Cục Dự trữ Liên bang: Sử dụng Cẩn thận để kiềm chế lạm phát
Việc tăng lãi suất có xu hướng gây sốc cho thị trường tài chính, theo một cách vừa nhanh hơn và dứt khoát hơn, là ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn. Tác động đó lên thị trường, quay trở lại, có thể làm chậm nền kinh tế tiêu dùng –thường là phần lớn nhất của GDP –vì lãi suất ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu ứng thịnh vượng, khả năng mọi người chi tiêu nhiều hơn vì tài sản của họ có giá trị cao hơn. Việc tăng lãi suất cũng có xu hướng tác động rộng khắp trên các thị trường tín dụng, ảnh hưởng đến mọi thứ, từ thương phiếu đến các khoản thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh khi chúng được thiết lập lại. Các tác động gần như tức thời và đôi khi có thể có tác động mang tính cấp tính và phá vỡ nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo ông Larry Summers, người được cho là nhà kinh tế nổi bật nhất của Đảng Dân Chủ trong thế hệ của ông, thì đó là giải pháp, hoặc có vẻ như vậy, ít nhiều, để chống lại lạm phát. Ông Summers nói với “Tuần lễ Phố Wall” của Bloomberg rằng “lãi suất thực (“r-Sao” hoặc“r*” trong thuật ngữ kinh tế), được tính theo kỳ vọng lạm phát và lãi suất thị trường, đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay; dưới -3%, gần -4%.” Ông Summers cho rằng không có lý do gì để không nhanh chóng chấm dứt việc Fed mua Trái phiếu Kho bạc và chứng khoán thế chấp.
Hơn nữa, ông Summers cho biết ông “có thể báo hiệu bốn đợt tăng lãi suất trong năm tới – với sự không chắc chắn từ hai phía (tức là vị trí không rõ ràng giữa thị trường và Fed) – phụ thuộc vào cách số liệu lạm phát diễn ra. Đó sẽ là một cú sốc. Nhưng một cú sốc là điều cần thiết để khôi phục lại tín nhiệm.”
Tôi cho rằng nền kinh tế vẫn chưa thể hiện đủ khả năng phục hồi để đối phó với tình trạng hỗn loạn đó. Hơn nữa, có một số việc bỗng xảy ra đã gây ra những tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế, như việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới phía đông Ukraine, suy đoán rằng Iran đang làm giàu Uranium lên đến cấp vũ khí, và hoạt động hiếu chiến mang tính chiến thuật và ngoại giao liên tục của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một lựa chọn tốt hơn, trong điều kiện triển vọng mờ mịt, sẽ là Fed giải quyết nguyên nhân gốc rễ của lạm phát: quá nhiều tiền trong nền kinh tế.
Mặc dù chắc chắn có một yếu tố được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, do sự thiếu hụt chuỗi cung ứng trên thực tế hoặc trong nhận thức gây ra, và kỳ vọng lạm phát 5 năm đang cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của Fed, nguyên nhân căn bản của lạm phát là do, như tôi đã trích lời ông Milton Friedman tuần trước: “Lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ.”
Chúng ta có nhiều hơn một phần ba số tiền, tính theo M2, trong nền kinh tế so với trước đại dịch. Trong môi trường lãi suất thấp, hầu hết số tiền đó chỉ có bốn nơi để theo đuổi lợi nhuận: đầu tư cổ phiếu, bất động sản, các bộ sưu tập, và tài sản mới, mã kim và NFT. (Và theo ông Charlie Munger của Berkshire-Hathaway, thì ngay cả cổ phiếu cũng được định giá quá cao; còn tệ hơn cả bong bóng “Dot Com” vào đầu những năm 2000.)
Để giải quyết nguyên nhân trực tiếp của lạm phát –là do quá nhiều tiền trong nền kinh tế, hơn là do lãi suất thấp –Fed nên báo hiệu kết thúc nhanh chóng chương trình mua tài sản của mình, có lẽ sớm nhất là vào tháng Giêng. (Tôi đồng ý với ông Summers và với Thống đốc Fed sắp nghỉ hưu Randal Quarles, người đã nói với Viện Doanh nghiệp Mỹ vào tuần trước rằng họ nên kết thúc sớm hơn đối với [việc mua] chứng khoán có thế chấp)
Nhưng sau khi hoàn thành việc thu hẹp mua tài sản này, hoặc thậm chí có thể khi việc mua tài sản hoàn thành, Fed nên báo hiệu rằng đã bắt đầu bán các tài sản mà họ đã mua kể từ tháng 03/2020, để “thu thập lại” lượng tiền mặt dư thừa của nền kinh tế. Đưa lượng tiền mặt dư thừa này trở lại Fed, một cách chậm rãi và có chiến lược, để giảm quy mô bảng cân đối kế toán của Fed, vốn đã bùng nổ từ mức dưới một ngàn tỷ USD vào đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 lên mức hơn 8.6 ngàn tỷ USD giờ đây.
Biện pháp này sẽ không gây cùng một loại “sốc và sợ hãi” trên các thị trường mà bốn lần tăng lãi suất “kiểu như” của ông Summers gợi ý [sẽ gây ra], và dẫn đến giai đoạn cuối lạm phát dài hơn, có thể kéo dài đến năm 2024/2025, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Nhưng thời kỳ cuối lạm phát dài hơn ít có khả năng ảnh hưởng đến thị trường tài chính, gây ra những thất bại kinh doanh nghiêm trọng, và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp hơn là bốn – hoặc bất kỳ –đợt tăng lãi suất nào có thể gây ra.
Thay vào đó, việc bán tài sản sẽ giảm cung tiền – nguyên nhân trực tiếp của lạm phát một cách thận trọng; tăng lãi suất trung và dài hạn với một tốc độ đã được đo lường, giống như cách mà việc bán chứng khoán của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang tác động đến lãi suất ngắn hạn; và dần dần cho phép nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường với bảng cân đối kế toán của Fed được giảm bớt.
Việc bán tài sản của Fed trở lại thị trường cũng sẽ dần dần mở rộng đường cong lợi suất và báo hiệu rằng Fed đang trở lại bình thường bằng cách tăng lãi suất kỳ hạn dài hơn. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp và chính phủ có đủ thời gian để lựa chọn tăng tốc các khoản đầu tư vốn lớn (do đó thúc đẩy GDP) hoặc từ bỏ các kế hoạch chi tiêu tiền từ rất sớm trước khi họ rơi vào tình trạng đầu tư mất vốn. (Với việc tăng lãi suất, các kế hoạch đầu tư vốn không có tỷ lệ hoàn vốn phù hợp ngưỡng tối thiểu sẽ bị dừng lại gần như ngay lập tức.)
Cuối cùng, việc bán tài sản của Fed trở lại thị trường cho phép phản ứng về tiền tệ linh hoạt hơn là tăng lãi suất, nếu mọi thứ diễn ra xấu đi ở Ukraine, Trung Á, hoặc Đông Á và các vùng biển gần Trung Quốc. Doanh số bán có thể tăng, giảm, hoặc ngừng hoàn toàn tùy thuộc vào ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu bất kỳ trường hợp xấu nào xảy ra.
Đôi khi, một cách tiếp cận chính sách tiền tệ được đo lường, thận trọng, tổng thể, có tác dụng tốt hơn liệu pháp sốc. Và nó có xu hướng tránh các tác dụng phụ bất lợi của giải pháp mạnh mẽ hơn.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do JG Collins thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: