Cuộc chiến về muối
Những phát hiện khác nhau xung quanh muối tiết lộ một vấn đề cốt lõi của khoa học y tế và thực hành lâm sàng
Ăn quá nhiều muối có thực sự gây hại? Khuyến cáo y tế chính thống và các lần khám bác sĩ định kỳ có thể đã thuyết phục bạn rằng đây là câu trả lời “có” rõ ràng, nhưng các tài liệu khoa học thì không thống nhất. Vậy tại sao điều đó không được phản ánh trong thực hành lâm sàng thông thường?
Cuộc tranh luận về muối không chỉ đặt ra câu hỏi về lượng muối bao nhiêu là quá nhiều; nó chỉ ra cốt lõi của một vấn đề ít được thảo luận: phần lớn thông tin y tế mà chúng ta nhận được không dựa trên sự đồng thuận khoa học, bất chấp giọng điệu dứt khoát và chắc chắn trong các tuyên bố được công khai trong xã hội, bao gồm cả các bác sĩ đang hành nghề.
Tất cả chúng ta đều nhận được thông điệp rằng chúng ta đang có xu hướng ăn “quá nhiều” muối — và quá nhiều muối là một điều không tốt . Các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và hiệp hội sức khỏe từ lâu đã cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều natri có thể cản trở chức năng thận, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thậm chí gây hại cho chất lượng giấc ngủ.
Nhận thấy rằng đối với hầu hết mọi người, thực phẩm chế biến sẵn là nguồn cung cấp natri chính, vào tháng 10 năm 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công bố một kế hoạch mới nhằm khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói cắt giảm lượng muối bổ sung trong sản phẩm của họ. FDA đặt mục tiêu mới cho lượng muối ăn vào trung bình là 3.000 miligam mỗi ngày, giảm 12% so với mức trung bình của người Mỹ là khoảng 3.400 miligam mỗi ngày.
Tuy nhiên, Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sản xuất, khuyến nghị người lớn nên hạn chế lượng natri hơn nữa, dưới 2.300 miligam mỗi ngày, hoặc khoảng 1 thìa cà phê muối ăn.
Nghiên cứu mới hơn trên động vật cho thấy lượng muối dư thừa có thể ảnh hưởng đến tâm trí cũng như cơ thể. Theo một số nghiên cứu, quá nhiều muối có thể làm tăng mức độ căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến hành vi (ít nhất là ở chuột).
Nghiên cứu mới
Một nghiên cứu gần đây, được thực hiện tại Đại học Edinburgh ở Scotland và được công bố trong tháng này trên tạp chí Nghiên cứu Tim mạch, đã phát hiện ra ở chuột, chế độ ăn có quá nhiều muối làm tăng hormone gây căng thẳng trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu phát hiện chế độ ăn nhiều muối làm tăng 75% lượng hormone glucocorticoid gây căng thẳng. Ngoài ra, không chỉ nồng độ hormone căng thẳng khi nghỉ ngơi tăng lên ở những con chuột, mà phản ứng hormone của chúng đối với căng thẳng môi trường cũng gấp đôi so với những con chuột theo chế độ ăn bình thường.
“Chúng ta biết rằng ăn quá nhiều muối sẽ gây hại cho tim, mạch máu và thận. Nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng lượng muối cao trong thức ăn cũng làm cho não bộ xử lý căng thẳng,” đồng tác giả nghiên cứu Matthew A. Bailey, giáo sư sinh lý học thận tại Trung tâm Khoa học Tim mạch của Đại học Edinburgh, cho biết trong một tuyên bố.
Một bài báo xuất bản năm 2023 trên tạp chí Khoa học thần kinh & Đánh giá hành vi sinh học đã xem xét một số nghiên cứu để định lượng những gì đã biết về tác động của muối đối với hành vi ở động vật.
Các tác giả thuộc Đại học Bang Kent ở Kent, Ohio đã viết rằng mặc dù lượng muối dư thừa là một yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với các bệnh tim mạch, nhưng cho đến nay “người ta tương đối ít khám phá về tác động của nó đối với hành vi, mặc dù muối có mặt khắp nơi trong cơ thể. chế độ ăn uống hiện đại.”
Nghiên cứu đã thử nghiệm những thay đổi hành vi như lo lắng và hung hăng ở những con chuột có chế độ ăn nhiều muối. Người ta phát hiện ra rằng lượng muối dư thừa ở tuổi trưởng thành của động vật đã ảnh hưởng đến trí nhớ không gian và “biểu hiện sợ hãi” của chúng. Lượng muối cao trong thời kỳ đầu đời đã được chứng minh là làm tăng khả năng vận động của chúng và cản trở hành vi xã hội và không gian.
Các tác giả nghiên cứu đã viết rằng những phát hiện này cho thấy rằng một “nghiên cứu mở rộng về tác dụng của muối có thể sẽ khám phá ra những tác động hành vi rộng lớn hơn”.
Muối có thực sự tệ đến vậy không?
James DiNicolantonio, một bác sĩ dược khoa, phản đối cái mà ông gọi là “giáo điều ít muối” và tin rằng muối đã bị biến thành ma quỷ một cách bất công.
Ông tuyên bố rằng cơ thể chúng ta thúc đẩy chúng ta tiêu thụ khoảng 3.000 miligam đến 4,000 miligam natri mỗi ngày để duy trì cân bằng nội môi ( là khuynh hướng giám sát và duy trì trạng thái bên trong cơ thể như thân nhiệt và năng lượng ở mức độ tương đối ổn định và liên tục)“một trạng thái tối ưu mà bạn ít gây căng thẳng nhất cho cơ thể”.
DiNicolantonio nói với The Epoch Times rằng trong số các nghiên cứu về lượng muối được thực hiện trên người, mỗi nghiên cứu đều “có một lỗ hổng cố hữu”.
Ông nói: “Hầu như mọi nghiên cứu đều không đưa ra cùng một chế độ ăn uống chính xác với sự khác biệt duy nhất là mức độ ăn vào của muối. “Thông thường, những gì [các nhà nghiên cứu] làm là họ cung cấp nhiều trái cây và rau quả hơn, [một chế độ ăn kiêng] có hàm lượng muối thấp hơn, và sau đó họ ngoại suy những lợi ích… và bạn không nhất thiết phải ngoại suy điều đó.”
Trong cuốn sách “The Salt Fix: Why Experts Got It All Wrong and How Eat More Might Save Your Life,” DiNicolantonio, một nhà khoa học nghiên cứu về tim mạch tại Viện Tim mạch Trung Mỹ St. Luke ở Thành phố Kansas, Missouri, lập luận rằng đại đa số chúng ta không cần phải theo dõi lượng muối ăn vào. Ông tin rằng hạn chế muối là có hại và quá ít muối có thể khiến chúng ta thèm đường, dẫn đến tăng cân và mắc bệnh tiểu đường Loại 2.
Trên thực tế, chế độ ăn ít muối có thể đã tạo ra dịch bệnh cao huyết áp ở Mỹ, DiNicolantonio viết. Ở Hàn Quốc và các nơi khác trên thế giới, người dân thường xuyên tiêu thụ hơn 4,000mg muối mỗi ngày nhưng lại có tỷ lệ mắc bệnh tim và cao huyết áp rất thấp.
Đối với hầu hết mọi người, DiNicolantonio tuyên bố, ăn nhiều muối hơn có thể cải thiện năng lượng, giấc ngủ, thể lực, thậm chí khả năng sinh sản và chức năng tình dục.
Ông lập luận rằng “ khi khuyến cáo ăn ít muối được áp dụng đại trà, chúng ta sẽ mắc kẹt trong cùng một vòng luẩn quẩn vĩnh viễn khiến cơ thể chúng ta thiếu muối, nghiện đường và cuối cùng là thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.”
Ông chỉ ra rằng đối với động vật, “tất nhiên là không có hướng dẫn về chế độ ăn uống — không có chỉ thị y tế nào nhằm tạo ra nỗ lực có ý thức để hạn chế lượng muối ăn vào”.
Ngoại trừ những người mắc một số bệnh lý nhất định, DiNicolantonio tuyên bố rằng chúng ta không cần phải lo lắng về việc “gây quá tải muối”, vì cơ thể chúng ta sẽ tự xử lý bất kỳ lượng dư thừa nào. Ông viết: Chế độ ăn ít muối “chỉ ra một cuộc khủng hoảng cho cơ thể, không phải là công thức để có sức khỏe tối ưu”.
Một cuộc chiến đang diễn ra
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia và Đại học Boston vào năm 2016 đã tiến hành một “phân tích siêu kiến thức” về cái mà họ gọi là “cuộc tranh cãi về muối”. Phân tích được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học, đã xem xét 269 báo cáo được công bố từ năm 1978 đến 2014 để kiểm tra tác động của lượng natri đối với bệnh tim mạch, thần kinh hoặc tỷ lệ tử vong.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 54 phần trăm các báo cáo ủng hộ giả thuyết rằng việc giảm lượng muối trong chế độ ăn uống dẫn đến lợi ích sức khỏe dân số. Một phần ba (33 phần trăm) không ủng hộ giả thuyết này và 13 phần trăm cho rằng quan điểm trên chưa đủ chứng cớ.
Vì vậy, mặc dù các nhà khoa học từ lâu đã không đồng ý về lợi ích của việc giảm lượng muối ăn vào, nhưng các thông điệp sức khỏe cộng đồng liên quan đến muối dường như không phản ánh sự không chắc chắn này, các nhà nghiên cứu lưu ý.
Họ viết: “lợi ích của việc giảm muôi trong các báo cáo khoa học còn nhiều kẽ hỡ, chưa chắc chắn. trái lại các nhà hoạch định chính sách y tế lại đưa ra khuyến cáo nên giảm ăn muối cho người dân như đã có đủ bằng chứng rồi“ họ viết.
“Giả sử rằng tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến lợi ích tốt nhất của khoa học và sức khỏe cộng đồng, cuộc tranh cãi này đặt ra câu hỏi về việc trình bày kiến thức trong khoa học sức khỏe dân số và cách trình bảy đó ảnh hưởng đến thực hành y tế công cộng.”
Người ta phát hiện ra các nhà khoa học có xu hướng lấy lại kết luận từ những bài báo cùng quan điểm với họ, rất ít nhà khoa học nào chịu chứng minh lại xem kết quả của các nhà khoa học trước có đúng hay không.
Các tác giả viết: “Chúng tôi thấy rằng các tài liệu đã xuất bản mang rất ít dấu ấn của một cuộc tranh cãi đang diễn ra mà chứa đựng hai luồng nhận thức gần như khác biệt và khác nhau, một ủng hộ và một phản đối giả thuyết rằng giảm muối trong dân số sẽ cải thiện kết quả lâm sàng”.
Có vẻ như các quan chức y tế công cộng đã chọn khuếch đại những phát hiện của chỉ một phần nội dung nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này, thay vì thừa nhận rằng từ lâu đã có hai “phe” trong cuộc tranh cãi về muối.0
Lời khuyên thiết thực
DiNicolantonio đưa ra lời khuyên thiết thực cho những người lo lắng về lượng muối ăn vào.
“Nếu bạn là người đang ăn toàn thực phẩm chủ yếu bao gồm thực phẩm nguyên chất như thịt, rau, trái cây—bạn sẽ nhận được một lượng muối rất thấp và có thể sẽ cần nêm thêm một số muối vào đồ ăn thì mời đủ”
Ông nói: “Trong khi nếu bạn là người chủ yếu ăn thực phẩm chế biến sẵn… thì có lẽ bạn đã nạp đủ muối.”
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times