Cựu Bộ trưởng An ninh quốc gia dính án ‘Người tình công cộng’ bị xử nhẹ, vén màn nội bộ
Cựu bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng Hứa Vĩnh Dược bị tố cáo dính sâu vào vụ án “Người tình công cộng” Lý Vi. Nhưng do ông ta được coi là “Hồng nhị đại” (thế hệ đỏ thứ 2), đã giữ chức Bộ trưởng An ninh quốc gia khá lâu, nắm giữ “rất nhiều cơ mật của Trung Cộng,” cũng có nguyên nhân là ông ta đã từng làm thư ký cho Trần Vân, nên đã được xử nhẹ.
Cựu bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng dính vào vụ án “Người tình công cộng”
Sau khi nữ doanh nhân Lý Vi bị cảnh sát Trung Cộng bắt giữ vào tháng 10/2006, một loạt các quan chức có quan hệ tình cảm và liên kết làm ăn đã bị lộ diện, trong đó có Trần Đồng Hải chủ tịch Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc, Đỗ Thế Thành phó bí thư tỉnh ủy Sơn Đông kiêm bí thư thành ủy Thanh Đảo, Lý Gia Đình tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Lưu Chí Hoa phó thị trưởng Bắc Kinh, Vương Ích phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Trịnh Thiếu Đông trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, Hoàng Tùng Hữu phó chánh án Tòa án tối cao…
Giới truyền thông đại lục công khai gọi Lý Vi là xứng đáng với tên gọi “người tình công cộng.” Trong lịch sử của cô ta, các quan chức cấp tỉnh bộ trở lên có mười mấy vị. Đầu tiên cô ta quan hệ thân thiết với Trần Đồng Hải, sau đó thông qua Trần Đông Hải giới thiệu nên quen biết Đỗ Thế Thành, rồi lập nên mối làm ăn thân thiết với đường dây của ông Đỗ, đồng thời xâm nhập vào giới địa ốc Thanh Đảo. Đây chính là sự kiện “bê bối người tình công cộng” mà ngoại giới lên án.
Hôm 19/02 Đài Á châu tự do đưa tin, năm quan chức cao cấp chánh phó Bộ trưởng cùng có quan hệ với “người tình công cộng” Lý Vi như Lý Gia Đình, Trần Đồng Hải, Lưu Chí Hoa, Vương Ích, Trịnh Thiếu Đông đều bị “tử hoãn” (tử hình hoãn thi hành); Đỗ Thế Thành, Hoàng Tùng Hữu bị xử chung thân, còn có Bộ trưởng Bộ tài chính Kim Ngân Khánh và Bộ trưởng An ninh quốc gia Hứa Vĩnh Dược vì có “quan hệ thiếu thận trọng” với Lý Vi mà phải giải quyết nội bộ trong đảng, từ đó bị chặt đứt cơ hội thăng tiến làm lãnh đạo cao cấp nhà nước Trung Cộng.
Bài báo còn nói rõ, Bộ trưởng An ninh quốc gia Hứa Vĩnh Dược, không chỉ phê chuẩn cho Lý Vi có giấy chứng nhận đến Hồng Kông mà còn phê chuẩn cho cô ta danh nghĩa có “thân phận đặc biệt” ra vào Hồng Kông để thi hành “nhiệm vụ đặc biệt,” sau đó Lý Vi đã nhanh chóng biến hóa cho mình thành cư dân Hồng Kông.
Tư liệu cho thấy, năm 1993 Lý Vi bắt đầu quen biết tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình, tháng 12/1996 có hộ khẩu ở huyện Huệ Lai, tỉnh Quảng Đông, ngày 25/12 cùng năm có hộ khẩu ở Thẩm Quyến, năm 1998 ở Hồng Kông đăng ký thành lập Công ty TNHH thực nghiệp liên hợp Đông Phương đồng thời có giấy chứng nhận cư trú ở Hồng Kông.
Tháng 10/2006 Lý Vi bị cảnh sát bắt, vào ngày lễ tình nhân 2011 được phóng thích.
Bài báo còn nêu rõ, Lý Vi sở dĩ nhanh chóng được thả tự do, vì ngoài các người tình có lý lịch đỏ đặc biệt của cô ta như “Hồng nhị đại” Trần Đồng Hải cho đến “tay chân tâm phúc của Chu Dung Cơ” Kim Nhân Khánh, còn một nguyên nhân quan trọng hơn nữa là cô ta còn nắm giữ mối quan hệ với các tình phu quan chức cao cấp khác là tỉnh, bộ trưởng và phó tỉnh bộ trưởng mà bí mật không thể để cho người khác biết, đều là nguồn vốn mà cô ta dùng để thương thảo với chính quyền Trung Cộng trong thời gian bị “lưu giữ điều tra.”
Hứa Vĩnh Dược bị xử nhẹ, vén màn nội bộ.
Bài báo nói, Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Hứa Vĩnh Dược bị nữ doanh nhân Lý Vi dùng sắc đẹp hạ gục. Những lãnh đạo Trung Cộng do Hồ Cẩm Đào đứng đầu vô cùng tức giận, từng có lãnh đạo biểu thị phải nghiêm khắc giải quyết. Nhưng sau khi điều tra, lại cảm thấy rất khó ra tay. Chỗ khó xử là: Hứa Vĩnh Dược nắm chức bộ trưởng An ninh quốc gia đã 9 năm, nắm giữ rất nhiều cơ mật của Trung Cộng và nhà nước, nếu như giải quyết không đúng, mâu thuẫn trở nên gay gắt, thì có khả năng dẫn theo hàng loạt rắc rối khác, mà không thể “dọn dẹp” được.
Trong bài nói, “ngoài nguyên nhân quan trọng là chức vụ Bộ trưởng An ninh quốc gia vô cùng mẫn cảm, một nguyên nhân quan trọng khác khiến Hứa Vĩnh Dược có thể được giải quyết nội bộ, vẫn giữ chức bộ trưởng nghỉ hưu với toàn vẹn ưu đãi nghỉ hưu dành cho bộ trưởng, còn là do ông ta xuất thân hồng nhị đại và có chỗ dựa chính trị không tầm thường là gia tộc Trần Vân chống lưng.”
Hứa Vĩnh Dược sinh tháng 07/1942, cha ông là Hứa Minh Chân, đã từng tham gia Đảng ngầm ở Hồng Kông, từng học ở học viện Đạt Đức. Sau khi Trung Cộng thành lập năm 1949, Hứa Minh Chân bí mật về Bắc kinh và từ đó không trở lại Hồng Kông, sau làm thư ký cho đại tướng Trần Canh.
Đầu năm 1990, Hứa Minh Chân từng làm mật sứ cho Trung Cộng, tham dự đàm phán hai bên. Tháng 08/1992 với danh nghĩa đến Đài Loan thăm thân nhân, ông đã hội kiến Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc lúc đó là Lý Đăng Huy, để chuẩn bị dọn đường cho cuộc họp thượng đỉnh Koo-Wang.
Ngoài việc là hồng nhị đại, Hứa Vĩnh Dược còn có quan hệ mật thiết với Trần Vân.
Năm 1983 Hứa Vĩnh Dược là thư ký chính trị, người phụ trách, bí thư chi bộ cho văn phòng làm việc của Trần Vân; Năm 1988 kiêm chức phó tổng thư ký của ủy ban cố vấn Trung ương.
Mãi đến năm 1993 Hứa Vĩnh Dược mới đi xuống cơ sở, giữ chức Thường vụ tỉnh ủy Hà Bắc, Bí thư Ủy ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc. Tháng 03/1998 là Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, tháng 08/2007 ông ta bị bãi chức.
Trong một bài báo khác Đài Á châu tự do đã viện dẫn lời của người thạo tin rằng, do đủ các loại nguyên nhân, chính quyền Trung Cộng cuối cùng đành phải quyết định cho Hứa Vĩnh Dược về nghỉ hưu, để cho phó của ông ta là Cảnh Huệ Xương kế nhiệm, vội vàng đặt một dấu chấm hết cho chuyện này.
Bài báo nói, tháng 07/2007 Hứa Vĩnh Dược tròn 65 tuổi, khi đó ông ta bị bãi nhiệm, quan chức trong ngoài đều có thể nói “đến tuổi nghỉ hưu” để tránh gây ra chấn động. Ông ta từ đó mất tăm không dấu vết trên đài chính trị.
Hai người kế nhiệm của Hứa Vĩnh Dược đều được sắp xếp công tác.
Ngoài ra, xuất hiện hai bằng chứng lớn cho vấn đề Hứa Vĩnh Dược là: quan chức cấp bộ bị bãi nhiệm gần như cùng lúc với ông ta thì được sắp xếp đến Quốc hội làm việc; hai người tiền nhiệm và kế nhiệm của ông ta làm Bộ trưởng bộ An ninh đều bị điều về Quốc hội khi gần 65 tuổi, Hội nghị hiệp thương chính trị để làm chức vụ nhẹ nhàng, có thể đến trên dưới 72 tuổi nghỉ hưu, chỉ có Hứa Vĩnh Dược nghỉ hưu trực tiếp.
- Cùng bị bãi chức với Hứa Vĩnh Dược còn có Bộ trưởng Bộ nhân sự Trương Bá Lâm. Mặc dù Trương Bá Lâm không được cân nhắc làm Ủy viên dự khuyết Trung ương, nhưng tháng 03/2008 ông nhậm chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trung Quốc, còn khi đó Hứa Vĩnh Dược là Ủy viên Trung ương nghỉ hưu trực tiếp.
- Một ví dụ có tính thuyết phục hơn: người tiền nhiệm của Hứa Vĩnh Dược là Giả Xuân Vượng năm 2003 khi 65 tuổi sang làm viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, người kế nhiệm của Hứa Vĩnh Dược là Cảnh Huệ Xương 65 tuổi vào tháng 11/2016 sang làm Phó chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề Hồng Kông, Đài loan, Ma cao của Trung Cộng.
Do Zhang Dun thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: