Con cái là báu vật của chúng ta
Tiêu đề bài viết này có hai ý nghĩa.
Con cái khiến cho cuộc sống hiện tại của chúng ta thêm phong phú, và tương lai các con của bạn sẽ là báu vật của xã hội
Hầu hết các bậc cha mẹ đều coi con cái như báu vật. Cha mẹ luôn yêu thương, chăm sóc cho các cháu và cố gắng chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn trưởng thành của lũ trẻ.
Khi các cháu còn nhỏ, cha mẹ đã thay hàng nghìn chiếc tã, dạy các cháu tập đi và nói với các cháu hàng trăm lần rằng, “Đừng nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng.”
Đến khi tụi nhỏ bước vào tuổi vị thành niên, cha mẹ giúp chúng làm bài tập ở trường, chơi trò bắt bóng ở sân sau và tư vấn cho về các lựa chọn giáo dục và việc làm khi sắp tốt nghiệp trung học. Ngay cả sau khi các bậc phụ huynh đã gửi những đứa con trẻ tuổi của mình vào thế giới thì sức khỏe và phúc lợi của những đứa con trưởng thành vẫn là mối quan tâm hàng đầu của họ. Những đứa trẻ rời khỏi nhà, nhưng chúng không bao giờ rời khỏi trái tim cha mẹ.
Nhưng trẻ em cũng là báu vật đối với thế giới.
Khi trẻ em lớn lên và tham gia vào lực lượng lao động, họ là những người đóng góp tiền lương vào quỹ phúc lợi xã hội. Một phần của những khoản thu nhập đó dành cho An sinh xã hội, hỗ trợ người già, người ốm yếu và người về hưu. Một phần thu nhập vững chắc của họ, được tính thuế, hỗ trợ mọi thứ, từ quân đội đến phúc lợi cho người nghèo, từ trường học đến sở cảnh sát và đội cứu hỏa.
Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính của họ vào nhà cửa, cổ phiếu và trái phiếu, và tất cả các loại nỗ lực khác giúp xã hội phát triển. Những đóng góp của họ cho các tổ chức tình nguyện giúp mọi người thuộc mọi chủng tộc, tín ngưỡng và lứa tuổi. Sự sáng tạo của họ tạo ra những phát minh và ý tưởng có thể mang lại lợi ích cho hàng triệu người.
Những đóng góp này rõ ràng là thực tế và quan trọng đối với một xã hội ổn định. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, những báu vật này đã dần dần ít đi.
Tỷ lệ sinh hiện đang giảm sút
Tỷ suất sinh của dân số là 2.1 lần sinh trên một phụ nữ, trừ người nhập cư.
Trang web trực tuyến Statista báo cáo rằng nhiều quốc gia có tỷ suất sinh thay thể ở dưới ngưỡng trên rất xa. Ví dụ ở Đài Loan, nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, con số là 1.07. Ở các quốc gia như Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha và Hungary, số ca sinh trong nhiều năm đã giảm xuống dưới nhiều so với mức thay thế.
Vào năm 2019, Trung Quốc có tỷ lệ sinh là 1.70 trên một phụ nữ, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm gia tăng quy mô gia đình. Trung Cộng, vốn từng hạn chế nghiêm ngặt việc sinh con, giờ đang lo sợ hệ thống của họ sẽ sụp đổ vì có quá ít phụ nữ muốn có con.
Tại Hoa Kỳ, số ca sinh dưới 1.70, tỷ lệ vào năm 2020 đã giảm 4% xuống mức thấp nhất được ghi nhận.
Lý do tỷ lệ sinh giảm
Các cơ hội giáo dục và nghề nghiệp lớn hơn dành cho phụ nữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh giảm này, ở cả Hoa Kỳ và nước ngoài. Nhu cầu tìm kiếm bằng cấp và theo đuổi sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ hoãn việc sinh con, đồng nghĩa với việc sinh ít con hơn.
Những người khác, phụ nữ và nam giới, cho rằng chi phí nuôi dạy con cái cao là lý do để họ trì hoãn hoặc tránh hoàn toàn việc sinh con. Ở một số quốc gia — Hoa Kỳ là một trong số đó – phụ nữ và một số nam giới cũng có tư tưởng chống lại việc sinh con, đề cập đến những lo ngại về sự gia tăng dân số và nguồn tài nguyên hạn chế của trái đất.
Những phụ nữ khác – và tôi biết một số người trong số họ – muốn có con ở độ tuổi 30, nhưng không tìm được người đàn ông phù hợp hoặc đợi quá lâu để cố gắng mang thai. Cuối cùng, có những người chỉ đơn giản là không muốn gánh vác trách nhiệm liên quan đến việc nuôi dạy con cái, thay vào đó họ thích được tự do đi du lịch, dành thời gian với bạn bè và làm theo ý mình mà không có sự cản trở do việc có con.
Một số lập luận chống lại việc có con có trọng lượng nhất định
Việc nuôi dạy con cái tốn kém tiền bạc, mặc dù gần như không nhiều như một số người than phiền. Trẻ con cũng chiếm mất nhiều thời gian và năng lượng của bố mẹ. Hẹn hò ngay với bạn bè để đi uống nước, tập thể dục vào mỗi buổi tối tại phòng tập, dành hết tâm trí cho công việc của bạn hoặc thậm chí có một giấc ngủ ngon vào buổi tối: Hãy quên điều đó đi nếu bạn có em bé trong nhà. Cuộc sống của bạn không còn là của riêng bạn nữa. Và một khi lũ trẻ trở thành thanh thiếu niên, bạn sẽ thấy mình thức giấc lúc nửa đêm để chờ chúng về nhà.
Rốt cuộc thì có con để làm gì?
Gần đây, tôi bắt gặp một bà mẹ bảy con mất cảnh giác với câu hỏi rất chính xác đó là: “Vậy tại sao chị lại có con?”
“Ông đang đùa đấy à ?” cô ấy nói với một tiếng cười. Khi tôi lắc đầu, mắt cô ấy mở to. “Ồ, chờ đã, vậy đây là một câu hỏi mẹo, phải không?”
Đối với cô, câu hỏi này thật không thể hiểu nổi. Sau một hồi suy nghĩ về điều đó, cô ấy nói với tôi, “Bởi vì có con là lẽ tự nhiên.”
Có ai đó đã hỏi tôi câu hỏi đó cách đây 35 năm, khi vợ chồng tôi đang mong chờ đứa con đầu lòng, tôi nghi ngờ không biết mình có trả lời được câu hỏi đó không – ít nhất là không phải ngay từ ban đầu.
Nhưng giờ đây, với tư cách là cha của bốn đứa con và ông của 21 đứa cháu, cộng với ba đứa cháu đã mất, tôi có thể nghĩ ra vô số cách mà lũ trẻ đã làm phong phú thêm cuộc sống của tôi.
Cuộc sống trong Rạp xiếc
Bắt đầu từ năm 1960, đạo diễn Bil Keane đã sản xuất “Rạp xiếc gia đình,” một bộ phim hoạt hình hài hước mà sau này con trai ông – Jeff đã tiếp tục sản xuất.
Chỉ riêng tiêu đề của bộ phim đã giải thích được niềm vui chính của việc có con.
Cho dù bạn là cha mẹ của một đứa trẻ hay bảy đứa trẻ, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một buổi biểu diễn Barnum & Bailey từng được quảng cáo là “Buổi biểu diễn tuyệt vời nhất trên trái đất.” Bạn sẽ có tất cả bi kịch, hài kịch và náo động mà bạn có thể tưởng tượng chỉ cho việc nuôi nấng và trông chừng những đứa con của mình, ngay cả sau khi chúng đã rời xa bạn. Lũ trẻ sẽ vẽ thêm lông mày cho bạn nhiều hơn những rãnh ngô trên cánh đồng ngô, chúng cũng sẽ vẽ các đường mặt cười xung quanh mắt và miệng của bạn.
Và vâng, những chàng trai và cô gái đó sẽ khiến bạn tốn một đống tiền, ngày và đêm bị bao trùm bởi lo lắng và sợ hãi, và những cuộc tranh cãi cũng nhiều hơn. Các bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian để tự hỏi liệu họ có đang nuôi dạy con cái đúng cách hay không, luôn tự phê phán bản thân mình.
Nhưng đó là sự kết nối! Cho dù những đứa trẻ đó là con đẻ hay con nuôi – và tin tôi đi, tôi biết – đều không liên quan. Có con, và bạn đang ở trong chiều sâu của một mối quan hệ không giống bất kỳ mối quan hệ nào. Khi lũ trẻ trưởng thành, bạn cũng sẽ trưởng thành. Chiến thắng của chúng là chiến thắng của bạn, mất mát của chúng là nỗi buồn của bạn. Vai trò làm cha mẹ đòi hỏi bạn phải là một nhân viên ngân hàng, một cố vấn, một giáo viên, một trung sĩ huấn luyện và là một người bạn.
Nếu bạn muốn tham gia một gánh xiếc, hãy sinh con.
Có con là trò chơi may rủi
Tuy nhiên, dù bạn có cố gắng đến đâu, dù bạn có cố gắng làm tốt mọi việc đi chăng nữa thì việc nuôi dạy con cái là một công việc đầy rủi ro.
Đứa con trai mà bạn đưa đến nhà thờ mỗi Chủ nhật trở về nhà từ học kỳ đầu tiên của trường đại học đã trở thành một tín đồ của Nietzsche.
Cô con gái mà bạn đã dành thời gian và số tiền ít ỏi của mình để cho học múa ba lê trở nên nghiện opioid.
Những đứa trẻ được nuôi dạy như những người bảo tồn truyền thống, hoặc là những người theo chủ nghĩa tự do, chuyển đổi khuynh hướng ủng hộ chính trị và giờ đây hiếm khi nói chuyện với bạn.
Cũng như không có sự bảo đảm nào trên thị trường chứng khoán, không có sự bảo đảm nào trong việc nuôi dạy con cái.
Hãy hoan nghênh các bậc cha mẹ
Những ngày còn trẻ, tôi thường nghe nói rằng “trẻ em là nguồn lực lớn nhất của chúng ta”.
Khi đó, tôi đã tin điều đó, và bây giờ tôi cũng tin điều đó.
Dù chúng ta nghĩ gì về việc có con, thế giới vẫn luôn cần những đứa trẻ ngoan, sáng sủa, mạnh mẽ và có đạo đức. Tất cả chúng ta có thể giúp biến điều đó thành hiện thực.
Khi nhìn thấy một người mẹ đang vất vả với ba đứa con nhỏ trong quầy thanh toán của cửa hàng tạp hóa, chúng ta có thể mỉm cười với họ và nhớ rằng họ là đại sứ cho tương lai của chúng ta.
Khi gặp một số thanh thiếu niên cư xử tốt giúp bố chọn quà sinh nhật cho mẹ, chúng ta có thể dừng lại và khen ngợi.
Cha mẹ cần những dấu hiệu và lời động viên này. Họ đang làm một công việc khó khăn, không chỉ cho chính họ và con cái của họ mà còn cho cả chúng ta.
Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu đang ở tuổi lớn. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và ngôn ngữ Latin cho các học sinh tại Asheville, Bắc Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust On Their Wings,” và hai tác phẩm hiện thực có nhan đề “Learning As I Go” and “Movies Make The Man.” Hiện tại, ông sống và làm việc tại Front Royal, Virginia. Quý vị có thể theo dõi ông tại trang JeffMinick.com.
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: