Cuộc nội chiến mới ở Trung Quốc
Trung Cộng đã lao vào cuộc nội chiến của chính nó.
Cuộc nội chiến này là giữa “những người theo chủ nghĩa Mao cực đoan” xung quanh lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình và “những người theo chủ nghĩa tự do”. Kết quả của cuộc chiến này sẽ gây xáo trộn lớn cho người dân Trung Quốc và cho các quốc gia phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
“Những người theo chủ nghĩa Mao cực đoan” đang lên ngôi, dẫn dắt Trung Quốc tiến tới một kỷ nguyên mới cô lập với thế giới, có thể tồi tệ hơn thời kỳ của Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến năm 1976.
Các chiến tuyến đã được vạch ra để chỉ đạo đất nước giữa những người “cực đoan theo chủ nghĩa Mao” trong giới lãnh đạo Trung Cộng và những “người theo chủ nghĩa tự do” theo định hướng thị trường hơn. Sự phân cực ngày càng tăng này phản ánh sự chia rẽ “chủ nghĩa dân tộc-chủ nghĩa toàn cầu” đã thấy ở nhiều xã hội phương Tây trong những năm gần đây, nhưng với “đặc điểm Trung Quốc”, với các nguyên nhân khác nhau, và khả năng xảy ra bạo lực.
Những người “cực đoan Mao” xung quanh ông Tập nhận ra rằng Trung Quốc đã cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối cũng như quyền kiểm soát lương thực và nước uống. Các mức nắm giữ ngoại tệ mạnh được cho là ở các mức xấp xỉ Ả Rập Xê Út. Có những tài sản khác, chẳng hạn như nắm giữ nợ của Hoa Kỳ (thị trường nợ này là có giới hạn), nhưng câu hỏi trở thành làm thế nào tốt nhất để sử dụng các nguồn lực này.
Những người theo chủ nghĩa Mao đã phát hiện ra rằng đô thị hóa ngày càng tăng có thể là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và chiến lược của Trung Quốc, nhưng việc đô thị hóa đã trở thành nguồn gốc của tình trạng bất ổn lớn khi vận mệnh của hầu hết người dân Trung Quốc bắt đầu bị lung lay; an ninh và hạnh phúc của người dân Trung Quốc bốc hơi.
Nội chiến mới ở Trung Quốc
Trung Cộng đặt Trung Quốc đại lục vào một đợt phong tỏa mới vào đầu tháng 08/2021, bề ngoài là vì sự gia tăng trong các trường hợp COVID-19 biến thể virus Delta, nhưng điều này có thể không hoàn toàn là như vậy. Nhiều khả năng, Trung Cộng đặt đất nước trong tình trạng phong tỏa để ngăn chặn một phong trào ngày càng tăng theo hướng phản kháng và thách thức từ cấp cơ sở.
Sự bất hạnh này – thực sự là sự tức giận lan rộng – đã bị kích thích bởi việc Trung Cộng không thể ứng phó thỏa đáng với những thảm họa thiên nhiên trên diện rộng như lũ lụt lớn ở một số khu vực và hạn hán ở những khu vực khác. Ví dụ ban đầu, Trung Cộng tuyên bố rằng chỉ có một số ít người chết trong một số trận lũ lụt gần đây ở tỉnh Hà Nam, trong khi số người chết thực tế chắc chắn là hàng chục nghìn người.
Tập Cận Bình đã và đang đều đặn kiểm soát khu vực tư nhân của nền kinh tế Trung Quốc, nguồn gốc của “phép màu kinh tế Trung Quốc”. Thay vào đó, ông Tập chỉ ủng hộ sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ì ạch và kém hiệu quả, vốn đóng góp rất ít hoặc không gì cả vào “phép màu kinh tế” của Trung Quốc.
Điều này có thể có nghĩa gì, ngoài sự chuẩn bị cho việc Trung Quốc quay trở lại nền kinh tế đóng cửa, chuyên quyền và chỉ dựa vào cái mà các nhà lý luận của Trung Cộng đang gọi là nền kinh tế “lưu thông nội bộ”?
Hãng thông tấn tài chính Bloomberg của Hoa Kỳ, đã ủng hộ cách tiếp cận xoa dịu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dưới thời Chính phủ của Tổng thống Joe Biden, hôm 01/08/2021, đã thừa nhận rằng “xu hướng quyền lực nhà nước” của ông Tập đã “xóa sổ 1.5 nghìn tỷ USD khỏi cổ phiếu Trung Quốc và làm sai lệch danh mục đầu tư của một số tên tuổi lớn nhất trong ngành tài chính toàn cầu. Bloomberg đã dẫn lời một nhà đầu tư của Bắc Kinh nói rằng, “Chính phủ đang săn đuổi các ngành đang tạo ra nhiều bất bình nhất trong xã hội”. Đó là một ám chỉ quanh co về khu vực tư nhân đang thay thế Trung Cộng như sự hy vọng về một tương lai thịnh vượng cho người dân Trung Quốc.
Vậy “những người theo chủ nghĩa Mao cực đoan” có thể nhanh chóng áp đặt lệnh cấm phản đối và xóa bỏ hy vọng rằng sự giàu có có thể cho phép các cá nhân tự do hành động như thế nào? Liệu “những người theo chủ nghĩa tự do” – những người theo chủ nghĩa toàn cầu – ở trong Trung Cộng có đủ đòn bẩy để kìm hãm hoặc lật đổ Tập Cận Bình không? Và, nếu họ có thể làm được điều này, liệu nền kinh tế Trung Quốc có đủ khả năng tồn tại để thúc đẩy tăng trưởng thực tế trở lại hay không, vì những tuyên bố gần đây về tăng trưởng kinh tế rõ ràng là hư cấu. Những tác động đối với các đối tác thương mại của Trung Quốc là gì?
Các hợp đồng tài nguyên lớn với Hoa Kỳ, Úc, Braxin, v.v. có thể được cắt giảm nhanh chóng và ồ ạt trong vòng vài năm tới, trong số các tác động toàn cầu rộng lớn hơn.
Ông Tập đang đấu tranh cho cuộc sống của mình và cho sự kiểm soát tiếp tục của Trung Cộng đối với Trung Quốc. Hiện nay có rất ít viễn cảnh thực tế về việc Trung Quốc có thể cạnh tranh ngay cả với một Hoa Kỳ chậm chạp và đang suy giảm về “quyền bá chủ toàn cầu”. Có một con đường trung hòa nào trong viễn cảnh, có thể cho thấy sự “hạ cánh nhẹ nhàng hơn” hoặc “sự suy giảm dần dần” đối với Trung Quốc không?
Nhưng không có cơ sở nào để khẳng định rằng Trung Quốc có một nền kinh tế đang phát triển hoặc bớt ảnh hưởng khỏi cuộc khủng hoảng lương thực và nước uống đang tồn tại .
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Gregory Copley là chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn. Sinh ra ở Úc, ông Copley là thành viên của Order of Australia, doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ và biên tập viên xuất bản quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là Cuộc chiến toàn diện mới của thế kỷ 21 và Sự kích hoạt của Đại dịch sợ hãi.
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: