Công ty do Trung Quốc sở hữu mua lại nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn nhất của Anh Quốc
Hôm thứ Hai (05/07), một công ty do Trung Quốc sở hữu cho biết họ đã mua lại nhà sản xuất silicone và bán dẫn lớn nhất của Anh Quốc. Thỏa thuận này đã khiến cho các Nghị sĩ quốc hội (MP) đưa ra các cảnh báo.
Nexperia, một nhà sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Hà Lan thuộc sở hữu toàn quyền của Công ty Wingtech Technology của Trung Quốc, hôm thứ Hai (05/07) đã xác nhận rằng họ đã có được 100% quyền sở hữu đối với nhà máy sản xuất chất bán dẫn Newport Wafer Fab (NWF) của xứ Wales, và sẽ đổi tên cơ sở này thành “Nexperia Newport.”
Nghị sĩ Anh Quốc kiêm chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về Đối ngoại của Quốc hội Tom Tugendhat trước đây từng đã cảnh báo chính phủ về thỏa thuận này.
Trong một lá thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao về Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp (BEIS) Kwasi Kwarteng hồi tháng trước (06/2021), ông Tugendhat cho biết các đồng nghiệp của ông trong Ủy ban Đối ngoại đã nêu lên “mối lo ngại trầm trọng” về thương vụ mua lại tiềm năng này.
“Tôi phải nhấn mạnh một lần nữa rằng việc cơ sở gia công và phát triển công nghệ silicon và bán dẫn 200mm đứng đầu của Anh Quốc bị một tổ chức Trung Quốc tiếp quản—theo quan điểm của tôi—[việc này] thể hiện một mối lo ngại đáng kể về kinh tế và an ninh quốc gia,” ông Tugendhat viết trong thư.
“Cùng với việc thế giới đang nếm trải sự thiếu hụt trong sản xuất chất bán dẫn và các công ty và quốc gia đang cạnh tranh nhau về nguồn cung hạn chế đang có, điều hệ trọng là Anh Quốc phải bảo vệ các nguồn sản xuất có giá trị chiến lược của mình,” ông nói thêm.
Ông Tugendhat kêu gọi Bộ trưởng cân nhắc lại lời khuyên trước đây của ông với NWF rằng “việc Nexperia hoàn tất việc tiếp quản công ty này sẽ không kích hoạt một cuộc rà soát theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư.”
Viện dẫn việc Wise Road Capital mua lại công ty sản xuất chất bán dẫn MagnaChip của Nam Hàn và nỗ lực của Shenzhen Investment Holdings nhằm tiếp quản công ty bán dẫn LPE của Ý, ông Tugendhat lập luận rằng các đồng minh của Anh Quốc đang “coi việc tự cung tự cấp trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn như một mệnh lệnh về an ninh quốc gia.”
Cộng tác viên của The Epoch Times, chuyên gia an ninh quốc tế Anders Corr cũng đã kêu gọi “hủy bỏ thỏa thuận này ngay lập tức, vì nó mang lại cho Bắc Kinh một chỗ đứng quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất công nghệ cao của Anh Quốc.”
Hôm thứ Sáu (02/07),CNBC đã đưa tin về thỏa thuận lúc đó đang chờ ký, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh.
Một phát ngôn viên của chính phủ Anh Quốc nói với hãng thông tấn này rằng họ không xem việc can thiệp vào thời điểm đó là thích hợp, nhưng sẽ tiếp tục “theo dõi sát sao tình huống này” và sẽ không ngần ngại sử dụng quyền hạn của mình theo Đạo luật Doanh nghiệp “nếu tình hình thay đổi.”
Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư, có hiệu lực vào cuối tháng 04/2021, được thiết kế để đối phó với các rủi ro an ninh quốc gia phát sinh từ việc giành quyền kiểm soát đối với một số loại tổ chức và tài sản.
The Epoch Times đã liên hệ với BEIS để đưa ra bình luận.
Do Lily Zhou thực hiện
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: