Cuộc chiến nhiên liệu hóa thạch làm bùng phát lạm phát
Nghị trình cực đoan loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi nước Mỹ ước tính nhiều ngàn tỷ USD của ông Biden và Đảng Dân Chủ là một cuộc chiến về quyền tự do định giá. Lựa chọn sản phẩm cạnh tranh thay thế của người tiêu dùng sẽ bị thu hẹp lại. Khi bãi bỏ hoàn toàn các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, việc có một chiếc xe sẽ khó hơn: giá một xe Tesla chạy điện là trên 60,000 USD, gấp đôi xe Toyota RAV-4/Honda CR-V chạy xăng. Không chỉ đơn thuần là khác biệt giữa thoải mái và khó khăn, trong tiến trình lịch sử, giá cả đã có nghĩa là khác biệt giữa sự sống và cái chết, trên một quy mô lớn.
Khi quý vị gạt bức màn ảo tưởng về đạo đức sang một bên, phong trào xanh của những người cuồng tín về sự nóng lên toàn cầu chỉ là một kế hoạch xã hội chủ nghĩa khác để thay thế nhận định thực tế của các doanh nghiệp tự do về cách điều hướng kinh tế trong dài hạn bằng một niềm tin bị cưỡng chế, được thực thi thông qua luật một cách phi lý theo sự điều khiển của chính phủ
Có một công cụ ưu việt mà những người tham gia nền kinh tế— nghĩa là tất cả chúng ta — sử dụng để giao dịch trung thực và hiệu quả với nhau: giá cả. Và hôm nay chúng ta phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về giá cả.
Giá dầu toàn cầu đã tăng vọt do chi tiêu rất lớn của chính phủ theo chế độ độc đảng của Đảng Dân Chủ trong hơn một năm nay, sự hèn nhát của Cục Dự trữ Liên bang, và tất cả những điều này càng trở nên trầm trọng hơn trong những tuần gần đây trước sự hung hăng của Nga ở Ukraine bởi sự yếu kém của Tổng thống Joe Biden trong việc không thể hiện được sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là sự thất bại của cuộc rút quân ở Afghanistan.
Nhưng dầu tương đương với hoạt động vận tải, và thực tế là mọi thứ khác được mua và bán — cho dù đó là dùng cho tiêu dùng, mặc, để ngủ hay ngồi, để giặt giũ, để làm việc, để làm đồ chơi, hoặc sử dụng làm bản thân phương tiện vận chuyển — đều phải được giao từ nhà sản xuất từ người bán đến người mua, có nghĩa là không thoát khỏi hiệu ứng lan toả có tác động rộng rãi. Khi chi phí vận chuyển mọi người và mọi thứ tăng lên, chắc chắn giá của mọi thứ cũng tăng theo.
Nhà phân tích tài chính trưởng của Bankrate, ông Greg McBride, nói với CNBC về mức lạm phát 7.9%, tồi tệ nhất trong 40 năm đang làm ảnh hưởng đến người Mỹ ngày nay: “Không trốn đi đâu được. Lạm phát đang ảnh hưởng tới tất cả mọi người.”
Giá thuê nhà hiện đang tăng gần 5%, mức thấp nhất trong hơn 30 năm. Thịt, thiết bị, đồ nội thất, mua hoặc thuê xe hơi, và ở khách sạn đều tăng hai con số trong 12 tháng vào thời điểm cuối năm ngoái, vài tháng trước cú sốc giá dầu từ cuộc chiến Ukraine. Khoảng thời gian 12 tháng đó đã chứng kiến giá xăng tăng hơn 50%.
Theo cánh tả, giá xăng càng cao thì càng tốt. Năm ngoái, nhà kinh tế học Jeffrey Frankel của chính phủ của ông Clinton đã viết: “Một mặt, tác động của giá dầu, khí đốt và than cao đối với người tiêu dùng là tốt cho môi trường, vì chúng không khuyến khích nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông nói thêm rằng, mặt khác, giá nhiên liệu hóa thạch cao cũng khuyến khích nguồn cung nhiên liệu hoá thạch—mặc dù ông lưu ý rằng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này từ đó đã tỏ ra yếu hơn dự kiến.
Vào năm 2019, công ty nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie đã phân tích các mục tiêu của cuộc chiến chống lại dầu mỏ của phe cánh tả. Các kế hoạch có chuẩn mực cao khác nhau để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi nước Mỹ ước tính trị giá 1.7 ngàn tỷ USD cho kế hoạch của ông Biden đang tìm kiếm mục tiêu không phát thải, 5 ngàn tỷ USD cho đề nghị của ứng cử viên Đảng Dân Chủ Texas Beto O’Rourke, và 10 ngàn tỷ USD cho Kế hoạch mới xanh của Dân biểu Alexandria Ocasio- Cortez.
Nghị trình chính trị cực đoan này là một cuộc chiến về quyền tự do định giá. Kế hoạch này tương đương với việc những người ủng hộ nghị trình này tiến vào siêu thị của quý vị và loại bỏ khỏi các kệ hàng những món đồ mà họ không muốn quý vị tự do mua, dựa trên các tiêu chí mang tính ý thức hệ. Có thể đó là aspirin của Bayer mà họ ghét, hoặc nước cam Tropicana. Sự lựa chọn ít hơn này sẽ có nghĩa là giá cao hơn vì lựa chọn sản phẩm thay thế cạnh tranh của người tiêu dùng bị thu hẹp lại.
Năng lượng cũng như vậy. Khi thị trường không có đầy đủ các lựa chọn cạnh tranh, những người bán có thể nhận được nhiều hơn những gì họ đáng nên được. Mức độ này có thể dẫn đến việc tăng giá quá mức mà chính phủ chế tài. Trong khi đó, cạnh tranh tối ưu làm giảm giá. Dầu nội địa từ Châu thổ Permian hoặc Alaska có khoảng cách ngắn hơn đến nhà máy lọc dầu và trạm xăng, do đó chi phí thấp hơn nhiều, có thể cạnh tranh mạnh mẽ với dầu có nguồn gốc từ Trung Đông; Người mua xe hơi ngày nay có khả năng chọn một chiếc Toyota RAV-4 hoặc Honda CR-V chạy xăng với giá dưới 30,000 USD hơn là một chiếc Tesla chạy điện có giá trên 60,000 USD. Nhưng khi chính phủ bãi bỏ hoàn toàn các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, người ta có thể không còn khả năng mua được bản thân những chiếc xe hơi, điều mà cánh tả mong muốn từ lâu: người dân buộc phải sử dụng và yêu thích phương tiện giao thông công cộng, như những con cá mòi chất lên xe buýt và tàu điện ngầm.
Quá nhiều người tiêu dùng đánh giá rất thấp rằng giá cả là phương tiện không thể thiếu để một nền kinh tế tự do vận hành. Theo một nghĩa nào đó, tự do định giá là tự do kinh tế. Đó là cách ngăn chặn tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu. Đó là cách mà giá trị của các nguồn lực được truyền đạt một cách chính xác đến công chúng nói chung. Đó là cách người mua phân biệt giữa những gì họ cần và những khoản mua sắm có thể chờ đợi, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế thay đổi. Bất cứ việc thu hẹp nào đối với quyền tự do trong định giá đều gán thứ giá trị nhân tạo, không chính xác vào hàng hóa và dịch vụ.
Giá cả do người mua và người bán thỏa thuận tự do là cách duy nhất để các nguồn lực có thể được phân bổ một cách hiệu quả, một nhiệm vụ nằm ngoài khả năng của bất kỳ nhà hoạch định trung tâm nào. Và không chỉ đơn thuần là sự khác biệt giữa sự thoải mái và khó khăn, trong tiến trình lịch sử giá cả đã có nghĩa là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, trên một quy mô lớn.
Quý vị còn nhớ nạn đói ở Ethiopia đã chứng kiến cả thế giới phải ngán ngẩm với sự phẫn nộ về đạo đức của những ngôi sao nhạc rock hàng đầu của chúng ta không? Đó có phải là người giàu của thế giới bỏ đói người nghèo của thế giới không? Hoàn toàn không phải vậy. Như giáo sư khoa học chính trị Theodore M. Vestal của Đại học Tiểu bang Oklahoma đã viết vào tháng 7/1985—tháng diễn ra buổi hòa nhạc Live Aid để quyên góp tiền cứu trợ nạn đói Ethiopia—Chính phủ Ethiopia dưới sự điều hành của chính quyền quân sự “đã khiến nông dân phải chấp nhận mức giá thấp giả tạo đối với các loại ngũ cốc chủ yếu: hạt teff, lúa miến, lúa mạch, kê, lúa mì và ngô.” Cà phê “bị đánh thuế nặng đến mức nông dân không màng mở rộng sản xuất. Những chính sách này đã phá hủy động cơ khuyến khích hàng triệu nông dân trồng lương thực dư thừa, và năng suất đã giảm đáng kể.”
Thế còn nạn đói do ông Stalin tạo ra vào đầu những năm 1930 ở Ukraine, một trong những vùng nông nghiệp màu mỡ nhất Âu Châu? Như bà Anne Applebaum ghi lại trong cuốn sách năm 2017 “Nạn đói đỏ” của bà, rằng tội ác diệt chủng—tiền thân của việc Nga cố ý tàn sát thường dân Ukraine vô tội — đã xảy ra sau khi cưỡng chế việc tập thể hóa, trong đó nông dân Ukraine bị buộc phải bán cho chính phủ Liên Xô với giá không được thương lượng, những mức giá nhân tạo cực thấp. Nói cách khác, là sự ăn cắp.
Không nghi ngờ gì nữa, các cử tri sẽ cho rằng Đảng Dân Chủ phải chịu trách nhiệm về tình trạng lạm phát cao ngất trời hiện nay trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, điều mà quá ít người nhận ra là giá cao hơn đáng kể không phải là kết quả vô tình của việc quản lý yếu kém và kém năng lực; chúng là kết quả mong đợi, mong muốn của kế hoạch trong cuộc chơi của Đảng Dân Chủ. Và nếu họ có được cuộc cách mạng xanh mà họ muốn, thì lạm phát hiện nay sẽ [vẫn còn] nhỏ hơn nhiều so với những gì sắp xảy ra trong những năm tới.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Thomas McArdle từng là người viết bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc cho Tổng thống George W. Bush và viết cho IssuesInsights.com
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: