COVID-19 tại Việt Nam ngày 29/6: 372 ca mắc mới, 4 ca tử vong trong ngày, TP. HCM phong tỏa một phần Bệnh viện Ung bướu
Nội dung tối 29/6:
|
-
175 ca mắc mới, tập trung ở TP. HCM và các tỉnh phía nam
18h40 ngày 29/6, Bộ Y tế thông báo về 175 ca mắc mới COVID-19 (BN16239-16413) gồm 3 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh; 172 ca ghi nhận trong nước tại TP. HCM (43), Bình Dương (24), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (12), Nghệ An (12), Long An (4), Đồng Nai (4), Bắc Ninh (2), Phú Yên (2), Bình Thuận (1), Lạng Sơn (1), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1); trong đó, 137 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Như vậy trong ngày 29/6, Việt Nam ghi nhận thêm 372 ca mắc mới, với 361 ca ghi nhận trong nước tại TP. HCM (155), Bắc Giang (27), Bình Dương (24), Đồng Tháp (22), Tiền Giang (22), Quảng Ngãi (21), Phú Yên (20), Hưng Yên (15), Nghệ An (14), Long An (12), Hà Tĩnh (12), Bắc Ninh (5), Đồng Nai (4), Hải Phòng (2), Lạng Sơn (2), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Bình Thuận (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1); trong đó, 308 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Tính từ 27/4 đến 18h30 ngày 29/6, Việt Nam có tổng cộng 13,054 ca bệnh, 80 ca tử vong. Có 13 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
-
Thêm 2 ca tử vong ghi nhận tại TP. HCM và Bắc Giang
Tối 29/6, Bộ Y tế thông báo 2 ca tử vong đều là bệnh nhân nữ, cao tuổi, có bệnh lý nền nặng tại Bắc Giang và TP. HCM
Ca tử vong thứ 80 là BN9014 (nữ 85 tuổi, địa chỉ Quận Phú Nhuận, TP. HCM). Ngày 28/6, BN9014 tử vong do viêm phổi mức độ nguy kịch.
- Bệnh lý nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, gãy cổ xương đùi đã phẫu thuật.
- Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do COVID-19 mức độ nguy kịch, biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm trùng trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.
Ca tử vong thứ 79 là BN10474 (nữ, 64 tuổi, địa chỉ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Ngày 28/6, BN10474 tử vong sau hơn 1 tháng mắc COVID-19.
- Bệnh lý nền: Tai biến mạch máu não, viêm đa khớp.
- Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi nặng do COVID-19, biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân tai biến mạch máu não, viêm đa khớp.
Với 2 ca tử vong ghi nhận tối 29/6, tổng số ca tử vong liên quan COVID-19 tại Việt Nam tính từ đầu mùa dịch là 80 ca, tính từ ngày 27/4 đến nay là 45 ca. (Xem chi tiết tại đây)
-
1 triệu liều vaccine từ Nhật Bản sẽ về Việt Nam trong ngày 1 và 8/7
Bộ Y tế chiều 29/6 cho biết, 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mà Nhật Bản công bố hôm 25/6 dành tặng Việt Nam dự kiến sẽ được chuyển thành 2 đợt, vào ngày 1 và ngày 8/7.
Trước đó, hôm 16/6, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vaccine AstraZeneca được phân bổ chủ yếu đến TP. HCM (hơn 840,000 liều) để chích cho các nhóm ưu tiên diện rộng. Vaccine có tên VAEVRIA Intramuscular Injection (tên khác là AstraZeneca Injection), dung dịch chích bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0.5 ml.
Như vậy, tổng cộng Nhật Bản sẽ viện trợ cho Việt Nam gần 2 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca.
Tính đến ngày 29/6, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng gần 4.5 triệu liều vaccine, trong đó gần 2.5 triệu liều do COVAX Facility hỗ trợ, hơn 400,000 liều đặt mua thông qua công ty VNVC, khoảng 1.5 triệu liều vaccine do các nước tặng.
-
Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc mua vaccine
Chiều 29/6, tại Phủ Chủ tịch, trong chuyến thăm làm việc ở Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định, sẽ hỗ trợ Việt Nam “bất cứ điều gì có thể” trong việc mua vaccine COVID-19.
Tại một diễn biến khác có liên quan, cùng ngày, làm việc trực tiếp với bà Victoria Kwakwa và bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Ngân hàng Thế giới có những dự án viện trợ không hoàn lại, nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện việc chích ngừa, nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19 cũng như công tác phòng dịch.
Bộ trưởng Long đề xuất, nếu có khoản vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển vaccine và sinh phẩm y tế; xây dựng nhà máy sản xuất vaccine đáp ứng chương trình tiêm chủng mở rộng.
-
TP. HCM phong tỏa một phần Bệnh viện Ung bướu
Ngày 29/6, Bệnh viện Ung bướu TP. HCM đã phong tỏa khu B, tầng 2 khu E (Khoa xạ trị – phụ khoa) và tầng 3 khu C (Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng và Khoa Ngoại tuyến giáp) để phun khử khuẩn sau khi ghi nhận 6 mẫu gộp, một mẫu đơn của bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19 vào chiều cùng ngày.
Theo đại diện Bệnh viện Ung bướu TP. HCM, mẫu đơn dương tính với COVID-19 là của bệnh nhân bị ung thư di căn cột sống, yếu liệt nửa người. Hiện, bệnh nhân này được chuyển sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để điều trị COVID-19.
Trước đó, ngày 28/6, tất cả bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại cơ sở 1 (số 3, đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh) và người thân được Bệnh viện Ung bướu lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.
Số lượng lấy mẫu là khoảng 500 người. Tại thời điểm lấy mẫu, những trường hợp này không có triệu chứng sốt, ho, đau họng hay mất khứu giác. Hình thức lấy mẫu là mẫu gộp 5 (5 người một mẫu). Kết quả xét nghiệm rRT-PCR cho thấy, 6 mẫu gộp dương tính lần 1 với COVID-19.
-
TP. Mỹ Tho giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ ngày mai
Chiều 29/6, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp và người dân ở 15/17 phường, xã trên địa bàn thành phố thực hiện giãn cách xã theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 30/6 cho đến khi có thông báo mới. Riêng phường Tân Long và xã Thới Sơn tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15.
Chính quyền TP. Mỹ Tho yêu cầu:
- Người dân thật sự cần thiết mới ra đường;
- Dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ;
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, không tập trung quá 2 người;
- Tiếp tục hoạt động đối với các doanh nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng, cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm an toàn và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch.
Hiện tất cả nhân viên, người lao động có giao dịch, tiếp xúc với nhân viên của 2 ngân hàng BIV và NCB đã được test nhanh kháng nguyên COVID-19.
-
Lần đầu ghi nhận ca nhiễm, Bình Định phát công điện khẩn
Tối 29/6, chính quyền tỉnh Bình Định ban hành công điện khẩn về việc áp dụng các biện pháp cấp bách phòng dịch COVID-19. Theo đó, kể từ 0h ngày 30/6 cho đến khi có thông báo mới, tỉnh này yêu cầu:
- Tạm dừng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe; không dạy thêm, học thêm theo hình thức trực tiếp.
- Tạm dừng hoạt động của các phòng khám chuyên khoa, phòng chẩn trị, cơ sở dịch vụ y tế tư nhân (trừ phòng khám đa khoa có khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế).
- Các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điểm xét nghiệm test nhanh (trả phí) cho các trường hợp là người cần kết quả xét nghiệm.
- Xây dựng và hoàn thiện kịch bản tiếp nhận, thu dung điều trị với tình huống tỉnh có 500 bệnh nhân và trên 500 bệnh nhân (trong đó tỷ lệ bệnh nhân nặng ước tính là 10%).
- Tổ chức xét nghiệm cho các giáo viên coi thi, người làm nhiệm vụ, thanh tra thi của Bộ GD&ĐT tại các điểm thi kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm 2020-2021.
Nội dung trưa 29/6:
|
-
102 ca mắc mới, Hưng Yên thêm 14 ca
12h30 ngày 29/6, Bộ Y tế thông báo về 102 ca mắc mới COVID-19 (BN16137-16238), gồm 8 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Khánh Hòa (5), Kiên Giang (2), An Giang (1) và 94 ca ghi nhận trong nước tại: TP. HCM (54), Hưng Yên (14), Bắc Giang (11), Hà Tĩnh (8), Bắc Ninh (3), Hải Phòng (2), Đồng Tháp (1), Lạng Sơn (1); trong đó, 82 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Như vậy, tính từ 27/4 đến 12h ngày 29/6, Việt Nam có tổng cộng 12,882 ca mắc COVID-19, 43 ca tử vong. Có 13 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng; 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
-
Việt Nam chấp thuận có điều kiện vaccine Moderna
Bộ Y tế Việt Nam vừa có quyết định chấp thuận có điều kiện đối với vaccine Moderna (tên khác là vaccine Spikevax) do chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam đề nghị.
Thông tin cụ thể như sau:
- Tên vaccine: Moderna (Tên khác là: Spikevax).
- Thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng: Mỗi liều 0.5 ml chứa 100 mcg mRNA (được nhúng trong các lipid nanoparticle SM-102).
- Dạng bào chế: Hỗn dịch chích bắp.
- Quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 lọ đa liều; mỗi lọ đa liều chứa 10 liều 0.5 ml.
- Tên cơ sở sản xuất – Nước sản xuất: Rovi Pharma Industrial Services, S.A – Tây Ban Nha; Recipharm Monts – Pháp.
Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Spikevax theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu.
Như vậy, đến nay, Việt Nam đã chấp thuận có điều kiện 5 loại vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng dịch bệnh COVID-19 gồm: Vaccine Astra Zeneca (Anh); vaccine Sputnick (Nga); vaccine Pfirez (Đức); vaccine Vero Cell (Trung Quốc) và vaccine Moderna.
-
Thêm 2 ca tử vong tại TP. HCM
Sáng 29/6, Bộ Y tế công bố 2 ca tử vong đều là bệnh nhân nam, có bệnh lý nền nặng tại TP. HCM. Cụ thể:
Ca tử vong thứ 78 là BN13347 (nam, 54 tuổi, địa chỉ Quận 1, TP. HCM). Ngày 26/6, BN13347 tử vong sau 1 tuần mắc COVID-19.
- Bệnh lý nền: tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn.
- Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do nhiễm COVID-19 mức độ nguy kịch, biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn tính.
Ca tử vong thứ 77 là BN13827 (nam, 77 tuổi, có địa chỉ tại Quận Bình Tân, TP. HCM). Ngày 20/6, BN13827 tử vong trong ngày chuyển viện.
- Bệnh lý nền: di chứng tai biến mạch máu não nằm một chỗ từ 4 năm nay, yếu nửa người phải, không nói chuyện được, tăng huyết áp.
- Chẩn đoán tử vong: viêm phổi nặng COVID-19, biến chứng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, trên bệnh nhân tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người.
Với 2 ca tử vong mới ghi nhận, tổng số ca tử vong liên quan COVID-19 tại Việt Nam tính từ đầu mùa dịch là 78 ca, tính từ ngày 27/4 đến nay là 43 ca. (Xem chi tiết tại đây)
-
TP. HCM ngưng hoạt động chợ Tam Hà, TP. Thủ Đức từ 12h trưa nay
Từ 12h ngày 29/6, TP. HCM tạm ngưng hoạt động chợ Tam Hà, Khu phố 2, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức cho đến khi có thông báo mới.
Chính quyền phường Linh Đông đề nghị Ban quản lý chợ Tam Hà thông báo đến các tiểu thương của chợ được biết và thực hiện.
Theo thông tin từ HCDC, từ 18h ngày 28/6 đến 6h ngày 29/6, thành phố ghi nhận 58 bệnh nhân mắc COVID-19. Trong đó, 3 người phát hiện qua sàng lọc đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây. Những người này trú tại Nhà Bè (1); Tân Bình (2). 55 ca còn lại là tiếp xúc các bệnh nhân đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa.
-
Hưng Yên dừng hoạt động các tuyến vận tải hành khách Bắc – Nam
Mới đây, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên yêu cầu chính quyền cấp huyện tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng du lịch, taxi, tuyến cố định liên tỉnh từ Hưng Yên đi/đến các vùng có dịch và ngược lại, đặc biệt là các tuyến vận tải hành khách Bắc – Nam cho đến khi có thông báo mới.
Đối với vận tải hàng hóa, được hoạt động nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch theo quy định của tỉnh Hưng Yên và địa phương liên quan.
Giới chức tỉnh bổ sung sẵn sàng thêm 500 giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung số 2 tại Trường Đại học Thủy Lợi cơ sở 2 và xây dựng phương án bổ sung các cơ sở cách ly tập trung tuyến tỉnh.
Từ ngày 21/6 đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên ghi nhận 39 ca dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán tại 4 huyện gồm: Yên Mỹ (35 ca), Khoái Châu (2 ca), Kim Động (1 ca), Ân Thi (1 ca), nguồn bệnh liên quan đến lái xe Bắc – Nam trở về từ ổ dịch TP. HCM và Phú Yên.
Hiện đã truy vết được 442 F1 (trong đó, Yên Mỹ (329), Mỹ Hào (25), Văn Lâm (11), Văn Giang (9), Khoái Châu (41), Ân Thi (11), Kim Động (16)); 4,008 F2…
-
Đà Nẵng tìm người liên quan 5 ca dương tính COVID-19
Sáng 29/6, Sở Y tế Đà Nẵng phát thông báo, yêu cầu những người từng đến âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà) trong khung giờ từ 22h ngày 23/6 đến 2h ngày 24/6 thì liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để khai báo y tế.
Trước đó, tối 28/6, Đà Nẵng nhận 5 người Quảng Ngãi dương tính COVID-19. Trong khung giờ trên, cả 5 người này bán hải sản tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang và tiếp xúc với nhiều khách hàng.
Giới chức địa phương đã phong tỏa tạm thời khu vực trên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 1,000 dân. Đến 7h20 ngày 29/6, đã có 45 mẫu lẻ và 665/995 mẫu chùm có kết quả âm tính với COVID-19. Hiện còn 330 mẫu chùm chưa có kết quả xét nghiệm.
Từ ngày 18/6 đến nay, Đà Nẵng có 82 ca mắc COVID-19.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu thông tin về thuyền viên nghi nhiễm COVID-19
Sáng 29/6, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu họp báo, thông tin ban đầu về một thuyền viên tàu cá tại huyện Long Điền nghi nhiễm COVID-19 tên N.V.T (29 tuổi, tạm trú ấp Phước Tân, xã Phước Tỉnh) như sau:
Hôm 16/6, anh T. đi biển đánh bắt tại vùng biển Indonesia về và có biểu hiện ho, sốt.
Ngày 28/6, anh T. đi khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Medic Sài Gòn 3 (xã Phước Hưng, huyện Long Điền). Đến 17h cùng ngày, anh T. tiếp tục lên khám tại Bệnh viện Bà Rịa. Test nhanh cho kết quả dương tính với COVID-19. Kết quả xét nghiệm PCR tại CDC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho dương tính nên anh T. được đưa đi cách ly tập trung.
Truy vết các trường hợp tiếp xúc gần xác định, có 182 F1 đã đưa đi cách ly tập trung. Huyện Long Điền cùng giới chức tỉnh phun khử khuẩn, phong tỏa tạm thời một số địa điểm như tổ 12, 13 ấp Phước Tân, xã Phước Tỉnh với 126 gia đình và gần 500 người.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, sẽ tiếp tục áp dụng nghiêm các biện pháp phòng dịch, chưa nới lỏng một số hoạt động đã tạm ngừng trước đó.
-
Quảng Ngãi trưng dụng TTYT Bình Sơn để điều trị COVID-19
Ngày 29/6, ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi quyết định trưng dụng TTYT huyện Bình Sơn cơ sở 2 (quy mô tiếp nhận, điều trị cho 150 bệnh nhân) để điều trị chuyên biệt cho F0.
Theo đó, hàng trăm F1 cách ly tại TTYT huyện Bình Sơn cơ sở 2 đã được chuyển sang Khu ký túc xá Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.
TTYT huyện Bình Sơn đã bố trí lại các phòng điều trị, tổng khử khuẩn toàn bộ khu vực tiếp nhận cách ly, điều trị chuyên biệt cho bệnh nhân F0.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Y tế rà soát, bổ sung kịch bản đối với việc cách ly, điều trị nếu có 100-300 ca F0; phương án cách ly nếu có 1000-3000 ca F1; xây dựng phương án tương ứng với từng mức độ cụ thể.
Nội dung sáng 29/6:
|
-
95 ca mắc cộng đồng, Vĩnh Long lần đầu xuất hiện ca bệnh
6h ngày 29/6, Bộ Y tế thông tin về 95 ca mắc mới COVID-19 (BN16042 – 16136) ghi nhận trong nước tại TP.HCM (58 ca), Phú Yên (18 ca), Long An (8 ca), Bắc Giang (4 ca), Hà Tĩnh (3 ca), Nghệ An (2 ca), Trà Vinh và Vĩnh Long mỗi nơi có 1 ca; trong đó, 89 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, có 6 ca đang điều tra dịch tễ tìm nguồn lây.
Trong 95 ca mắc mới ghi nhận trong nước, Vĩnh Long lần đầu xuất hiện ca bệnh là nữ (68 tuổi, địa chỉ tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp); đang điều tra dịch tễ.
Tính từ 27/4 đến 6h ngày 29/6, Việt Nam có tổng cộng 12,788 ca bệnh, 41 ca tử vong. Có 13 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng; 10 tỉnh thành không có lây nhiễm thứ phát.
-
TP. HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 trong việc phòng dịch
Mới đây, Phó chủ tịch TP. HCM Dương Anh Đức cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10 sau 0h ngày 29/6 (thời điểm kết thúc thời gian giãn cách xã hội đợt 2).
Như vậy, từ 0h ngày 29/6, TP. HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 trong việc phòng dịch, trong đó, tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu bị tạm dừng, hoạt động các chợ tự phát cũng tạm dừng.
Tính đến 15h ngày 28/6, TP. HCM có 569 điểm phong tỏa do liên quan các ca mắc COVID-19.
-
Phong tỏa Khoa Sản của BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Tối 28/6, tại cuộc họp khẩn với Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An khi một trường hợp từng đưa vợ vào sinh tại Khoa Sản có kết quả dương tính với COVID-19, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An yêu cầu bệnh viện:
- Ngay lập tức phong tỏa Khoa Sản, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
- Tiếp tục điều tra, truy vết rộng và cách ly, lấy mẫu xét nghiệm ngay các trường hợp F1, F2.
- Lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện.
- Tiêu trùng, khử độc và phong tỏa các khu vực, điểm đến của bệnh nhân tại bệnh viện để tránh dịch lây lan ra diện rộng.
Trước đó, ngày 25/6, bệnh viện tiếp nhận ông L.V.G (quê Hưng Chính, TP. Vinh, buôn bán chợ đầu mối) đưa vợ vào sinh tại Khoa Sản của bệnh viện.
Trước lúc nhập viện, bệnh viện đã lấy mẫu test nhanh 2 vợ chồng đều có kết quả âm tính với COVID-19.
Ngày 26/6, bệnh nhân đưa vợ ra viện. Ngày 28/6, bệnh nhân vào lại bệnh viện để thanh toán viện phí. Theo quy định, bệnh viện tiếp tục lấy mẫu test nhanh 2 lần có kết quả dương tính và xét nghiệm lại bằng PCR cũng cho kết quả dương tính với COVID-19.
-
2 ca dương tính đầu tiên ở huyện Tiên Lữ, chưa rõ nguồn lây
Tối 28/9 Bộ Y tế thông báo về 145 ca mắc mới trong đó tỉnh Hưng Yên có 2 ca là 2 nhân viên Phòng Tổ chức, hành chính, tài chính của Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ.
Trường hợp thứ nhất, là anh P.V.T (sinh năm 1986, ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ), hàng ngày anh đi làm ở cơ quan và về nhà.
Ngày 25/6, T. có tiếp xúc với chị B.T.H làm cùng phòng có biểu hiện cúm, có đi uống bia ở một quán tại Thị trấn Vương, có tiếp xúc chủ quán và một số người bạn. Ngày 26/6, anh thấy đau rát họng, khó thở, tức ngực.
Ngày 28/6, anh T. được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh 2 lần. Kết quả nghi ngờ dương tính và kết quả xét nghiệm PCR cùng ngày cũng cho dương tính với COVID-19.
Qua điều tra dịch tễ xác định, các trường hợp tiếp xúc gần anh T. gồm: 2 bác sĩ, 4 điều dưỡng và kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính. Ngoài ra, anh T. có tiếp xúc với nhiều người trong gia đình.
Trường hợp thứ 2, là chị B.T.H (sinh năm 1985, ở thôn Điềm Tây, xã Minh Phượng, Tiên Lữ), hàng ngày chị đi làm và về nhà, không đi đâu, làm cùng phòng anh T, có tiếp xúc gần.
Ngày 25/6, chị H. thấy người mệt mỏi, đau rát họng.
Ngày 28/6, anh T. được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh 2 lần nghi ngờ nên chị H. cũng lấy mẫu test nhanh 2 lần. Kết quả nghi ngờ dương tính. Chiều cùng ngày, kết quả xét nghiệm PCR cho biết chị dương tính COVID-19.
Điều tra dịch tễ cho thấy, chị H. có tiếp xúc với chồng và chồng có tiếp xúc với nhiều người lái xe, làm việc ở nhiều nơi (đang điều tra dịch tễ). Các trường hợp tiếp xúc với chị H. ở TTYT huyện gồm: các cán bộ khu hành chính, nhân viên hộ lý và một số nhân viên khác. Hiện xét nghiệm test nhanh các trường hợp này âm tính.
Hiện nguồn lây của 2 ca dương tính này chưa xác định rõ, đang được điều tra dịch tễ. Theo nhận định ban đầu, có thể nguồn lây từ chồng của chị H. làm ở đơn vị giao thông huyện, có liên quan đến nhiều lái xe và đã có kết quả test nhanh nghi ngờ (đang chờ kết quả PCR).
Tính từ 21/6 đến nay, tỉnh Hưng Yên ghi nhận 43 ca mắc COVID-19 tại: huyện Yên Mỹ (36 ca), Khoái Châu (2 ca), Tiên Lữ (2 ca), Kim Động (2 ca), Ân Thi (1 ca).
-
Gần 30 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ về Việt Nam trong 3 tháng tới
Mới đây, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến trong 3 tháng tới, sẽ có gần 30 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam, hơn 100 triệu liều sẽ về trong quý 4.
Theo Thứ trưởng Thuấn, đến nay, tổng số các nguồn vaccine từ đàm phán, viện trợ tương đối chắc chắn là khoảng 125 triệu liều gồm:
- Nguồn Covax Facility hỗ trợ Việt Nam 38.9 triệu liều;
- Nguồn ký 3 bên giữa Bộ Y tế, công ty Vaccine Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca có 30 triệu liều;
- Nguồn thứ ba ký với Pfizer, trong năm 2021 sẽ về với tổng số 31 triệu liều (dự kiến quý 3 sẽ về 3 triệu, quý 4 về 28 triệu).
Ngay trong tháng 7, dự kiến có khoảng 8 triệu liều vaccine về Việt Nam, trong tháng 8-9 sẽ có thêm 20-21 triệu liều. Số vaccine này chủ yếu là AstraZeneca và Pfizer.
Ngoài ra, Việt Nam có một số nguồn viện trợ khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Unicef và một số nước, tổ chức khác với số lượng từ 5-10 triệu liều.
Dương Minh tổng hợp
Xem thêm