‘Cuộc điều tra’ kéo dài 8 tháng của New York Times về The Epoch Times: Sự thật ít, thiên kiến nhiều
Hôm 24/10, Thời báo New York Times đã đăng một bài báo của nhà bình luận công nghệ Kevin Roose về The Epoch Times. Bài báo đã được đăng trên trang nhất của ấn bản Chủ Nhật ngày 25/10 của NY Times.
Ông Roose đã viết bài báo về The Epoch Times này trong ít nhất 8 tháng. Tuy nhiên, kết quả thật đáng thất vọng. Thay vì cố gắng miêu tả công bằng về The Epoch Times như một kênh truyền thông mới nổi, ông Roose lại dựa vào các dữ liệu chủ quan, lời nói bóng gió và những nội dung xuyên tạc để bôi nhọ một hãng truyền thông đối thủ.
Hơn nữa, ông Roose và nhà báo chuyên mục truyền thông của NY Times Ben Smith (người đã đóng góp cho bài báo của ông Roose) trước đây đã có các bình luận trên mạng xã hội về The Epoch Times, trong đó họ dường như thảo luận về nỗ lực tập thể chống lại The Epoch Times. Điều này làm dấy lên các câu hỏi về mục đích đằng sau bài báo này (xem phần “Thành kiến Cá nhân” ở phần phía dưới).
Trọng tâm của bài báo là sự bất bình rõ ràng của NY Times với thực tế là The Epoch Times đã trở thành — nói theo lời của NY Times — “một trong những nhà xuất bản điện tử lớn nhất Hoa Kỳ”. Bài báo lẽ ra nên được viết thành một câu chuyện thành công của một nhóm người Mỹ gốc Hoa trân trọng quyền Tu chính án Thứ nhất và phát triển được một kênh truyền thông độc lập lớn.
Thay vào đó, ông Roose dựa vào những từ chẳng hạn như “thích giữ bí mật” và cố gắng ràng buộc chúng tôi vào một hãng truyền thông không liên quan khác, để đặt câu hỏi về chất lượng của bài báo từng đoạt giải thưởng của chúng tôi.
Ông Roose đặc biệt đặt vấn đề với quan điểm chỉ trích của chúng tôi về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những vi phạm nhân quyền đang diễn ra của đảng này. Ông Roose đã coi nhẹ các báo cáo về lạm dụng [nhân quyền] đang diễn ra [ở Trung Quốc], và tuyên bố rằng chúng “bị thổi phồng lên.” Sự biện hộ cùng việc xoa dịu ĐCSTQ bất thường này thật đáng ngờ về mặt đạo đức. Trong nhiều năm, NY Times đã tìm cách mở rộng và tiếp cận thị trường Trung Quốc và đã nhận hàng triệu USD doanh thu quảng cáo từ các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Dữ liệu chủ quan và bóp méo sự việc
Ông Roose đã đưa ra một số [thông tin về] sai phạm, dù đã biết rằng những thông tin này là không chính xác trước khi xuất bản [bài báo này].
Ví dụ, ông Roose viết rằng “có lẽ thử nghiệm táo bạo nhất [của The Epoch Times] là một trang web chính trị cánh hữu mới có tên là America Daily.”
The Epoch Times không có mối liên hệ nào với tổ chức truyền thông này như đã chỉ ra cho ông Roose khi trả lời các câu hỏi của ông ta qua email.
Bản thân ông Roose không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh cho tuyên bố này, thay vào đó chỉ nhắm vào một cựu nhân viên của The Epoch Times từng làm việc cho America Daily. Tuy nhiên, việc này xảy ra sau khi nhân viên đó đã rời khỏi The Epoch Times và không hề có sự liên quan nào với The Epoch Times.
Thật vô lý khi quy cho The Epoch Times phải chịu trách nhiệm về những hành động của một cựu nhân viên của mình làm việc cho một công ty truyền thông khác. Đồng thời, điều này cho thấy ông Roose đã đi xa đến mức cố gắng bôi nhọ The Epoch Times bằng cách gắn chúng tôi với các tổ chức không liên quan.
Trong bài viết của mình, ông Roose cũng dùng cách nói bóng gió để ám chỉ rằng sự tăng trưởng của The Epoch Times [trên nền tảng] Facebook bằng cách nào đó là kết quả của “việc cày view ảo” (click farms). Tuy nhiên, ông Roose không cung cấp bằng chứng cho tuyên bố đó. Như đã trả lời các câu hỏi của ông Roose trong một email, The Epoch Times “đã sử dụng các công cụ quảng cáo của chính Facebook để tăng lượng người theo dõi tự nhiên không phải trả tiền, chứ không phải thông qua ‘các chương trình tự động’ (bots) hoặc ‘tài khoản giả’” như ông Roose đã đề cập một cách không chính xác.
Cũng trong bài báo đó, ông Roose viết rằng The Epoch Times “là một trong những nhà quảng bá nổi bật nhất cho ‘Spygate’, một thuyết âm mưu không có căn cứ liên quan đến những tuyên bố rằng các quan chức chính phủ Obama đã theo dõi bất hợp pháp chiến dịch [tranh cử] năm 2016 của ông Trump.”
Đây là sự xuyên tạc có chủ ý đối với việc The Epoch Times đưa tin về chủ đề cuộc điều tra Bão Lửa (Crossfire Hurricane) năm 2016 của FBI. The Epoch Times thực sự đã dẫn đầu trong việc đưa tin về chủ đề này và được các hãng truyền thông khác trích dẫn — bao gồm cả NY Times. Hơn nữa, chủ đề này vẫn đang được Luật sư Hoa Kỳ John Durham điều tra.
Ông Roose cũng tuyên bố rằng “các ấn phẩm và các chương trình liên kết với The Epoch Times đã quảng bá thuyết âm mưu QAnon và truyền bá những tuyên bố xuyên tạc về hành vi gian lận cử tri và phong trào Black Lives Matter”. Lưu ý cách ông Roose viết “các ấn phẩm và các chương trình liên kết với” The Epoch Times. Không thể tấn công trực tiếp The Epoch Times, ông Roose trích dẫn các tổ chức “được liên kết” này mà thậm chí không nói rõ ông ta đang đề cập đến tổ chức nào.
Trên thực tế, The Epoch Times chưa bao giờ “quảng bá thuyết âm mưu QAnon” cũng như chưa từng công bố thông tin không chính xác về “gian lận cử tri và phong trào Black Lives Matter”.
Trích dẫn có chọn lọc
Cũng trong bài báo của mình, ông Roose tăng cường dẫn lời các nhân viên cũ bất mãn để tấn công The Epoch Times nhưng lại bỏ qua những bình luận tích cực mà các đối tượng phỏng vấn đưa ra.
Ví dụ, ông Roose đã phỏng vấn nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Quách Văn Quý cho bài báo của ông ta, nhưng những bình luận của ông Quách đã không được đưa vào. Trong một video trên YouTube, ông Quách nói rằng ông đã nói với ông Roose (người đã đề xuất bài báo sẽ viết về ông Quách mà trong khi ông Quách nói ông ta chỉ đưa ra những câu hỏi về The Epoch Times trong cuộc phỏng vấn) rằng The Epoch Times là “tuyệt vời” và “xuất sắc.”
Ông Quách cũng khen ngợi The Epoch Times vì đã đưa tin về Hồng Kông mà không sợ hãi trước sự đe dọa của ĐCSTQ.
“Tôi rất tôn trọng họ. Epoch Times đang đứng trên đường phố Hồng Kông với những máy quay của họ, trực tiếp chỉ vào ĐCSTQ, phát trực tiếp luôn. Anh có nghĩ điều đó dễ dàng không?”, ông Quách đã nói với ông Roose.
Ông Quách cũng chất vấn ông Roose, “Tại sao anh không theo sát ĐCSTQ? … Anh là loại kênh truyền thông chính thống nào vậy?”.
Ông Roose không đưa bình luận nào của ông Quách vào bài báo. Có phải NY Times thường chỉ dẫn lời của những người nói tiêu cực về một chủ đề mà họ sẽ đưa tin? Đây chẳng phải là một ví dụ về thiên kiến nghiêm trọng của họ?
Thành kiến cá nhân
Các bài đăng trên mạng xã hội của ông Roose cho thấy ông ấy đã có thành kiến về The Epoch Time trước khi đưa tin về chúng tôi. Trong một loạt các tweet hiện đã bị xóa được đăng vào tháng 11/2019, ông Roose đã chế nhạo The Epoch Times cùng quan điểm phê phán của chúng tôi đối với chủ nghĩa cộng sản.
Trong một loạt tweet khác vào tháng 12/2019, ông Roose và 3 nhà báo khác cho rằng họ đáng lẽ phải nhận được “tiền thưởng” từ Facebook vì đã yêu cầu công ty này cấm các quảng cáo của Epoch Times.
Ông Roose đã tham gia vào cuộc vui bằng cách bình luận: “Chúa ơi bây giờ tất cả chúng ta sẽ có rất nhiều nhà để nghỉ dưỡng”.
Trong khi giọng điệu của các dòng tweet là vui vẻ, 3 trong số 4 nhà báo – Roose, Smith, và phóng viên Ben Collins của NBC News – đã tham gia các cuộc tấn công công khai vào The Epoch Times. Ông Smith cũng đóng góp cho bài báo của ông Roose.
Việc ông Roose sử dụng từ “chúng ta” trong bình luận này và thực tế rằng các nhà báo của các tờ báo đối thủ sẽ cùng nhau ăn mừng nỗi bất hạnh mà The Epoch Times phải gánh chịu, làm dấy lên mối nghi ngờ: Có phải họ đã tham gia vào một chiến dịch được phối hợp và được tính toán trước để chống lại The Epoch Times?
Hơn nữa, vai trò của đội ngũ biên tập viên NY Times ở đâu khi đứng trước sự thiên vị và sự câu kết đáng nghi này?
Coi nhẹ những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc
Trong bài báo của mình, ông Roose tìm cách coi nhẹ cuộc đàn áp đang diễn ra đối với môn rèn luyện tinh thần Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Cuộc đàn áp đã được ghi nhận rộng rãi bởi các nhóm nhân quyền cũng như các cơ quan chính phủ như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Thay vì trích dẫn các thông tin công khai có sẵn này, ông Roose tìm cách coi nhẹ những hành vi vi phạm nhân quyền.
Ông Roose cũng bỏ qua một lượng lớn bằng chứng cho thấy ĐCSTQ giết các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ, và thay vào đó lại mô tả đó là một “lời buộc tội”.
Điều này chính xác là những gì mà ĐCSTQ mong muốn, mà đảng này trong nhiều năm đã nỗ lực gây ảnh hưởng đến các hãng truyền thông Hoa Kỳ.
Những bài báo như thế này cực kỳ có giá trị đối với ĐCSTQ, vì ĐCSTQ có thể sử dụng chúng cho các nỗ lực tuyên truyền nội bộ để biện minh cho các chiến dịch đàn áp mà nó đang thực hiện. Chính bản thân NY Times đã dịch một bài báo trước đây về The Epoch Times của ông Roose sang tiếng Trung Quốc.