Cung điện Hoàng gia Amsterdam tại tâm điểm của vũ trụ
Tòa Thị Chính ở trung tâm của Cung điện Hoàng gia Amsterdam phục vụ cho việc định hướng con người trên thế giới, thiên hà và vũ trụ. (Ảnh: Koninklijk Paleis Amsterdam)
Cung điện Hoàng gia ban đầu là Tòa Thị Chính của Amsterdam, được xây dựng vào thời kỳ hoàng kim thế kỷ 17 của Hà Lan. Đó là thời điểm Amsterdam và hạm đội tàu của thành phố giữ vị trí giao thương thống trị thế giới, thu hút lượng lớn của cải đến thủ đô của quốc gia này.
Khi dân số tăng gấp 5 lần, cần có một tòa thị chính mới để phục vụ người dân. Ông Jacob van Campen là kiến trúc sư đã được chỉ định. Ông đã thiết kế theo phong cách cổ điển Hà Lan, dựa trên các tỷ lệ và thiết kế không gian thường thấy trong kiến trúc cổ điển.
Tọa lạc ở trung tâm thành phố Amsterdam đối diện với Quảng trường Dam, Cung điện này là một tòa nhà bằng đá sa thạch cân đối hài hòa, với tâm điểm của mặt tiền là một gian trung tâm với đỉnh tháp hình mái vòm. Cung điện được xây dựng trên chính xác 13,659 chiếc cọc gỗ làm từ cây vân sam Na Uy và được đóng vào nền đất yếu để nâng đỡ trọng lượng của tòa nhà.
Phương hướng giữa vũ trụ
Ở đỉnh của mặt tiền phía tây, Atlas, một vị thần Titan trong thần thoại Hy Lạp, đứng đỡ vũ trụ trên vai. Ông cũng xuất hiện bên trong toà nhà, nhìn bao quát Tòa Thị Chính. Mỗi một cổng trong số bốn cổng vòm dẫn vào sảnh từ các phòng trưng bày đều được trang trí bằng một trong bốn yếu tố: gió, nước, đất và lửa—các thành phần của mọi vật chất trong vũ trụ.
Trên nền đá cẩm thạch là hai tấm bản đồ lớn đặt ở vị trí trung tâm được khảm bằng đồng thau. Một bản đồ phác họa các lục địa của trái đất và một bản đồ là biểu đồ sao của Bắc bán cầu tiết lộ phía bên kia thiên hà.
Tòa Thị Chính mang lại một khoảnh khắc quyền lực cho du khách, đóng vai trò như một kim chỉ nam và giúp định hướng giữa vũ trụ. Các tác phẩm nghệ thuật trong khắp Tòa Thị Chính kể câu chuyện về Amsterdam như một trung tâm của vũ trụ, mà ngày nay gợi nhớ cho du khách về vị thế nổi bật trên trường quốc tế mà thành phố này từng sở hữu.Trong hai thế kỷ, Cung điện Hoàng gia Amsterdam là tòa nhà ngoại đạo lớn nhất ở Âu Châu và được ví như “Kỳ quan Thứ tám của Thế giới”. (Ảnh: Ratundo/Shutterstock)Tòa Thị Chính ở trung tâm của Cung điện Hoàng gia Amsterdam phục vụ cho việc định hướng con người trong thế giới, thiên hà và vũ trụ. (Ảnh: Koninklijk Paleis Amsterdam)Bức phù điêu này thể hiện khát vọng về một thành phố Amsterdam công bằng, nơi tâm hám lợi và đố kỵ—đặc điểm của những tên trộm và kẻ sát nhân—không được dung thứ. Bộ xương với chiếc đồng hồ cát tượng trưng cho Thời gian và sự mặc khải của Chân lý. Cuối cùng, Công lý và Sự thật sẽ luôn thắng thế. (Ảnh: Superchilum/CC BY-SA 4.0)Được khảm bằng đồng thau trên nền đá cẩm thạch, bản đồ ở vị trí trung tâm này phác họa các lục địa của trái đất. Ngoài những dịp phục vụ các sự kiện chính thức, Cung điện Hoàng gia mở cửa cho công chúng tham quan. Vua Willem-Alexander (giữa) tham dự buổi khai mạc triển lãm “Vũ trụ của Amsterdam, Kho Báu từ Thời Kỳ Hoàng Kim của Thuật Vẽ Bản Đồ” vào ngày 28/06/2019. (Ảnh: Frank Van Beek/AFP/Getty Images)Các tác phẩm điêu khắc và phù điêu trong gian phòng Tòa án, nơi mà những tên tội phạm kết thúc cuộc đời của mình bằng bản án và hình phạt được phán quyết. Khi phạm nhân bị kết án tử hình, họ bị treo cổ trên tầng hai. (Ảnh: Frankmlee/Shutterstock)Hoa tulip từ Bắc Hà Lan giăng kín Quảng trường Dam, phía trước mặt tiền theo phong cách cổ điển Hà Lan của Cung điện Hoàng gia. Ngày Quốc Hoa Tulip là một sự kiện được tổ chức vào tháng Một hàng năm. (Ảnh: Neirfy/Shutterstock)Một bức tượng thần Atlas cao 18 foot (5.4m) đứng trên mái nhà và trong sảnh chính, gánh vũ trụ trên vai. Thần Atlas tượng trưng cho vũ trụ và vị trí quan trọng mà Amsterdam từng nắm giữ trong Thời kỳ Hoàng kim. (Ảnh: Jane Rix/Shutterstock)Trong Vroedschapskamer (phòng họp của hội đồng), giữa trang trí nội thất tráng lệ, bức tranh trên lò sưởi của Govert Flinck hẳn sẽ gợi nhớ về hội đồng của Vua Solomon, người ở đây đang cầu xin Chúa ban cho trí huệ để dẫn dắt thần dân của mình. (Ảnh: Benning & Gladkova/Koninklijk Paleis Amsterdam)Năm 1806, ngài Louis Bonaparte, anh trai của Hoàng đế Napoleon, trở thành vua của Hà Lan và ngay sau đó đã lấy Tòa Thị Chính làm Cung điện Hoàng gia của mình. Kiến trúc sư J.T. Thibault đã giám sát việc trang trí lại hoàng cung theo phong cách Đế chế. (Ảnh: Kit Leong/Shutterstock)Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Maxima. Khi người Hà Lan giành lại quyền kiểm soát Hà Lan, Vua William I đã dùng Cung điện này làm nơi ở, và nó đã được hoàng gia sử dụng từ năm 1813 đến nay. Ngày nay, Cung điện chủ yếu phục vụ cho các chuyến thăm cấp nhà nước, lễ trao giải, lễ đón Năm mới và các sự kiện chính thức khác. Nơi đây cũng đóng một vai trò trong các cuộc hôn nhân của hoàng gia và trong các lễ thoái vị và đăng quang của các vị vua. (Ảnh: RDV)Bức tranh “Tòa Thị Chính ở Amsterdam”, được họa sĩ người Hà Lan Jan van der Heyden vẽ vào năm 1668, tại bảo tàng Louvre, Paris. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Tác giả James Howard Smith, nhiếp ảnh gia kiến trúc, nhà thiết kế và người sáng lập Cartio, nhằm mục đích truyền cảm hứng trong việc trân trọng kiến trúc cổ điển.
Do James Howard Smith thực hiện An Nhiên biên dịch Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Thị trưởng San Francisco đã ra lệnh cho các ban ngành và nhân viên thành phố ưu tiên các dịch vụ tái định cư cho người vô gia cư trước khi cung cấp các trợ giúp khác.
Ngũ Giác Đài cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các bước để giảm thiểu khả năng Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra ít việc làm hơn dự kiến trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, báo hiệu rằng thị trường lao động có thể đang trải qua quá trình giảm tốc nhanh chóng.
Imane Khelif đã giành được một huy chương Olympic tại Thế vận hội Paris 2024 sau khi chiến thắng trước Anna Luca Hamori của Hungary với tỷ số 5–0 trong trận tứ kết ở hạng cân 66kg nữ.