Cuộc chơi dữ liệu của Trung Quốc
Bắc Kinh đang âm thầm kiểm tra kỹ lưỡng cách các công ty Trung Quốc xử lý dữ liệu và những thay đổi này có khả năng ảnh hưởng tới toàn cầu.
Xưa nay việc quản lý cách các công ty xử lý dữ liệu ít thu hút sự quan tâm. Nhưng với sự ra đời của các thiết bị kết nối Internet có thể theo dõi hoặc đo lường hầu như mọi hoạt động, các chính phủ ngày càng quan tâm đến việc ai đang quản lý gì và nơi lưu trữ dữ liệu.
Trong vài tuần gần đây, Bắc Kinh đã thể hiện rõ họ coi trọng việc kiểm soát dữ liệu Trung Quốc ra sao. Gần đây, một luật mới ở Trung Quốc với mục đích nêu rõ là bảo vệ dữ liệu của Trung Quốc đã đi vào hiệu lực. Việc này ngay lập tức đã tác động đến các công ty với dữ liệu tưởng như căn bản không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.
Ví dụ, Bắc Kinh đã khuyến cáo ứng dụng chia sẻ xe Didi của Trung Quốc hủy niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York do lo ngại về bảo mật dữ liệu. Vì từ lâu Trung Quốc đã ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các cơ quan quản lý tài chính Hoa Kỳ nhằm thu thập dữ liệu về các công ty Trung Quốc niêm yết tại New York với lý do an ninh quốc gia, những lo ngại rằng Didi có thể chia sẻ dữ liệu có vẻ như không hợp lý chỗ nhưng nói lên mối lo ngại của Bắc Kinh.
Trong một ví dụ khác, các tàu Trung Quốc đã ngừng liên lạc hay cung cấp dữ liệu để tuân thủ luật bảo mật dữ liệu của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tiễn này không chỉ giới hạn ở các tàu mà với cả các công ty Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu cho các công ty không phải của Trung Quốc cho dù họ đang ở đại lục hay trên khắp thế giới.
Thúc đẩy sự thay đổi này là quan điểm của Bắc Kinh về những gì cấu thành một nguy cơ an ninh quốc gia. Lâu nay, các quốc gia đều coi vũ khí, sức mạnh quân sự, hay các nghiên cứu tối mật là dữ liệu an ninh quốc gia. Tuy nhiên, quan điểm đó đang thay đổi và Trung Quốc đang đi trước hầu hết các quốc gia khác về yếu tố cấu thành một nguy cơ an ninh quốc gia trong thời đại của Facebook và Twitter.
Trung Quốc sử dụng một loạt các công ty trong nước để thu thập dữ liệu về các cá nhân và tổ chức ngoại quốc trên khắp thế giới dựa trên sự cởi mở của các nền dân chủ tự do và Internet để thu thập thông tin. Họ sử dụng dữ liệu này để phân loại và nhắm mục tiêu tốt hơn những cá nhân mà họ muốn tiếp cận hay công nghệ mà họ muốn thao túng. Dữ liệu nguồn mở này được xử lý, phân tích và cung cấp cho nhà nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc thậm chí còn đi xa hơn việc thu thập thông tin tình báo nguồn mở. Một loạt các thiết bị được sản xuất hoặc viết mã ở Trung Quốc thu thập dữ liệu sử dụng bằng cách lấy lượng lớn thông tin về sản phẩm và người tiêu dùng. Gần đây, một công ty điểm bán hàng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã bị khám xét bất ngờ khi thiết bị đầu cuối của họ bị phát hiện gửi dữ liệu về đại lục.
Hiểu rõ giá trị của dữ liệu đó cho các mục đích an ninh quốc gia, vì việc thu thập thông tin là từ các cá nhân và tổ chức ngoại quốc, Bắc Kinh nhận thức rõ khả năng dữ liệu của Trung Quốc sẽ được sử dụng để chống lại mình. Các tàu cá Trung Quốc đã thường xuyên hợp tác với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, được gọi là “lực lượng dân quân hàng hải”. Với Didi, Bắc Kinh trong nhiều năm đã che chắn cẩn mật các bản đồ kỹ thuật số của họ có mục đích dịch chuyển các tọa độ để bản đồ không dịch kỹ thuật số giữa các quốc gia và hệ điều hành điện tử.
Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà chức trách tìm cách đưa tất cả dữ liệu của Trung Quốc dưới sự kiểm soát và bảo vệ của nhà nước, họ cũng đang mưu toan việc cung cấp lại dữ liệu cho chính quyền bên trong biên giới của mình. Bắc Kinh đang thúc đẩy một kế hoạch giao dịch dữ liệu, khuyến khích các công ty Trung Quốc giao dịch dữ liệu và thậm chí tạo ra các kho lưu trữ tập trung. Đối với các công ty bên ngoài Trung Quốc, ý tưởng này sẽ là một cơn ác mộng.
Các công ty công nghệ coi dữ liệu do người dùng tạo là độc quyền, mang lại lợi thế cho họ trong việc tạo quảng cáo hoặc khả năng bán hàng tốt hơn cho người dùng. Không chỉ các công ty công nghệ, như Google hay Facebook, có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu giao dịch dữ liệu của người dùng, điều đó sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, giao dịch dữ liệu giúp chính phủ truy cập rộng rãi hơn. Đáng chú ý, điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của các công ty công nghệ, như Alibaba, đang tìm cách bán nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng của họ nếu nhiều công ty có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu. Cố ý hay tình cờ, trong việc tìm cách thay đổi bối cảnh dữ liệu để cải thiện quyền kiểm soát của chính phủ đối với dữ liệu quan trọng, Bắc Kinh đang giết chết lợi thế cạnh tranh của các công ty công nghệ. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy cách thức này sẽ lan rộng ra ngoài Trung Quốc, nhưng chỉ có thời gian mới có câu trả lời.
Không thể phủ nhận rằng các chính phủ đang đặt ưu tiên lớn hơn vào bảo mật và bản địa hóa dữ liệu. Liên minh Âu Châu đang điều tra các lỗ hổng tiềm ẩn trong chế độ Quy định Chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của mình và Hoa Kỳ đang xem xét việc ban hành luật bảo mật dữ liệu dù phải đối mặt với sự phản đối của các đại công ty công nghệ.
Mục tiêu chính của Bắc Kinh là chặn quyền truy cập vào dữ liệu Trung Quốc của các công ty toàn cầu, nhưng vẫn giữ quyền truy cập vào dữ liệu ngoại quốc của các công ty Trung Quốc trong trạng thái hợp nhất quân sự và dân sự của họ. Điều đó sẽ nói lên tất cả về việc Bắc Kinh coi trọng và muốn sử dụng dữ liệu như thế nào.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Christopher Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Trường Cao học Bắc Kinh. Ông chuyên về kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính, và công nghệ. Là một thành viên cao cấp của Hội Henry Jackson, ông từng sống ở Trung Quốc và Việt Nam hơn một thập niên trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.
Huệ Giao biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: