết lộ sự thật của cuộc bức hại tại quảng trường rộng lớn một cách bình hòa như thế, cô đã bị xúc động sâu sắc và đã nhận lấy tờ rơi. Cô cảm thấy giá trị của “Chân – Thiện – Nhẫn” quá tốt, và bắt đầu cảm thấy hứng thú đối với Pháp Luân Công.
Cô Peguiron tin rằng, “nếu thế giới tuân theo những giá trị cơ bản này thì rất nhiều nơi sẽ có hòa bình”.
Cô Peguiron nói, “Điều này thực sự khiến tôi bị sốc”, các học viên Pháp Luân Công “là người tốt”, “Họ không làm gì sai cả”, “Họ đã bị bắt một cách bất công, đây là điều nên phải dừng lại”.
Cô Peguiron hy vọng rằng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc sẽ “giữ vững đức tin”, “thực sự giữ vững đức tin của họ”, và “tràn đầy dũng khí mà đối mặt với cuộc bức hại”.
Do Cao Tịnh thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: