Phỏng vấn của Strzok trên đài CBS về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 mâu thuẫn với sự thật
Theo các hồ sơ có sẵn, cuộc điều tra của FBI đối với chiến dịch tranh cử của TT Trump, cáo buộc ông thông đồng với Nga, đã không bắt đầu như cách mà cựu quan chức cấp cao FBI ông Peter Strzok miêu tả trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ CBS News.
Ông Strzok sẽ là người hiểu rõ nhất, vì với tư cách là người đứng đầu các hoạt động phản gián của FBI vào năm 2016, chính ông Strzok là người đã viết phần tài liệu mở đầu về việc khởi động cuộc điều tra, đặt tên nó là Crossfire Hurricane.
Nhưng bản tóm tắt của ông ấy trong cuộc phỏng vấn về [những] cơ sở cho cuộc điều tra không trùng khớp với sự thật, thậm chí không trùng khớp với những dữ kiện trong hồ sơ chính thức mà ông ấy đã giúp tạo ra.
Ông Strzok nhắc lại lời tường thuật chính thức rằng cuộc điều tra dựa trên thông tin về một cuộc trò chuyện giữa các nhà ngoại giao Úc vào tháng 5/2016 với trợ lý chiến dịch của TT Trump là George Papadopoulos.
Ông cho biết người Úc đã chuyển thông tin cho FBI sau khi TT Trump phát biểu trong cuộc họp báo ngày 27/7/2016 rằng:
“Nga, nếu bạn đang lắng nghe, tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy 30.000 thư điện tử bị thiếu. Tôi nghĩ rằng bạn có thể sẽ được báo chí của chúng tôi khen thưởng xứng đáng. Hãy xem điều đó có xảy ra không”.
TT Trump đề cập đến các thư điện tử của đối thủ Hillary Clinton, và ông mô tả đây giống như trò đùa. Bà đã xóa [những thư điện tử này] khỏi một máy chủ cá nhân mà bà đã sử dụng cho các hoạt động thương mại của chính phủ khi còn là ngoại trưởng [Hoa Kỳ].
“Khi [các nhà ngoại giao Úc] nhìn thấy tuyên bố đó của TT Trump, điều đó đã khiến họ gợi nhớ các cuộc trò chuyện giữa họ với ông Papadopoulos”, ông Strzok nói.
“Vì vậy, Donald Trump, bằng lời nói của chính mình, đã khiến cuộc điều tra này chĩa mũi vào ông ấy?”, Phóng viên an ninh quốc gia David Martin của tờ CBS News, người thực hiện cuộc phỏng vấn, cho biết.
“Theo những gì chính phủ nước ngoài nói với chúng tôi, thì có”, ông Strzok nói.
Điều này mâu thuẫn với thông tin từ ngày 9/12/2019 trong báo cáo của Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp (pdf).
Báo cáo đã tuyên bố rằng một trong những quan chức “chính phủ thân thiện với nước ngoài” đã chuyển thông tin về ông Papadopoulos cho một quan chức chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 26/7/2016 — một ngày trước khi TT Trump đưa ra bình luận của mình. Viên chức đó đã chuyển thông tin cho một tùy viên pháp lý của FBI tại một trong các đại sứ quán Hoa Kỳ, người này đã gửi thông tin đến văn phòng hiện trường của FBI Philadelphia, và sau đó vào ngày 28/7/2016, nó được gửi đến trụ sở của FBI.
Ông Strzok đã mô tả thông tin từ Úc như sau:
“Papadopoulos đã nói với họ rằng ai đó trong chiến dịch tranh cử của TT Trump đã nhận được lời đề nghị nói rằng người Nga sở hữu tài liệu có thể gây tổn hại cho Bà Hillary Clinton và ông Obama, và họ đã đề nghị cùng phối hợp để công bố thông tin đó theo cách mà có thể giúp ích cho chiến dịch tranh cử của Trump.”
Nhưng đây không phải là những gì ông Strzok đã viết trong tài liệu mở đầu của cuộc điều tra. Trong tài liệu có viết: một trong những nhà ngoại giao đã nói rằng, ông Papadopoulos “ám chỉ” chiến dịch [của Trump] đã nhận được “một số loại đề nghị” từ nước Nga, chính quyền này có thể giúp bằng cách tiết lộ ẩn danh một số thông tin gây thiệt hại cho bà Clinton.
Đấy là lý do tại sao Bộ trưởng Tư pháp William Barr chỉ trích cơ sở cho cuộc điều tra là “một đề nghị của một đề nghị (suggestion of a suggestion)”.
Các nhà ngoại giao Úc lúc đó là ngoại trưởng Úc Alexander Downer và phụ tá của ông, Erika Thompson. Ông Downer đã nhớ lại cuộc trò chuyện ngày 10/5/2016 với ông Papadopoulos trong nhiều cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông. Nhưng ông ấy không bao giờ đề cập bất cứ điều gì về nước Nga đề nghị rằng họ sẽ giúp ông Trump. Ông Downer không nói rằng [chính phủ] Moscow đang đưa ra lời đề nghị cho chiến dịch tranh cử của Trump, và càng ít khả năng hơn là một lời đề nghị phối hợp làm điều gì đó.
Điểm duy nhất ông Downer thừa nhận là ông Papadopoulos đã “nghĩ rằng người Nga có thể tiết lộ thông tin – đã có thể tiết lộ thông tin – mà có thể gây tổn hại cho chiến dịch của Hillary Clinton ở một số giai đoạn trước cuộc bầu cử.”
Tài liệu của ông Strzok nói rằng thông tin của ông Downer, “có liên quan” đến cáo buộc tấn công (alleged hacking) vào Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó hàng nghìn thư điện tử của tổ chức này đã bị WikiLeaks đánh cắp và tung ra vào năm 2016. Nhưng theo ông Downer, ông Papadopoulos không đề cập đến việc lấy trộm dữ liệu điện toán, thư điện tử hay DNC.
Ông Papadopoulos đã phủ nhận có bất kỳ hồi ức nào liên quan đến việc đưa ra bình luận ngay từ đầu.
Một ngày trước khi ông Downer nói chuyện với ông Papadopoulos, cựu thẩm phán Andrew Napolitano đã chia sẻ trên đài Fox News một tin đồn không có căn cứ rằng Điện Kremlin sở hữu các thư điện tử từ máy chủ cá nhân gây tranh cãi của bà Clinton và đang cân nhắc việc công bố chúng. Cuộc điều tra của FBI đối với máy chủ của bà Clinton là một chủ đề đàm tiếu chính trị chính vào tháng 5/2016. Không rõ bằng cách nào FBI lại phỏng đoán rằng cáo buộc “lời đề nghị” [đề cập ở trên] là liên quan tới DNC mà không phải là chương trình phát sóng của Fox một ngày trước đó.
Ông Strzok đã bị FBI sa thải vì trao đổi tin nhắn văn bản trên điện thoại do chính phủ cấp với Bà Lisa Page, khi đó là cố vấn đặc biệt của FBI. Phó Giám đốc FBI lúc bấy giờ là Andrew McCabe. Các tin nhắn văn bản đã cho thấy sự thù hận mạnh mẽ với TT Trump và thiện cảm với bà Clinton, lúc ấy ông Strzok đang dẫn đầu cuộc điều tra chiến dịch của TT Trump và cũng tham gia vào cuộc điều tra máy chủ thư điện tử của bà Clinton. Trong một văn bản, ông Strzok đã đảm bảo với bà Page rằng ông Trump sẽ không trở thành tổng thống.
“Chúng ta sẽ ngăn chặn nó”, ông ấy viết.
Ông Strzok đã nói với [phóng viên] Martin rằng các cuộc điều tra đã “chứng minh một cách chắc chắn” rằng ông không sử dụng cuộc điều tra như một công cụ để hạ bệ ông Trump.
Báo cáo của [Inspector General of the Department of Justice] (tạm dịch: Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp) đã tuyên bố rằng đánh giá đã “không tìm thấy tài liệu hoặc bằng chứng xác thực cho thấy sự thiên vị chính trị hoặc động cơ không chính đáng đã ảnh hưởng đến… [quyết định] bắt đầu Crossfire Hurricane.”
Nhưng điều đó không liên quan đến cá nhân ông Strzok, mà là với người giám sát lúc đó của ông này, ông Bill Priestap, người đã nói với Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp rằng chính ông ấy là người đã chấp thuận việc mở cuộc điều tra.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp, Michael Horowitz, đã nói với Quốc hội rằng việc thiếu “tài liệu hoặc bằng chứng xác thực” không loại trừ thành kiến chính trị ảnh hưởng đến cuộc điều tra.
Ông Strzok cũng đã bác bỏ thông tin không đúng về lệnh gián điệp mà FBI đưa ra đối với cựu cố vấn chiến dịch của Trump, Carter Page vào năm 2016.
“Ông [TT Trump] đã tuyển những người làm việc quá sức, những người mắc những sai lầm”, ông Strzok nói, mặc dù ông nói thêm rằng những sai lầm là “không thể biện minh được (inexcusable)”.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp đã tìm thấy một loạt “sự thiếu chính xác và thiếu sót đáng kể” trong lệnh, vốn chủ yếu dựa vào hồ sơ Steele khét tiếng, một tập hợp các tin đồn không có cơ sở về việc ông Trump thông đồng với Nga để làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử năm 2016. Những điều này sau đó đã lan truyền đến FBI, Bộ Ngoại Giao, Quốc hội và các phương tiện truyền thông bởi của một cơ quan do DNC và chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton chi trả.
Ông Barr nói rằng đó không chỉ là những sai lầm. Luật sư FBI Kevin Clinesmith gần đây đã nhận tội làm giả một tài liệu liên quan đến lệnh. Tài liệu xác nhận rằng Carter Page có quan hệ với CIA, nhưng Clinesmith đã thay đổi [tài liệu rằng Carter Page không có quan hệ với CIA] để chỉ ra điều ngược lại.
Luật sư Hoa Kỳ John Durham đang tiến hành một cuộc điều tra về việc FBI xử lý vụ Crossfire Hurricane.