Cuộc đàn áp lĩnh vực công nghệ trị giá 1.1 ngàn tỷ USD của Trung Quốc để lộ một mối đe dọa sinh tồn
Theo Wall Street Journal, 6 cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc đã mất 1.1 ngàn tỷ USD giá trị thị trường kể từ khi đạt đỉnh vào tháng Hai (2021), giảm hơn 40%. Các nhà đầu tư tổ chức của Hoa Kỳ, với hơn 2.3 ngàn tỷ USD [đang đầu tư] ở quốc gia này, đang lo ngại có lý. Nhiều người đang từ từ cố gắng bán bớt cổ phiếu của họ, mà không khiến thị trường giảm quá nhanh như bằng cách bán dồn dập. Họ đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào về những rắc rối từ cơ quan quản lý của Trung Quốc, chẳng hạn như một bài báo chỉ trích trên tạp chí nhà nước hoặc việc bắt đầu một cuộc điều tra, có thể quét sạch hàng tỷ USD của họ chỉ sau một đêm.
Các chính sách hiếu chiến của ông Tập Cận Bình là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn loạn thị trường ở Trung Quốc. Các nhà đầu tư đã phớt lờ những lời đe dọa của ông Tập về cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và Úc, cũng như các cuộc xâm phạm lãnh thổ thực tế, bao gồm cả trong không gian hàng hải và hàng không, chống lại Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Bhutan và Philippines trong thập kỷ qua. Giờ đây, các hành động của ông Tập là chống lại các tập đoàn và xóa đi hơn một ngàn tỷ USD giá trị thị trường hầu như chỉ trong một đêm, và cuối cùng các nhà đầu tư cũng đang quan tâm một cách có lý.
Bài học đắt giá này cho các nhà đầu tư đang giúp họ nhận ra rằng lý thuyết kinh tế học sơ đẳng của họ, và chủ nghĩa tự do mậu dịch theo bản năng của kinh tế học, đã không chuẩn bị tốt cho các nhà đầu tư trước những rủi ro chính trị vào thời cực điểm của cạnh tranh, bao gồm các cuộc chiến tranh nóng, các cuộc chiến tranh thương mại, các cuộc chiến tranh công nghệ, và các cuộc chiến tranh ảnh hưởng. Những giả định về thông tin hoàn hảo, về tâm lý lựa chọn hợp lý, và sự độc lập của mô hình kinh tế đơn giản vốn dĩ là ngây thơ với chính trị, đồng thời bị vi phạm trong thế giới săn mồi kinh tế mới bất chấp mà ông Tập Cận Bình đang mở ra.
Sau khi cho phép nước Mỹ bị con trăn khổng lồ Trung Quốc tiêu hóa một nửa, các chính trị gia Hoa Kỳ và đồng minh cuối cùng cũng bắt đầu thức tỉnh. Họ nhận ra rằng Trung Quốc đang thao túng các tập đoàn phương Tây, những công ty tìm cách tối đa hóa giá trị của cổ đông, thay vì các giá trị yêu nước. Ví dụ, Apple vẫn đang chuyển việc thuê ngoài sản xuất từ các quốc gia dân chủ và các nhà sản xuất, gần đây nhất bao gồm từ các công ty Đài Loan, sang Trung Quốc và các công ty của họ. Công ty “Mỹ” này rõ ràng nghĩ rằng có thể sử dụng ảnh hưởng chính trị của mình ở Hoa Thịnh Đốn để vận động hành lang cho các lợi ích đặc biệt của riêng công ty, vượt trên cả lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, và các giá trị dân chủ mà người Hoa Kỳ ủng hộ.
Trung Quốc cố gắng khai thác ngôn ngữ thị trường tự do để đưa các mặt hàng xuất cảng để thôn tính của mình vào các nền kinh tế khinh suất trên toàn cầu. Nhưng Trung Quốc là bất cứ điều gì, trừ tự do, như nên được hiểu rõ ràng từ việc nô dịch hóa lao động Duy Ngô Nhĩ và đánh cắp tới 600 tỷ USD tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ hàng năm của Trung Quốc.
Các quốc gia có lý trí không còn cho phép Trung Quốc sử dụng những lợi thế phi tự nhiên này để xóa sổ các tập đoàn bản địa, thị phần, doanh thu, nghiên cứu, và phát triển của họ. Con đường đó của Trung Quốc còn có thêm sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, cùng với đó là sức mạnh chính trị. Quyền lực có xu hướng tập trung, quyền lực là điều mà tất cả chúng ta trên toàn thế giới phải đặc biệt quan tâm nếu quyền lực đó đang tập trung ở một thủ đô phi tự do như Bắc Kinh.
Phản ứng hợp lý là tách rời về mặt kinh tế với ông Tập điên cuồng này, và Trung Cộng của ông ta. Hiện tại, điều đó có nghĩa là tách rời khỏi Trung Quốc, cho đến khi quốc gia này có thể cùng nhau hành động và chấm dứt hành vi săn mồi chống lại các quốc gia láng giềng và đối tác thương mại. Tuy nhiên, quốc gia này đã hùng mạnh, đến mức nếu làm vậy sẽ đòi hỏi phải có một hành động thống nhất và tập trung của một liên minh các nền dân chủ mạnh nhất thế giới, cùng với những người bạn và đồng minh như Việt Nam và Ả Rập Xê-út, những quốc gia muốn duy trì độc lập và chủ quyền về lâu dài với Bắc Kinh .
Cuộc tấn công của Trung Cộng nhằm vào các cơ sở quyền lực của đối thủ ở trong và xung quanh Trung Quốc, không chỉ bao gồm các nhà tỷ phú, mà còn bao gồm các tôn giáo và sắc tộc như người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo Turkic khác, người Tây Tạng, Pháp Luân Công, và những người Cơ đốc giáo, các khu vực như Hồng Kông và các quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines và Úc. Sự gây hấn chống lại những người khác này của Trung Quốc nên là một lời cảnh báo cho những tập đoàn lớn trên khắp thế giới vẫn còn độc lập. Ngay cả khi các tập đoàn này có thể tiếp tục kiếm tiền ở Trung Quốc trong ngắn hạn, có lẽ bởi vì Trung Quốc là một hệ thống lừa đảo khổng lồ với các yêu cầu về báo cáo sơ sài của SEC và các công ty vỏ bọc mà các nhà đầu tư quốc tế đổ hàng tỷ USD vào, thì các tập đoàn này là đang tài trợ cho một chính phủ độc tài đang đe dọa thế giới hòa bình, và cuối cùng, [chính là đe dọa] giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Trong kỷ nguyên hạt nhân được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó các quốc gia có khả năng ngắt lưới điện của nhau thông qua xung điện từ (EMP), gửi các nhóm máy bay không người lái đến các trung tâm dân cư của nhau và vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa bằng công nghệ siêu âm, việc đạt được lợi nhuận đầu tư ở Trung Quốc sẽ lu mờ đi so với rủi ro hệ thống từ việc tạo điều kiện cho sự tiếp tục trỗi dậy của Trung Quốc.
Các công ty có tầm nhìn dài hạn về giá trị cổ đông nên làm nhiều hơn để duy trì sự phát triển của các quốc gia hòa bình và dân chủ trong hệ thống quốc tế cho phép thương mại tự do, thị trường, và các tổ chức hoạt động và làm trung gian giữa các quốc gia dân chủ đồng minh. Hòa bình, dân chủ, các tổ chức, và thương mại cùng phát triển, bởi vì trong lịch sử, các nền dân chủ hỗ trợ thị trường và pháp quyền, và hầu như không bao giờ tấn công lẫn nhau.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa bộ ba mục tiêu ôn hoà này, có nghĩa là [trước sự đe dọa này] đạo đức và sự tồn tại của doanh nghiệp không chỉ có thể, mà cần phải là trùng hợp. Hệ thống quốc tế về thương mại tự do và thị trường tự do giữa các nền dân chủ, như chúng ta đã biết từ năm 1945, đang gặp phải đe dọa về sinh tồn và toàn trị. Sự bảo vệ chắc chắn cho các giá trị và sự thịnh vượng lâu dài của chúng ta chính là bây giờ, hoặc không bao giờ nữa.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là thành viên chính tại Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Anders Corr thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: